Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu

Phần mở đầu
Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tư cao nhất thế giới, chiếm trên 40% GDP. Trong đó, đầu tư công chiếm tỷ lệ khá lớn (hơn 10% GDP đầu tư cơ sở hạ tầng). Mỗi năm, Việt Nam phải bỏ ra lượng tiền đầu tư công bằng khoảng 17 – 20% GDP, trong khi đó thì tại các nước trong khu vực con số này chỉ dưới 5%, như Trung Quốc là 3,5%, Indonesia 1,6%…Tuy vậy, thực trạng đầu tư công hiện nay còn nhiều bất cập và mang lại hiệu quả không cao cho nền kinh tế của đất nước ta. Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong chục năm lại đây tổng vốn đầu tư trong xã hội liên tục tăng cao. Nếu như năm 2000, tổng số vốn đầu tư là 115 nghìn tỷ đồng thì năm 2010 đã lên hơn 400 nghìn tỷ đồng, tăng gấp gần 3,5 lần, bình quân mỗi năm tăng 13,9%. Mỗi năm, ngân sách nhà nước chi hàng trăm nghìn tỉ đồng đầu tư vào các công trình, dự án cơ sở hạ tầng, các chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước cũng đầu tư hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi năm vào các dự án sản xuất kinh doanh. Do đầu tư công tăng nhanh nên vốn sản xuất và tài sản cố định có nguồn công tăng lên nhanh chóng trong nền kinh tế, với tốc độ tăng bình quân hàng năm vào khoảng 15%, mặc dù tỷ trọng tương đối đang có xu hướng giảm đi và tiếp tục giảm thấp hơn trong các năm gần đây. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả đầu tư công vẫn còn nhiều thách thức. Vì vậy mà vấn đề cấp thiết bây giờ là cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn sắp tới. Trước thực trạng này, sinh viên nghiên cứu đã xây dựng nên đề tài ‘’ Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp’’ để đóng góp một phần nhỏ ý kiến của mình giải quyết vấn đề đang được quan tâm và bàn luận nhiều hiện nay.



Phần nội dung
Chương 1: Những vấn đề lý luận về đầu tư công
1.1 Lý thuyết cơ bản của đầu tư công
1.1.1 Khái niệm, đối tượng và mục tiêu của đầu tư công
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư công
Đầu tư công là việc sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng của nhà nước cho đầu tư và vốn đàu tư của doanh ngiệp nhà nước) để đầu tư vào các chương trình, dự án không vì mục tiêu lợi nhuận và không có khả năng hoàn vốn trược tiếp.
Vốn nhà nước trong đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển theo quy định của luật ngân sách nhà nước; vốn huy động của nhà nước từ trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, công trái quốc gia và các nguồn vốn khác của nhà nước trừ vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
1.1.1.2 Mục tiêu đầu tư công
Đầu tư công nhằm mục tiêu tạo mới, nâng cấp, củng cố năng lực hoạt động của nền kinh tế thông qua gia tăng giá trị các tài sán công. Thông qua hoạt động đầu tư công, năng lực phục vụ của hệ thống hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội dưới hình thức sở hữu toàn dân sẽ được cải thiện và gia tăng .
Hoạt động đầu tư công góp phần thực hiện một số mục tiêu xã hội trong chiếc lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của ngành, của vùng và các địa phương. Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình 135, …nhiều vấn đề về xã hội, văn hóa, môi trường, được giải quyết và mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra hoạt động đầu tư công còn góp phần điều tiết nền kinh tế thông qua việc tác động trực tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế nhằm đảm bảo được các cân đối kinh tế vĩ mô.

