tctuvan

New Member
link tải miễn phí luận văn

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 2
1.Một số vấn đề chung về chi NSNN 2
1.1.Khái niệm, đặc điểm, phân loại chi NSNN 2
1.2.Các điều kiện chi NSNN 3
2.Cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về chi NSNN 4
2.1. Cơ sở quy định điều kiện: Khoản chi dự định thực hiện phải có trtrong dự toán ngân sách được giao 4
2.2.Cơ sở quy định điều kiện: Khoản chi dự định thực hiện phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quyết định 6
2.3.Cơ sở quy định điều kiện: Khoản chi dự định thực hiện phải được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hay người được ủy quyền quyết định chi 7
2.4.Một số điều kiện khác 8
3.Thực tiễn áp dụng điều kiện chi NSNN hiện nay và một số kiến nghị 9
3.1.Thực tiễn áp dụng 9
3.2. Nguyên nhân và một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật về các điều kiện chi NSNN 11
Kết luận 13
Danh mục tài liệu tham khảo 14

MỞ ĐẦU
Hoạt động chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một hoạt động vô cùng quan trọng nhằm sử dụng, phân phối quỹ ngân sách vào các mục đích khác nhau. Pháp luật đã quy định khá cụ thể về những điều kiện chi NSNN, tạo điều kiện để nhà nước quản lý tốt quỹ NSNN. Trong bài viết này, em xin được làm rõ vấn đề điều kiện chi NSNN qua đề tài:“ Phân tích cơ sở khi quy định các điều kiện chi ngân sách nhà nước; thực trạng áp dụng các điều kiện chi ngân sách nhà nước và ý kiến cá nhân của em để khắc phục những khó khăn trong quá trình áp dụng”.

NỘI DUNG
1. Một số vấn đề chung về chi NSNN
1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại chi NSNN
- Chi NSNN là phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách đã được chủ thế quyền lực quyết định nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy Nhà nước và bảo đảm nhà nước thực hiện được các chức năng của mình.
Đặc điểm của chi NSNN:
Một là, chi NSNN là hoạt động phân phối và sử dụng quỹ NSNN, hoạt động này chỉ được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật và theo dự toán NSNN do cơ quan quyền lực Nhà nước quyết định.
Điều 15 Luật NSNN 2002 quy định: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quyết định về tổng số chi, cơ cấu, nội dung, mức động các khoản chi NSNN và quyết định phân bổ ngân sách trung ương.”. Điều 25 Luật NSNN 2002 giao cho Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp quyền quyết định dự toán chi ngân sách địa phương và quyết định phân bổ ngân sách cấp mình. Mọi hoạt động chi ngân sách phải được thực hiện trên cơ sở các quyết định của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.
Hai là, chi NSNN nhằm vào mục tiêu thỏa mãn nhu cầu về tài chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Ba là, chi NSNN được tiến hành bởi các chủ thể quyền lực gồm hai nhóm:
+ Nhóm chủ thể thay mặt cho Nhà nước thực hiện việc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN gồm Bộ tài chính; Sở tài chính – vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng tài chính quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố; Sở kế hoạch và đầu tư và Kho bạc nhà nước (KBNN).
+ Nhóm chủ thể sử dụng NSNN. Nhóm chủ thể này rất đa dạng nhưng có thể phân thành ba loại chủ yếu gồm: Các cơ quan nhà nước, kể cả các cơ quan hành chính thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; Các đơn vị, kể cả đơn vị sự nghiệp có thu; Các chủ dự án sử dụng kinh phí NSNN.
Phân loại chi NSNN: Khoản 2 Điều 2 Luật NSNN 2002 quy định như sau: “Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.”.
1.2. Các điều kiện chi NSNN
* Điều kiện chi NSNN được hiểu là những đòi hỏi, yêu cầu mà pháp luật đặt ra mà chỉ khi đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, đòi hỏi đó, hoạt động chi ngân sách mới được thực hiện.
Các điều kiện chi NSNN được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 5 Luật NSNN và hướng dẫn tại Điều 51 Nghị định 60/2003/NĐ-CP như sau:
“Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, trừ các trường hợp sau:
a) Dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Điều 45 của Nghị định này;
b) Chi từ nguồn tăng thu so dự toán được giao và từ nguồn dự phòng ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
2. Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định;
3. Đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hay người được ủy quyền quyết định chi;
4. Ngoài các điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; trường hợp sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hay thẩm định giá thì còn phải tổ chức đấu thầu hay thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
5. Các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hay chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý được đơn vị dự toán cấp I giao cùng với giao dự toán năm. ”.
2. Cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện chi NSNN
2.1.Cơ sở quy định điều kiện: Khoản chi dự định thực hiện phải có trong dự toán ngân sách được giao:
Lập dự toán NSNN là quá trình xây dựng và quyết định dự toán thu, chi ngân sách của Nhà nước trong thời hạn 1 năm. Hàng năm, các cơ quan đơn vị có sử dụng NSNN phải lập dự toán trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán NSNN của cả nước được Chính phủ tổng hợp trình Quốc hội quyết định. Quốc hội tiến hành phân bổ dự toán ngân sách trung ương; HĐND các cấp phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình. Dự toán chi NSNN hàng năm được lập dựa vào các căn cứ : Nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác ở trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương. Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp và tỷ lệ % phân chia các khoản thu và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới (trong năm tiếp theo của thời kỳ ổn định). Lập NSNN dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành về thu chi NSNN như chi tiền lương, sinh hoạt phí cho cán bộ… Đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách, viêc lập dự toán ngân sách cho ngân sách của cơ quan phải dựa vào số kiểm tra về dự toán ngân sách được thông báo.
Cơ sở để pháp luật quy định điều kiện này là :
Thứ nhất, mọi nhu cầu chi dự kiến cho năm kế hoạch phải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở thông qua các bước xét duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ thấp đến cao. Chỉ sau khi dự toán chi đã được Quốc hội xét duyệt và thông qua mới trở thành căn cứ chính thức để phân bổ số chi cho mỗi ngành, mỗi cấp.
Thứ hai, xét ở góc độ pháp lý, khoản kinh phí đã được ghi trong dự toán chi NSNN thể hiện cam kết thanh toán của Nhà nước đối với các đơn vị sử dụng ngân sách. Dựa trên cam kết này, các đơn vị sử dụng ngân sách có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cấp đủ cho mình số kinh phí mà Nhà nước đã cam kết với điều kiện đơn vị sử dụng ngân sách chứng minh được rằng họ có đầy đủ những điều kiện được cấp ngân sách theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, quy định này đưa ra nhằm đảm bảo các khoản dự định chi sẽ phù hợp với tổng thể các khoản chi khác, đảm bảo cân đối được NSNN cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sao cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước đề ra trong năm ngân sách.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HỮU CƠ – BÀI TẬP Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D Các chỉ số tài chính trong phân tích cơ bản chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức Vinamilk Luận văn Kinh tế 0
D Trình bày các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý. Liên hệ phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của quản lý Luận văn Kinh tế 0
D Cách Xác định nội hàm phân tích tiêu chí trong tự đánh giá cơ sở giáo dục theo Thông tư 17 và 18/2018 Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích công việc là một hoạt động cơ bản trong công tác quản trị nguồn nhân lực, tuy nhiên lại ch Văn hóa, Xã hội 0
D Skkn một phương án dạy học tích vô hướng của hai vectơ trên cơ sở phân tích khoa học luận tri thức Luận văn Sư phạm 0
I Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và đ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top