Shaman_King

New Member
Download miễn phí Đề tài Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam và giải pháp vượt rào trong thời gian tới



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương một: Tổng quan chung về thị trường thủy sản Hoa Kỳ. 2
1.1. Tổng quan về các rào cản kỹ thuật tại thị trường Hoa Kỳ. 2
1.1.1. Các rào cản phi thuế quan. 2
1.1.2. Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại – TBTs. 8
1.1.2.1. Mục đích của Hiệp định TBT. 9
1.1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của hiệp định TBT. 10
1.2. Tổng quan chung về thị trường Hoa kỳ. 11
1.2.1. Khái quát về tình hình chính sách và pháp luật Hoa Kỳ. 11
1.2.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế Hoa Kỳ. 13
1.2.3. Khái quát về thị trường thủy sản Hoa Kỳ. 15
1.3. Thể chế và quy định của Hoa Kỳ đối với ngành thủy sản nhập khẩu. 17
1.3.1. Thể chế của Hoa Kỳ với ngành thủy sản nhập khẩu. 17
1.3.2. Các quy đinh của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu. 18
Chương 2. Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam. 21
2.1. Hàng rào kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam. 21
2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Hoa Kỳ trong thời gian qua. 22
2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 37
2.3.1 Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ. 37
2.3.1.1 Thuận lợi. 37
2.3.1.2 Khó khăn 39
2.3.2 Ưu nhược điểm và nguyên nhân vượt rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ của thủy sản Việt Nam. 43
2.3.2.1 Ưu điểm. 43
2.3.2.2 Nhược điểm. 44
2.3.2.3 nguyên nhân vượt rào. 47
Chương 3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ. 50
3.1. Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ. 50
3.2 Các giải pháp về phía chính phủ 51
3.3 Các giải pháp về phía doanh nghiệp. 55
3.4 Giải pháp về phía hiệp hội 59
Kết Luận 61
Danh mục bảng biểu 67
Tài liệu tham khảo 63

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Thủy sản xuất khẩu là một ngành chủ lực chiếm tỷ trọng cao của Việt Nam và Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng mà Việt Nam cần chú trọng khai thác.
Tuy nhiên để làm được điều đó, nhất là trong điều kiện ngày nay, các biện pháp thuế quan, hạn ngạch không còn được thịnh hành nữa, rào cản kỹ thuật ngày càng được các nước nhập khẩu quan tâm và sử dụng nhiều với nhiều hình thức đa dạng bởi nhiều lợi ích mang lại từ nó cho nước sử dụng. Việt Nam, một trong những nước chủ yếu lấy xuất khẩu làm mặt hàng mũi nhọn, sẽ phải làm gì trước sự thay đổi này, làm sao để có thể vượt rào thành công?
Bài viết sau đây của em nhằm mục đích phân tích một phần nào đặc trưng của thị trường Hoa Kỳ về lĩnh vực thủy sản, các biện pháp về rào cản kỹ thuật mà Hoa Kỳ áp dụng cho mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là đối với thủy sản từ Việt Nam, nêu và đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này, qua đó nêu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả vượt rào trong thời gian tới.
Bài viết của em được chia làm 3 phần chính:
Phần 1. Giới thiệu về thị trường thủy sản Hoa Kỳ.
Phần 2. Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam.
Phần 3. Một số giải pháp vượt rào trong thời gian tới.
Qua bài viết này, em xin chân thành Thank thầy GS.TS Đỗ Đức Bình, trong thời gian thực hiện bài viết đã góp ý sửa đổi giúp em hoàn thành bài viết này.
Em xin chân thành Thank thầy!


Chương một: Tổng quan chung về thị trường thủy sản Hoa Kỳ.

