tctuvan

New Member
Link tải miễn phí Phân tích cách chiếm cứ hữu hiệu (Effective Occupation) để xác lập chủ quyền lãnh thổ và thực tiễn áp dụng cách này trong giải quyết các tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi đân tộc. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tố gắn bó với nhau như hình với bóng do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia. Cho đến đầu thế kỷ 20, pháp luật quốc tế vẫn còn thừa nhận việc dùng vũ lực để xâm chiếm một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ của một nước là hợp pháp. Sau khi hai trận Thế chiến kết thúc, Liên hợp quốc được thành lập. Hiến chương Liên Hợp tại khoản 4, Điều 2 đã khẳng định nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Nghị quyết 26/25 năm 1970 của Liên Hợp Quốc cũng ghi nhận: “Các quốc gia có nghĩa vụ không được dùng đe dọa hay dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hay như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các quốc gia”.“Mọi hành động thụ đắc lãnh thổ bằng đe dọa hay bằng sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp”.

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Xác lập chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ là nhằm xác định danh nghĩa của quốc gia đối với lãnh thổ nói chung và các vùng lãnh thổ nói riêng. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm, vì vậy việc xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ phải dựa trên những cơ sở và cách do Luật Quốc tế qui định.
Khoa học pháp lý quốc tế đã từng ghi nhận 4 cách thụ đắc lãnh thổ: thụ đắc lãnh thổ do tác động tự nhiên (Acretion); Thụ đắc lãnh thổ do chuyển nhượng (Cession); Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu (Acquisitiv Presciption); Thụ đắc lãnh thổ do chiếm cứ (Occupation). Ở đây nhóm chỉ xin tập trung phân tích nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu.
Thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu: Là hành động của một quốc gia thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào khác hay một vùng lãnh thổ vốn đã có chủ sau đó bị bỏ rơi và trở lại trạng thái vô chủ ban đầu. Nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu được chia thành hai dạng là nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng và nguyên tắc chiếm hữu thực sự.
1.1 Nguyên tắc chiếm hữu tượng trưng
Đối với nguyên tắc này , đòi hỏi phải có hai điều kiện:
Một là, điều kiện vật chất (corpus) nghĩa là phải có sự tiếp xúc vật chất giữa người chiếm hữu và đối tượng bị chiếm hữu.
Hai là, điều kiện tinh thần (animus remsibihabendi) nghĩa là người chiếm hữu phải biểu thị bằng hành động ý chí của mình muốn chiếm hữu lãnh thổ ấy.
Hai điều kiện đó là đủ để một vùng đất vô chủ được coi là thuộc chủ quyền lãnh thổ của quốc gia đã phát hiện ra nó mà không cần thiết lập sự kiểm soát trên thực tế.
Song cùng với sự phát triển của lịch sử, thuyết chiếm hữu tượng trưng ngày càng bộc lộ những thiếu sót và không còn được chấp nhận là cơ sở đầy đủ để thụ đắc chủ quyền lãnh thổ. Trước hết, một bằng chứng được lưu lại trên một vùng đất mới có thể chứng minh quyền khám phá trước tiên và ý chí thiết lập chủ quyền của một quốc gia đối với vùng đất đó, nhưng không thể xác định được phạm vi không gian của chủ quyền tới đâu. Còn những bằng chứng lưu lại như cờ, cây thập tự, cột gỗ v.v.. thì không phải bao giờ cũng giữ được nguyên vẹn trên những vùng đất mới phát hiện. Do đó đã xảy ra việc tái phát hiện và sáp nhập đi sáp nhập lại nhiều lần các vùng đất mới.

