gau_bong484

New Member
Download miễn phí Tiểu luận Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội nhìn từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến



MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN- MỘT TRONG HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 2
1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 2
1.2 Các tính chất của mối liên hệ 3
1.2.1 Tính khách quan 3
1.2.2 Tính phổ biến 3
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI NHÌN TỪ NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 5
2.1 Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 5
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế 5
2.1.2 Công bằng xã hội 6
2.2 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 8
2.2.1 Sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội 8
2.2.2 Sự tác động của công bằng xã hội đến tăng trưởng kinh tế 9
2.3 Thực trạng của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam 10
2.3.1 Thời kỳ 1976-1985 10
2.3.2 Thời kỳ đổi mới( Từ 1986 đến nay) 11
2.3 Giải pháp cho mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công băng xã hội. 17
KẾT LUẬN 18
Mùa thu 2-9-1945 đã đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử :sự ra đời của chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kể từ đó với ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân ta đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, để rồi đến 30-4-1975 nước ta đã giành được độp lập, hai miền Nam, Bắc thống nhất.Ta vẫn kiên định trên con đường xã hội chủ nghĩa, bắt tay vào công cuộc kiến thiết đất nước, chúng ta quyết tâm làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là mục tiêu và ước vọng của tất cả các dân tộc trên thế giới, đây là vấn đề có tính vĩ mô mà không thực hiện tốt nó thì sẽ không thể đưa đất nước thực sự đi lên. Quan điểm của Đảng ta là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từng bước và trong suốt quá trình phát triển Từ sau công cuộc đổi mới, nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá và gần đây là kinh tế thị trường chúng ta đã thực sự đạt được những thành tựu to lớn: nền kinh tế tăng trưởng vào loại khá trong khu vực, lạm phát thấp, giáo dục và y tế có nhiều tiến bộ…nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít những hạn chế như: sự thoái hoá biến chất của một số cán bộ nhà nước, vấn đề an ninh,an toàn xã hội chưa được đảm bảo… Đó chính là những biểu hiện của việc không giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Việc thực hiện cả hai mục tiêu trên quả là không đơn giản chút nào, chúng ta không thể ngồi chờ kinh tế phát triển cao, dân giàu lên, mới thực hiện sự công bằng và tiến bộ xã hội. Chúng ta cũng không thể hi sinh sự tiến bộ, công bằng xã hội để phát triển kinh tế một cách thuần túy. Bài toán giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công băng xã hội quả là một bài toán khó nhưng không phải là không có lời giải.
Với cái nhìn từ góc độ triết học, bài tiểu luận triết học này hi vọng sẽ làm sáng rõ phần nào vấn đề vô cùng cấp thiết trên.