1.1.1.3 Đối tượng đầu tư công
Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh;
Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp.
Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ.
1.1.2 Nguyên tắc và vai trò của đầu tư công
1.1.2.1 Nguyên tắc đầu tư công
1.1.2.1.1 Thực hiện theo chương trình, dự án đầu tư công phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển, phù hợp kế hoạch đầu tư đã được duyêt.
Hoạt động đầu tư công có mục tiêu tạo lập năng lực sản xuất và năng lực phục vụ của nền kinh tế và xã hội dựa trên nguồn lực của Nhà nước. Vì vậy, hoạt động đầu tư công bắt buộc phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt.
1.1.2.1.2 Đầu tư công phải được đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm và có hiệu quả
Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng bởi vì các dự án đầu tư công thường được triển khai để đáp ứng nhiều mục tiêu trong đó có cả các mục tiêu kinh tế, xã hội, văn hóa…
1.1.2.1.3 Hoạt động đầu tư công phải đảm bảo tính công khai, minh bạch
Công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh, tính công bằng trong huy động và phân bổ nguồn lực của Nhà nước. Hơn nữa, công khai và minh bạch cũng là điều kiện để có thể giám sát hoạt động đầu tư công được chặt chẽ và hiệu quả hơn. Đây cũng là điều kiện để hạn chế sự thất thoát và lãng phí trong đầu tư và xây dựng từ nguồn vốn ngân sách.
1.1.2.1.4 Hoạt động đầu tư công phải được thực hiện trên cơ sở thống nhất quản lý Nhà nước với sự phân cấp quản lý phù hợp
Để có thể tạo ra các kết quả đầu tư với hệ thống năng lực phục vụ được cải thiện đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế, tránh dàn trải và lãng phí nguồn lực, đầu tư công cần được quản lý thống nhất. Nhà nước có thể quản lý thống nhất hoạt động đầu tư công thông qua quy hoạch và kế hoạch phân bổ nguồn lực.
1.1.2.1.5 Phân định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên qua đến các hoạt động đầu tư
Đây là nguyên tắc bắt buộc để hoạt động đầu tư công hiệu quả hơn. Do nguồn lực đầu tư công thuộc sở hữu toàn dân nên sự phân định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia có ý nghĩa quan trọng nhằm gia tăng trách nhiệm giải trình và đảm bảo sự giám sát của toàn xã hội đối với kết quả và hiệu quả đầu tư công.
1.1.2.1.6 Đa dạng hóa các hình thức đầu tư công
Nhà nước có thể có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hay góp vốn cùng nhà nước đầu tư vào các dự án công, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn để nhận quyền kinh doanh, khai thác thu lợi các dự án đầu tư công khi có điều kiện.
1.1.2.2 Vai trò của đầu tư công
Vai trò đầu tư công ở Việt Nam gắn liền với quan niệm về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói chung và vai trò bà đỡ của bàn tay nhà nước nói riêng trong quá trình CNH-HĐH theo yêu cầu phát triển bền vững và bảo đảm an sinh xã hội.
Thúc đẩy quá trình CNH-HĐH, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội: Đầu tư công vốn rất quan trọng do đóng góp lớn vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm; Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì đầu tư công càng nổi bật vai trò duy trì động lực tăng trưởng kinh tế và góp phần bảo đảm việc làm và an sinh xã hội thông qua các gói kích cầu của Chính phủ.
Định hình và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia
Gia tăng tổng cầu của xã hội: Đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Khi mà tổng cung chưa thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng và giá cân bằng cũng tăng.
Gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế: Đầu tư công làm tăng năng lực sản xuất làm tổng cung tăng và sản lượng tăng, giá giảm xuống cho phép tiêu dùng tăng. Tăng tiêu dùng lại kích thích sản xuất phát triển và làm kinh tế- xã hội phát triển.
Đầu tư mồi, tạo cú huých và duy trì động lực tăng trưởng: Đầu tư công định vị và củng cố nền kinh tế của Việt Nam trong mối quan hệ của khu vực và quốc tế. Tạo niềm tin và động lực cho các nguồn đầu tư khác vào Việt Nam góp phần tăng trưởng kinh tế.
Tạo việc làm cho xã hội: Một số dự án đầu tư công của nhà nước cũng tạo được việc làm cho xã hội thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia tại các vùng kinh tế khó khăn của đất nước.
1.1.3 Nguồn vốn và nội dung của đầu tư công
1.1.3.1 Nguồn vốn của đầu tư công
Nguồn vốn cho đầu tư công bắt nguồn từ các khoản thu của ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương) là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hoatini

New Member
Re: Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp’’

Ad có tài liệu nào liên quan đến "Đánh giá hiệu quả đầu tư công tại khu công nghiệp, kinh tế trọng điểm tại TpHCM" không? Gửi mình xin tài liệu này nhé.
 

tctuvan

New Member
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top