1.2. Nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong luật pháp và tập quán quốc tế
Được khởi xướng và hình thành từ năm 1884, với sự kiện Hội nghị Berlin của mười ba quốc gia châu Âu và Hoa Kì và khóa họp của Viện Luật Lausanne, Thụy Sĩ năm 1888, nguyên tắc chiếm hữu thực sự đã trở thành nguyên tắc đặc biệt quan trong việc giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ giữa các quốc gia. Nguyên tắc là cơ sở lí luận để quốc gia chứng minh một vùng lãnh thổ là tranh chấp thuộc chủ quyền của mình nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
1- Những vùng đất, đảo được quốc gia chiếm hữu phải là lãnh thổ vô chủ, không nằm trong hay không còn nằm trong hệ thống địa lí hành chính của quốc gia nào. Ở đây “vô chủ” cũng có nghĩa là vùng lãnh thổ này đã từng thuộc một quốc gia nhưng quốc gia này đã từ bỏ và không có ý định tiếp tục thực hiện chủ quyền tại đó. Có thể hiểu lãnh thổ vô chủ (terra nullius) là lãnh thổ chưa từng đặt dưới sự quản trị của quốc gia nhất định nào. Nói một cách khác, lãnh thổ đó chưa có một tổ chức quốc gia, có thể có cư dân sống trong vùng lãnh thổ đó nhưng chưa có một tổ chức nhà nước nào trên đó.
2- Việc chiếm hữu phải là hành động của Nhà nước. Đối với điều kiện thứ nhất ,trước hết, hành động được coi là chiếm hữu thực sự phải do Nhà nước thực hiện, thông qua người hay tổ chức có khả năng thay mặt cho Nhà nước. Việc một hay nhiều cá nhân là công dân của một nước thực hiện hành vi chiếm hữu với tư cách cá nhân sẽ không tạo ra một danh nghĩa chủ quyền cho nhà nước đó. Ngay cả trong trường hợp có nhiều người dân của một nước đến cư trú, sinh sống, làm ăn, khai thác, trao đổi buôn bán… trên một vùng đất, điều đó cũng không thể hiện chủ quyền của nhà nước.
3- Việc chiếm hữu phải thực sự, rõ ràng. Cơ sở của việc chiếm hữu thực sự phải có sự hiện diện của chính quyền nhà nước trong việc thiết lập, kiểm soát, quản lí, bảo vệ và thực hiện chủ quyền quốc gia trên vùng lãnh thổ mà quốc gia đã chiếm hữu và thực sự xác lập chủ quyền. Tuy nhiên có thể có những trường hợp không nhất thiết phải sử dụng phương tiện này. Đó chính là trường hợp một vùng đất, đảo hoàn toàn không có người cư trú.
4 - Việc chiếm hữu phải hòa bình được dư luận đương thời chấp nhận. Yêu cầu của điều kiện này là việc chiếm hữu và xác lập chủ quyền quốc gia đối với vùng lãnh thổ không phải là kết quả của hành vi tước đoạt chủ quyền của một quốc gia khác bằng việc sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực. Đồng thời việc chiếm hữu và xác lập chủ quyền đối với vùng lãnh thổ mới phải được thực hiện công khai và được dư luận đuơng thời chấp nhận.

2. Thực tiễn áp dụng cách chiếm hữu thực sự để giải quyết các tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế:
Tính chất đặc biệt quan trọng của lãnh thổ quốc gia đã làm cho vấn đề này trở thành đối tượng trung tâm của hầu hết các tranh chấp quốc tế trong lịch sử. Những tranh chấp quốc tế về lãnh thổ đã châm ngòi cho những cuộc chiến tranh dai dẳng, đẫm máu: từ những cuộc chiến từ thời cổ xưa giữa các đế quốc La Mã, Ai Cập, ... tới vụ thôn tính lãnh thổ vùng Sudentenland (Tiệp Khắc) của Đức quốc xã vốn được coi là dấu hiệu đầu tiên của Thế chiến II, và cho đến ngày nay, những cuộc chiến tranh với nguyên nhân là tranh chấp lãnh thổ biên giới vẫn không ngừng đe dọa hòa bình thế giới: Tranh chấp lãnh thổ bang Samu – Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan, tranh chấp cao nguyên Goland giữa Israel và Syria, cuộc chiến tranh không quân – hải quân hiện đại lớn nhất giữa Anh và Agrentina cũng bắt nguồn từ tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Falkland. Gần đây, việc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trỗi dậy thành một thế lực hùng mạnh cũng được đánh dấu bằng sự phát sinh và trầm trọng hóa một loạt tranh chấp chủ quyền đối với các đảo, quần đảo ở Hoàng Hải và đặc biệt là ở biển Đông, nơi những yêu sách ngang ngược về lãnh thổ của Trung Quốc đang thách thức công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
D PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ (International Strategy) THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA LOUIS VUITTON Luận văn Kinh tế 0
D Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra Luận văn Luật 0
D Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động - thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh pizza việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương m Nông Lâm Thủy sản 0
B Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ Luận văn Kinh tế 2
D Lý luận và thực tiễn áp dụng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàn Luận văn Kinh tế 0
S Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ và thực tiễn áp dụng tại Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top