CHƯƠNG 1
MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN- MỘT TRONG HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ thì cái gì quy định mối liên hệ đó?
Trong lịch sử triết học, đã có rất nhiều những quan điểm khác nhau để trả lời cho câu hỏi trên. Những người theo quan điểm biện chứng cho rằng, các sự vật, hiện tượng các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau. Chẳng hạn, bão từ diễn ra trên mặt trời sẽ tác động đến từ trường của trái đất và do đó, tác động đến mọi sự vật, trong đó có cả con người; hiện nay trong xu thế toàn cầu hoá sự khủng hoảng kinh tế của một nước không chỉ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ấy mà còn làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước xung quanh, thậm chí là nền kinh tế của toàn thế giới…
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất- thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới
Các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng với các sự vật hiện tượng khác. Chúng ta cũng chỉ có thể đánh giá sự tồn tại cũng như bản chất của một con người cụ thể thông qua mối liên hệ sự tác động qua lại của con người đó với người khác, đối với xã hội, tự nhiên, thông qua những hoạt động của người đó. Ngay tri thức của con người cũng chỉ có giá trị khi chúng được con người vận dụng vào hoạt động cải biển tự nhiên, cải biển xã hội và chính con người
1.2 Các tính chất của mối liên hệ
1.2.1 Tính khách quan
Mọi mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là khách quan, là vốn có của mọi sự vật hiện tượng. Thật vậy, hãy chú ý quan sát những gì đang diễn ra xung quanh mình bạn sẽ thấy điều đó, từ những vật vô tri vô giác cũng đang hằng ngày phải chịu sự tác động của các yếu tố khác( tự nhiên: nước, không khí, ánh sáng…đôi khi cũng chịu sự tác động của con người ) cho đến con người- một sinh vật phát triển cao nhất trong tự nhiên, dù muốn hay không cũng phải chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng khác và các yếu tố ngay trong chính bản thân
1.2.2 Tính phổ biến
Tính phổ biến thể hiện ở:
Thứ nhất, bất kí sự vật hiện tượng nào cùng liên hẹ với sự vật hiên tượng
khác và không có một sự vật nào là nằm ngoài mối liên hệ.
Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt, cụ thể tuỳ theo điều kiện nhất định. Song, dù cho dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biển, chung nhất. Những hình thức liên hệ riêng rẽ, cụ thể được các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu. Phép biện chứng chỉ nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất của thế giới, vì thế Ăngghen đã viết: “ phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”. Dựa vào tính đa dạng, nhiều vẻ của thế giới có thể phân chia ra các cặp mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ tất nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên, mối liên hệ chung bao quát toàn bộ thế giới và mối liên hệ riêng bao quát một lĩnh vực hay một số lĩnh vực của thế giới, mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp…. Trong một sự vật thường có nhiều rất nhiều loại mối liên hệ chứ không chỉ một loại, mỗi loại lại có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển cúa sự vật. Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định. sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các thuộc tính, các mặt của sự vật. Mối liên hệ này giữ vai trò quyết định đênsự tồn tại vầ phát triển của sự vật, có thể lấy một ví dụ đơn giản như là: sự lĩnh hội tri thức của một người trước hết bị quyết định bởi chính người đó, sự tác động bên ngoài( điều kiện học tập..) dù có đầy đủ bao nhiêu đi chăng nữa mà người học bản thân họ lại không tự cố gắng thì cũng không bao giờ lĩnh hội được tri thức. Đất nước ta có tranh thủ được thời cơ, vượt qua được thử thách do nền kinh tế đem lại hay không, trước hết và chủ yếu phụ thuộc vào Đảng, của Nhà nước và của nhân dân. Nhưng khó có thể làm cho “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, nếu không tận dụng được những thời cơ, khắc phục những hạn chế do nền kinh tế đem lại. Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, nói chung không giữ vai trò quyết định đên sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mới có thể tác động đến sự vật. Tuy nhiên mối liên hệ bên ngoài cũng có một vai trò nhất định đến sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, trong một số trường hợp nó có thể giữ vai trò quyết định.
Các cặp mối liên hệ khác cũng có các quan hệ biện chứng giống như mối quan hệ biện chứng của cặp mối liên hệ đã nêu trên. Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tình tương đối, vì mỗi mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến, chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau tuỳ theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hay do kết quả vận động của chính sự vật đó.
Tuy sự phân chia thành các mối hệ chỉ mang tính tương đối, nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết, bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí vai trò xác định trong sự vận động phát triển của sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp nhăm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

chuatesonlam97

New Member
Re: [Free] Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội nhìn từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Ad gửi cho em tài liệu này với ạ. Em cảm ơn!
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội nhìn từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Giải pháp tăng cường huy động vốn ở Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng - Một trong những vấn đề, mà Luận văn Kinh tế 0
R Tìm hiểu luật và kế toán thuế giá trị gia tăng - Một số ý kiến đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề có Luận văn Kinh tế 0
G Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người: Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
D Tăng trưởng kinh tế và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam Chính sách phát triển 0
N Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc Luận văn Kinh tế 0
E Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với vấn đề phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc giai đoạn từ 1997 đến 201 Văn hóa, Xã hội 0
C Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và t Luận văn Luật 2
T [Free] Một số vấn đề lý luận về lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Tài liệu chưa phân loại 0
I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ VẬN DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM Tài liệu chưa phân loại 0
E Thuế giá trị gia tăng và việc sử dụng sắc thuế này ở Việt nam cùng với những vấn đề vướng mắc còn tồ Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top