nhox_lj

New Member
Download miễn phí Giáo trình Thực tập sinh hóa



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHỮNG KIẾN THỨC CƠBẢN .1
1.1. NỘI QUI PHÒNG THÍ NGHIỆM .1
1.2. KỸTHUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM .1
1.2.1. Các điểm cần lưu ý đểtránh tai nạn trong khi làm việc và thực tập trong phòng
thí nghiệm .1
1.3. KỸTHUẬT SINH HÓA.3
1.3.1. Các dụng cụthường dùng trong thực tập sinh hóa.3
1.3.2. Cách chuẩn bịmột dung dịch hóa chất.7
CHƯƠNG 2. GLUCID.13
2.1. KHÁI QUÁT VỀGLUCID.13
2.2. ĐỊNH TÍNH MONOSACCHARIDE VÀ TINH BỘT .13
2.2.2. Khảo sát tinh bột.13
2.2.3. Định tính monosaccharide (glucose) và tinh bột.14
2.3. ĐỊNH LƯỢNG ĐƯỜNG KHỬ.15
2.3.1. Định lượng đường khửtheo phương pháp Bertrand .16
2.3.2. Định lượng đường khửtheo Hagedorn-Jensen .18
2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG ĐƯỜNG TỔNG SỐ.19
2.5. ĐỊNH LƯỢNG ĐƯỜNG SACCHAROSE.20
2.6. ĐỊNH LƯỢNG TINH BỘT VÀ CELLULOSE.21
2.6.1 Định lượng tinh bột .21
2.6.2 Định lượng cellulose.22
2.7. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AMYLOSE .23
CHƯƠNG 3. LIPID.25
3.1. KHÁI QUÁT VỀLIPID .25
3.2. KHẢO SÁT TÍNH HÒA TAN CỦA LIPID.25
3.3. CÁC CHỈSỐ ĐÁNH GIÁ LIPID .25
3.3.1. Xác định chỉsốxà phòng .25
3.3.2. Xác định chỉsốiod .26
3.3.3. Xác định chỉsốacid .27
3.3.4. Xác định chỉsốperoxid .28
3.4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LIPID THÔ BẰNG MÁY SOXHLET.29
3.5. XÁC ĐỊNH ACID BÉO BẰNG SẮC KÝ KHÍ.31
3.6. CHIẾT TÁCH LECITHIN TỪLÒNG ĐỎTRỨNG .32
CHƯƠNG 4. KHẢO SÁT VITAMIN .34
4.1. KHÁI QUÁT .34
4.2. ĐỊNH TÍNH VITAMIN D .34
4.3. ĐỊNH TÍNH VITAMIN B1.34
4.3.1. Phản ứng tạo thiocrome.34
4.3.2. Phản ứng với thuốc thửDiazo .35
4.4. ĐỊNH TÍNH VITAMIN B2.36
4.5. ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN C .36
4.5.1. Định lượng vitamin C theo phương pháp Muri.36
4.5.2. Định lượng vitamin C bằng enzyme peroxidase .39
4.6. XÁC ĐỊNH VITAMIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC K Ý LỎNG CAO ÁP (HPLC) .39
4.6.1. Phân tích vitamin A và vitamin D .39
4.6.2. Phân tích vitamin E .40
4.6.3. Phân tích vitamin K .40
4.6.4. Phân tích acid nicotinic (vitamin B3).41
CHƯƠNG 5. KHẢO SÁT AMINO ACID VÀ PROTEIN.42
5.1. KHÁI QUÁT VỀAMINO ACID VÀ PROTEIN.42
5.2. PHÂN TÍCH HỖN HỢP ACID AMIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ TRÊN GIẤY .42
5.3. CÁC PHẢN ỨNG MÀU ĐẶC TRƯNG CỦA PROTEIN.44
5.3.1. Phản ứng Biuret .44
5.3.2. Phản ứng Nynhydrin.45
5.4. SỰKẾT TỦA PROTEIN . 47
5.4.1. Sựkết tủa thuận nghịch .47
5.4.2. Sựkết tủa bất thuận nghịch .47
5.5. ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU .48
5.5.1. Khái quát.48
5.5.2. Định luật Lambert- Beer.49
5.5.3. Phương pháp định lượng protein theo phản ứng biuret.50
5.5.4. Định lượng protein theo phương pháp Lowry.52
5.6. ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN TỔNG SỐTHEO PHƯƠNG PHÁP KJELDAHL .53
CHƯƠNG 6. ENZYME .56
6.1. KHÁI QUÁT .56
6.1. KHÁI QUÁT .56
6.2. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ENZYME AMYLASE TỪMẦM LÚA .56
6.2.1. Hệenzyme amylase .56
6.2.2. Sựtạo màu giữa iod với tinh bột và các chuyển hóa của tinh bột khi thuỷphân
bằng amylase .57
6.2.3. Ly trích và khảo sát hoạt tính tương đối của amylase mầm lúa .57
6.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độcơchất lên tốc độthủy giải của amylase .58
6.2.5. Khảo sát ảnh hưởng của pH lên tốc độthủy giải của amylase.59
6.2.6. Khảo sát ảnh hưởng của chất hoạt hóa và chất ức chế.59
6.3. KHẢO SÁT ENZYME UREASE TRONG BỘT ĐẬU NÀNH.60
6.4. ENZYME HÓA NÂU .61
6.4.1. Khái quát vềphản ứng hóa nâu .61
6.4.2. Khảo sát hoạt tính tương đối của enzyme hóa nâu.64
6.5. KHẢO SÁT HOẠT TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA ENZYME β-CYANOALANINE
SYNTHASE .65
6.5.1. Trích enzyme CAS .65
6.5.2. Khảo sát hoạt tính tương đối của enzyme CAS .65
CHƯƠNG 7. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ACID NUCLEIC .66
7.1. KHÁI QUÁT .66
7.2. PHƯƠNG PHÁP LY TRÍCH ACID NUCLEIC .66
7.2.1. Ly trích ADN từtếbào vi khuẩn.66
7.2.2. Ly trích ARN .67
7.3. ĐỊNH TÍNH ACID NUCLEIC .68
7.3.1.Tính tan của acid nucleic .68
7.3.2. Các phản ứng màu của acid nucleic .68
7.4. ĐỊNH LƯỢNG ACID NUCLEIC.69
7.4.1. Định lượng ADN .69
7.4.2. Định lượng ARN .71
CHƯƠNG 8. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHÁC.73
8.1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM .73
8.2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO .74
8.2.1. Hàm lượng tro toàn phần.74
8.2.2. Xác định hàm lượng tro hòa tan và không hòa tan trong nước .74
CHƯƠNG 1. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.1. CÁC QUI ĐỊNH CHUNG CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Mỗi nhóm thực tập phải chịu trách nhiệm về: trật tự, an toàn, dụng cụ, hóa
chất và kết quả thí nghiệm cho bài thực tập của mình.
2. Sinh viên phải có mặt ở phòng thí nghiệm đúng giờ qui định: Sáng 7 giờ,
chiều 13 giờ và phải có mặt tại phòng thí nghiệm suốt thời gian thực tập. Sinh viên đến
trễ 10 phút không được vào phòng thí nghiệm. Khi kết thúc thí nghiệm sinh viên phải
báo cáo kết quả với giáo viên hướng dẫn trước lúc ra về.
3. Sinh viên vắng mặt phải có giấy phép và phải xin thực tập bù buổi khác.
4. Sinh viên phải xem kỹ bài thực tập trước khi vào phòng thí nghiệm.
5. Mỗi nhóm thực tập cử một sinh viên thay mặt ký nhận mượn dụng cụ: kiểm
tra tình hình công cụ (thiếu, hỏng, bể) báo cáo ngay cho giáo viên hướng dẫn. Sinh
viên phải rửa công cụ sạch sẽ trước và sau khi thực tập. Kết thúc buổi thực tập mỗi
nhóm phải lau dọn, làm sạch chỗ nhóm mình làm thí nghiệm, nếu công cụ bị mất mát,
hư hỏng phải báo ngay cho người phụ trách phòng thí nghiệm biết.
6. Mỗi buổi thực tập, nhóm trực nhật có nhiệm vụ: nhắc nhở các nhóm dọn vệ
sinh, kiểm tra điện, nước và cửa trước khi ra về.
7. Mỗi nhóm sinh viên làm bài tường trình kết quả theo yêu cầu của từng bài
thực tập, nộp kết quả cho giáo viên hướng dẫn vào buổi thực tập kế tiếp. Kết thúc các
bài thực tập có thi kiểm tra.

