tctuvan

New Member
link tải miễn phí luận văn

MỞ ĐẦU
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi ngành khoa học phân tích phải phát triển và hoàn thiện các phương pháp phân tích có độ nhạy và độ chọn lọc cao để xác định chính xác những lượng vết (cỡ Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) dựa trên cơ sở lí thuyết là sự hấp thụ năng lượng (bức xạ đơn sắc) của các nguyên tử tự do ở trạng thái hơi khi chiếu chùm tia bức xạ đơn sắc qua đám hơi của nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ. Đối tượng chính của phương pháp phân tích theo phổ hấp thụ nguyên tử là phân tích lượng nhỏ (lượng vết) các kim loại trong các loại mẫu khác nhau của chất hữu cơ và vô cơ. Với các trang bị và kĩ thuật hiện nay bằng phương pháp này người ta có thể định lượng được hầu hết các kim loại (khoảng 65 nguyên tố) và một số phi kim đến giới hạn nồng độ cở pPhần mềm bằng kĩ thuật F-AAS, đến nồng độ ppb bằng kĩ thuật ETA-AAS với sai số không lớn hơn 15% .Với đối tượng đó, phương pháp phân tích này được sử dụng để xác định các kim loại trong các mẫu quặng, đất, đá, nước khoáng, các mẫu của y học, sinh học, các sản phẩm nông nghiệp, rau quả, thực phẩm, các nguyên tố vi lượng trong phân bón…











NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết của phép đo phổ hấp thụ AAS:
1.1. Vài nét về lịch sử của phổ:
- Năm 1666: Issac Newton phát hiện rằng ánh sáng trắng có thể phân tán thành những thành phần có màu khác nhau gọi là quang phổ “spectrum”
- Năm 1800: H. Werschel và J.W. Ritter chỉ rõ tia hồng ngoại và tia tử ngoại là một thành phần trong quang phổ.
- Năm 1814: Joseph Fraunhofer phát hiện ra một số vạch tối trong quang phổ mặt trờiphát hiện ra cách nhiễu tử.
- Năm 1859: G. Kirchoff thu được quang phổ của các nguyên tố khác nhau giải thích được quang phổ mặt trời.
- Năm 1870: J.C.Maxwell thống nhất các định luật điện và từ.
- Năm 1900 đến nay: hơn 25 giải Nobel được trao cho các nhà khoa học nghiên cứu về quang phổ.
- Năm 1902: H.A.Lorentz và P.Zeeman
- Năm 1919: J.Stark
-Năm 1933: Dirac và Schrodinger
-Năm 1945: Pauli
.....
- Năm 1999: Zeiwail
1.2. Nguyên tắc của phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử
1.2.1. Sự xuất hiện phổ hấp thụ nguyên tử[2]:
Như chúng ta đã biết, vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử và nguyên tử là phần tử cơ bản nhỏ nhất còn giử được tính chất của nguyên tố hoá học. Trong điều kiện bình thường nguyên tử không thu và cũng không phát ra năng lượng dưới dạng các bức xạ. Lúc này nguyên tử tồn tại ở trạng thái cơ bản. Đó là trạng thái bền vững và cùng kiệt năng lượng nhất. Nhưng khi nguyên tử ở trạng thái hơi tự do, nếu chúng ta chiếu một chùm tia sáng có những bước sóng (tần số) xác định vào đám hơi nguyên tử đó, thì các nguyên tử tự do đó sẽ hấp thụ các bức xạ có bước sóng nhất định ứng đúng với những tia bức xạ mà nó có thể phát ra được trong quá trình phát xạ của nó. Lúc này nguyên tử đã nhận năng lượng của các tia bức xạ chiếu vào nó và nó chuyển lên trạng thái kích thích có năng lượng cao hơn trạng thái cơ bản.Đó là tính chất đặc trưng của nguyên tử ở trạng thái hơi. Quá trình đó được gọi là quá trình hấp thụ năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi và tạo ra phổ nguyên tử. Phổ sinh ra trong quá trình này được gọi là phổ hấp thụ nguyên tử

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top