Kenjiro

New Member
Download miễn phí Tiểu luận Công tác xã hội với trẻ em bị bạo lực gia đinh

Bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội tồn tại dai dẳng từ xưa đến nay ở mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi vùng miền. Bạo lực gia đình là những hành vi mang tính chất bạo lực được các thành viên trong gia đình dùng để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Hành vi này không chỉ để lại hậu quả tiêu cực trong thời điểm hiện tại mà còn để lại những tổn thương tâm lý lâu dài cho người chịu bạo lực. Đặc biệt, sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em là rất nghiêm trọng.
Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hay cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó và trẻ em bị bạo lực gia đình cũng là một đối tượng của công tác xã hội.

I. Bạo lực gia đình và bạo lực gia đình đối với trẻ em.
1. Bạo lực gia đình .
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt.(Luật hônnhângiađình2000) nhưng hiện nay gia đình đang có rất nhiều vấn đề đáng báo động và bạo lực gia đình cũng là một vấn đề đang được cả xã hội quan tâm.
Có thể nói cách hiểu chung nhất về bạo lực gia đình là những hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình, đó là sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể hay tinh thần, tình cảm hay tình dục, kinh tế hay xã hội giữa các thành viên trong gia đình. Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực, một hành động sử dụng vũ lực nhằm hăm dọa hay đánh đập một người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó.
Theo Khoản 2 Điều 1 của luật phòng chống bạo lực gia đình quy định: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hay có khả năng tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đỗi với các thành viên khác trong gia đình.
- Các hành vi bạo lực gia đình: Theo Điều 2 của Luật phòng chống bạo lực gia đình thì các hành vi sau được coi là hành vi bạo lực gia đình:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hay hành vi cố ý khác gây xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
+ Lăng mạ hay các hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhâm phẩm;
+ Cô lập, xua đuổi hay gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ, chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục;
+ Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hay cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
+ Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hay có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hay tài sản chung của các thành viên gia đình;
+ Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
+ Hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hay nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Như vậy, về hình thức bạo lực của gia đình thì có những cách phân chia sau :
Theo mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thì có hai loại bạo lực chủ yếu là bạo lực đối với vợ/chồng và bạo lực đối với con cái.
Theo tính chất của bạo lực thì có những hình thức khác nhau nhưng có những loại thường được nhắc đến nhiều hơn cả đó là bạo lực về thân thể ( bạo lực thể chất) và bạo lực tinh thần ( tình cảm,tâm lý)…bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế.
2. Trẻ em và bạo lực gia đình đối với trẻ em.
Có rất nhiều khái niệm về trẻ em:
Tâm lí học định nghĩa: “ Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển- nghiên cứu con người”
Theo công ước Quốc tế: “ Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn”
Còn theo lụât bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em 1991:“ Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”
Khái niệm của Luật bảo vệ chăm sóc sức khoẻ trẻ em phù hợp với bối cảnh chung của Việt Nam và điều luật có liên quan trong quá trình can thiệp với trẻ. Vì vậy, bài này xin chọn khái niệm: “ Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”
Như vậy, bạo lực gia đình đối với trẻ em là những hành vi bạo lực thể chất, tinh thần, tình cảm, tình dục do một thành viên lớn tuổi trong gia đình thực hiện mà nạn nhân là trẻ em.
II. Nguyên nhân,thực trạng, hậu quả bạo lực gia đình với trẻ em hiện nay.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hoangtrungpsy

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Công tác xã hội với trẻ em bị bạo lực gia đinh

Cho em xin link tải tài liệu này được không ạ? Em Thank nhiều
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Công tác xã hội với trẻ em bị bạo lực gia đinh

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T nhờ ad tải giúp em tài liệu "công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn làng trẻ em BIRLA Hà Nội" với ạ. Văn hóa, Xã hội 1
D Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ Đoàn tại Hà Nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định Luận văn Kinh tế 0
D Mô hình công tác xã hội trong bệnh viện từ thực tiễn tại bệnh viên nhi trung ương và bệnh viện nội tiết trung ương Y dược 0
D Công tác xã hội với người khuyết tật vận dụng quản lý ca Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện kon PLông tỉnh kon tum Văn hóa, Xã hội 0
D thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn Luận văn Sư phạm 0
D công tác xã hội nhóm với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm nuôi dương phục hồi chức năng người tâm thần tỉnh vĩnh phúc Y dược 0
T công tác xã hội với sức khỏe tâm thần Văn hóa, Xã hội 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top