gian_ho

New Member
Download Tiểu luận Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, liên hệ bản thân miễn phí

Nội dung :
Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, liên hệ bản thân.
Bài làm :
I.Lời mở đầu :
Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, được tổ chức UNESCO công nhận hai danh hiệu: Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới. Suốt cả cuộc đời mình, Người luôn một lòng vì dân, vì nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong kho tàng tri thức quý giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, điều có giá trị lớn nhất chính là tư tưởng của Người. Một trong những quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay là tư tưởng của Người về Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.
Việc nghiên cứu nội dung Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư trong tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn hiện nay là công việc hết sức cần thiết và cập nhật, bởi vì như chúng ta đã biết, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực cũng tồn tại nhiều mặt trái, tiêu cực cần khắc phục và hạn chế như: buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, nạn tham ô, tham nhũng... Chính vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc hơn những tư tưởng của Hồ Chí Minh về Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Hơn nữa tư tưởng đó có mối quan hệ mật thiết đối với việc chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta.
Giữa Cần, Kiệm, Liêm, Chính, chí công vô tư với việc chống quan liêu, tham nhũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vì như trên đã phân tích, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư là biểu hiện của một xã hội phồn thịnh, tốt đẹp. Đó không phải chỉ là những đức tính cần có của một cá nhân mà của cả một tập thể, của cả một xã hội, có như vậy xã hội mới phát triển. Và ngược lại, nếu không “cần”, không “kiệm”, không “liêm”, không “chính”, không “chí công vô tư”, đó là biểu hiện của một xã hội suy vong. Một trong những biểu hiện trái với nội dung Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư đó là tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng. Chính vì vậy, muốn một xã hội phát triển phải chống tệ quan liêu, tham nhũng, cũng như giáo dục mọi người phải thực hiện đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.
II. Néi dung quan ®iÓm CÇn, KiÖm, Liªm, ChÝnh, ChÝ c«ng v« t­
cña Hå ChÝ Minh
1. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư :
Đức tính “cần, kiệm, liêm, chính, chÝ c«ng v« t­ ”, theo Hồ Chí Minh là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng. Đây là những đức tính mà bản thân mỗi cán bộ, đảng viên lấy đó để điều chỉnh, soi rọi, thực hiện trong mọi hoạt động. Cần kiệm, liêm, chính cũng là phẩm chất của đạo đức truyền thống, nhưng được Bác Hồ đưa vào những nội dung theo yêu cầu mới, khác cơ bản về đối tượng thực hiện. Trong chế độ phong kiến cũng nêu những khái niệm cần, kiệm, liêm, chính, nhưng họ bắt nhân dân thực hiện để phục vụ cho quyền lợi của họ, chứ giai cấp phong kiến không bao giờ thực hiện. Còn đối với Bác Hồ, đề ra cần, kiệm, liêm, chính là bắt buộc cán bộ, đảng viên phải làm gương thực hiện để nhân dân noi theo, đem lợi ích cho dân, cho nước.
Tháng 3-1947, do nhu cầu “kháng chiến, kiến quốc” Bác kêu gọi thi đua xây dựng “đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính” và giải thích rất rõ, dễ hiểu. Tháng 6-1949, để tiếp tục răn dạy cán bộ về đạo đức, Bác viết tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính”. Bác coi bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính của người cán bộ cách mạng, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Bác viết:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người”.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Phân tích khái niệm cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức và chỉ ra những điểm mới so với khái niệm cán bộ, công chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức
 

Reborn2011

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, liên hệ bản thân

ths ad
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, liên hệ bản thân

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D Giáo trình Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN DỊCH VỤ GIAO HÀNG NHANH CHI NHÁNH HÀ NỘI Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mối quan hệ C - V - P (Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận) tại công ty cổ phần cao su Sài Gò Khoa học Tự nhiên 0
C Phân tích hệ thống quản lý quan hệ khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tại AgriBank An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
V Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty Angimex Kiến trúc, xây dựng 0
M Phân tích hồi quy - Tương quan và ứng dụng trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng tỷ suất si Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top