quyenthiendac

New Member
Download miễn phí Đề tài Thực trạng phát triển của làng gốm sứ Bát Tràng và một số giải pháp để phát triển du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng



MỤC LỤC

Lời mở đầu 2
CHƯƠNG I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀNG GỐM BÁT TRÀNG 3
I. Làng nghề truyền thống ở Việt Nam. 3
1. Khái niệm về làng nghề. 3
2. Đặc điểm của các làng nghề. 3
3. Con đường hình thành của các làng nghề. 5
4. Điều kiện hình thành các làng nghề. 6
II. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng. 7
1. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng. 7
2. Bản sắc làng nghề 9
2.1. Đất hoá nên vàng 9
2.2. Tổ chức phường hội trước cách mạng tháng Tám, 1945. 13
2.3. Niềm tự hào của làng gốm 17
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG GỐM BÁT TRÀNG 23
I. Những sản phẩm chính của làng gốm Bát Tràng. 23
1. Đồ dân dụng. 23
2. Đồ thờ. 23
3. Đồ trang trí nội thất và vườn. 23
II. Tổ chức sản xuất tại làng gốm Bát Tràng. 23
III. Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm 28
IV. Những hạn chế mà làng đang gặp phải. 30
CHƯƠNG III. TIỀM NĂNG VÀ LỢI ÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BÁT TRÀNG 33
I. Tiềm năng cho phát triển du lịch 33
1. Sản phẩm độc đáo, hấp dẫn khách du lịch 33
2. Làng có các công trình kiến trúc cổ. 34
3. Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch. 37
4. Nét độc đáo của cách sản xuất ngành nghề thủ công truyền thống 39
II. Lợi ích của việc phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng 39
1. Cho phép mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế của làng nghề 39
2. Duy trì và phát huy tính sáng tạo của người thợ 40
3. Là cách để sự thể hiện về tài nghệ của người thợ gốm Bát Tràng đi xa hơn. 40
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG 42
1. Những giải pháp trong thiết kế và tổ chức sản xuất, trưng bày 42
2. Phát triển cơ sở hạ tầng 43
3. Có sự liên kết với các công ty du lịch 44
Kết luận 45
Tài liệu tham khảo 47

LỜI MỞ ĐẦU

Thăng Long - Hà Nội là mảnh đất có một nền văn hoá lâu đời, nơi đây còn nổi tiếng với những làng nghề thủ công mỹ nghệ bởi những bàn tay tài hoa của những bậc nghệ nhân từ cổ chí kim. Các sản phẩm tài hoa của Thăng Long không những nổi tiếng trong nước mà còn, bay cao bay xa trên trường quốc tế.
Một trong những làng nghề cổ truyền nổi tiếng ấy là một làng gốm ven sông, làng gốm Bát Tràng. Làng gốm đã trải qua trên năm thế kỷ với nhiều thành tựu rất đáng tự hào, đó là bệ đỡ vững chắc để Bát Tràng hôm nay ngày càng tiến nhanh hơn cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Vốn quý đó của Bát Tràng cũng là một nguồn tài nguyên rất có giá trị đối với hoạt động kinh doanh du lịch, nó hoàn toàn có thể trở thành điểm du lịch có sức hấp dẫn rất lớn nếu như được chính quyền địa phương và ngành du lịch quan tâm và khai thác đúng mức.
Tuy nhiên, các sản phẩm gốm sứ tại Bát Tràng hiện nay chỉ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và sản xuất cũng mới chỉ dừng ở sản xuất thủ công. Trong khi đó, phát triển du lịch và tạo ra các sản phẩm đặc trưng phục vụ cho khách du lịch mới là hình thức phát triển của kinh tế dịch vụ.
Là một sinh viên của ngành du lịch, em rất mong được đóng góp những nghiên cứu, nhận định của mình và đưa ra một số giải pháp để Bát Tràng không những là địa phương có sự phát triển kinh tế bằng nghề truyền thống vốn có mà còn trở thành một nơi cung cấp các sản phẩm, đồ lưu niệm cho khách du lịch cũng như một điểm du lịch nổi tiếng, đóng góp chung vào sự phát triển du lịch của Việt Nam.




CHƯƠNG I
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
LÀNG GỐM BÁT TRÀNG
I. LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.
1. Khái niệm về làng nghề.
Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về “làng nghề”. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài”*
Định nghĩa này hàm ý về các làng nghề truyền thống, đó là những làng nghề nổi tiếng từ hàng nghìn năm.
2. Đặc điểm của các làng nghề.
 Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong từng làng- xã ở nông thôn sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất- kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau. Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân.
 Hai là, công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công nghệ- kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.
 Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ. Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hay từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm... song không nhiều.
 Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. Trước kia, do trình độ khoa học và công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công, giản đơn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ, việc ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản đơn. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo cách truyền nghề trong các gia đinh từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. Sau hoà bình lập lại, nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho cách truyền nghề và dậy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đa dạng và phong phú hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ngbinhminh96

New Member
Re: [Free] Thực trạng phát triển của làng gốm sứ Bát Tràng và vài giải pháp để phát triển du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng

Mình muốn download tài liệu này
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Thực trạng phát triển của làng gốm sứ Bát Tràng và vài giải pháp để phát triển du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
giữ gìn nét văn hóa làng nghề khi đến với làng gốm sứ bát tràng ,chia sẻ kênh thông tin ,trang web để bạn bè trong ngoài nước biết đến làng gốm sứ bát tràng nước ta.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại thác bản giốc Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng phát triển thương hiệu dịch vụ ngân hàng thương mại của ngân hàng Tiên phong (TPbank) Quản trị thương hiệu 0
reul Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Sinh viên chia sẻ 0
D Phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu - Tiềm năng, thực trạng và giải pháp Khoa học Tự nhiên 0
D đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tác động đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Nông Lâm Thủy sản 0
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - V Luận văn Kinh tế 0
V Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng đầu tư và giải pháp đầu tư phát triển ngành vận tải hàng không của tổng công ty hàng khôn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top