1.1. Tổng quan về các rào cản kỹ thuật tại thị trường Hoa Kỳ.
1.1.1. Các rào cản phi thuế quan.
Rào cản phi thuế quan là rào cản không dùng thuế quan mà sử dụng các biện pháp hành chính để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài, bảo vệ hàng hoá trong nước. Các nước công nghiệp phát triển thường đưa ra lý do là nhằm bảo vệ sự an toàn và lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước đã áp dụng các biện pháp phi thuế quan để giảm thiểu lượng hàng hoá nhập khẩu. Như một tất yếu khách quan, khi các hàng rào thuế quan được các nước giảm sử dụng theo xu hướng tự do hoá thương mại, các hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế ngày càng được gia tăng áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước
Các rào cản phi thuế quan ngày nay rất đa dạng, bao gồm:
• Các biện pháp kỹ thuật
• Các quy định và thủ tục hải quan
• Các thủ tục và quy trình hành chính (nói chung)
• Các loại thuế và phí trong nước
• Trợ cấp và các hỗ trợ của Chính phủ
• Các hạn chế về đầu tư hay các yêu cầu
• Quy định hay chi phí về vận chuyển
• Các hạn chế về cung cấp dịch vụ (nói chung)
• Các hạn chế về sự dịch chuyển của các thương nhân hay người lao động
• Các công cụ bảo hộ thương mại (chống bán phá giá, thuế đối kháng, quyền tự vệ)
• Các quy định của thị trường trong nước…v.v…
Hàng rào kỹ thuật là một trong các hàng rào phi thuế quan. Hàng rào này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, song nó đều liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn chất lượng của hàng hoá, công nghệ, quá trình sản xuất cũng như việc bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản, các quá trình khác như thử nghiệm, kiểm tra, giám định, quản lý chất lượng... đối với hàng hoá. Ở khía cạnh tích cực, các yêu cầu này rất cần thiết cho hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá. Thế nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật cũng phức tạp như chính quá trình thương mại. Các nước sử dụng các tiêu chuẩn này để bảo vệ thị trường trước các đối thủ cạnh tranh, các nước có thể đưa ra các yêu cầu, đó là các rào cản kỹ thuật, hàng hoá muốn đưa vào thị trường phải thỏa mãn các tiêu chuẩn mà chỉ có họ mới đáp ứng được. Điều này đã tạo nên hàng rào bảo vệ cho hàng hóa của nước họ trước hàng hóa của các doanh nghiệp các nước cạnh tranh. Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ thống rào cản kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển. cách để tạo ra rào cản chính là các yêu cầu kỹ thuật như các chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật phải đạt được của hàng hóa; các yêu cầu về nhãn mác, hướng dẫn sử dụng...
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại rất đa dạng và được áp dụng khác nhau giữa các nước tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước.
Các rào cản có thể được chia làm 3 nhóm sau:
Nhóm 1. Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn (Sanitary and phytosanitary): các quy định này được các nước đưa ra để bảo vệ sức khoẻ cho con người, vật nuôi và cây trồng. Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận, những quy định và các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm, … được áp dụng. Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trường, …Các tiêu chuẩn thường dược áp dụng trong thương mại là HACCP đối với thuỷ sản và thịt, SPS đối với các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học, …
Nhóm 2. Các biện pháp đối với người tiêu dùng: các biện pháp quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói bao bì, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất, nhãn sinh thái ( là nhãn được dán cho sản phẩm được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó. Sản phẩm có dán nhãn sinh thái thường có giá cao hơn các sản phẩm cùng loại mà không có nhãn sinh thái ), phí môi trường... Các quy định này có thể cho phép một quốc gia sử dụng các rào cản nhằm đảm bảo hàng hoá an toàn.
Nhóm 3. Các biện pháp thương mại: các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn gian lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường.

Các rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ thường chú trọng áp dụng đó là:
• Quy định về an toàn và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng (HACCP ).
HACCP là hệ thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát trọng yếu, nó là sự tiếp cận có tính khoa học, hợp lý và có tính hệ thống cho sự nhận biết, xác định và kiểm soát mối nguy trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử dụng thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng tức là nó không có mối nguy không thể chấp nhận cho sức khỏe. Hệ thống này nhận biết những mối nguy có thể xẩy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm và đặt ra các biện pháp kiểm soát để tránh những mối nguy có thể xảy ra.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam và giải pháp vượt rào trong thời gian tới

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Phong Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng nhập khẩu mặt hàng đông lạnh tại công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm đông á Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Z Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thủy sản và nông sản ở công ty TNHH Nam Sơn Luận văn Kinh tế 0
Z Hoạt động nhập khẩu máy vi tính vàphụ kiện máy vi tính của công ty FPT: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
M Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Thực trạng Luận văn Kinh tế 0
V Tiến trình hội nhập của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện qui trình nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị Luận văn Kinh tế 0
D Doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top