1.2. KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM
1.2.1. Các điểm cần lưu ý để tránh tai nạn trong khi làm việc và thực tập trong
phòng thí nghiệm
1. Cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm, không được sử dụng những máy móc,
công cụ khi chưa biết rõ cách sử dụng. Phải hiểu biết rõ tính chất của các hóa chất để
tránh tai nạn đáng tiếc.
2. Tất cả chai lọ đựng hóa chất đều có nhãn, khi dùng phải đọc kỹ tên và nồng
độ, dùng xong phải đậy đúng nút và để lại đúng chỗ cũ. Phần lớn các hóa chất là độc
nên phải hết sức cẩn thận.
3. Đối với các chất kiềm, acid đậm đặc phải lưu ý:
- Không được hút bằng miệng.
- Phải dùng ống đong hay bình nhỏ giọt.
- Phải đổ acid hay kiềm vào nước khi cần pha loãng chúng.
- Phải đặt nghiêng miệng ống nghiệm hay cốc về phía không có người.
- Khi acid bị đổ ra ngoài thì cho nhiều nước để làm loãng acid.
4. Khi theo dõi dung dịch đang sôi không được đưa mặt gần hay khi để một
chất lỏng (chất kiềm) vào cốc phải đưa ra xa. Khi đun một chất lỏng trong ống nghiệm
hay cho acid, kiềm vào phải đặt ống nghiệm nghiêng một góc 45O. Khi đun phải lắc
đều và hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
5. Khi làm việc với chất dễ cháy thì tuyệt đối:
Khi sử dụng các chất dễ cháy như ether, xăng, benzen, chloroform, natri, kali
- Không dùng lửa ngọn và tránh xa lửa ngọn.
- Không để chất dễ cháy bên cạnh nguồn sinh nhiệt (chất dễ cháy, dễ bốc hơi có
thể làm nổ hay bật nút, hơi bốc ra gặp ngọn lửa sẽ cháy, cả khi ngọn lửa ở xa).
- Khi chữa cháy phải bình tĩnh dập tắt ngọn lửa bằng khăn ướt hay bình chửa
cháy.
6. Khi làm việc với công cụ thủy tinh:
- Kiểm tra kỹ công cụ trước khi dùng.
- Tránh đổ vỡ.
- công cụ nào dùng cho việc đó. Khi đun, chỉ được đun bằng công cụ thủy tinh
chịu nhiệt.
- công cụ phải được rửa sạch trước và sau khi sử dụng.
- Không dùng công cụ thủy tinh, chai lọ để chứa các chất kiềm mạnh hay acid
đậm đặc có tác dụng bề mặt ăn mòn thủy tinh như HF.
7. Khi làm việc với công cụ điện hay sử dụng điện tay phải khô, chỗ làm việc
phải khô. Kiểm tra kỹ nguồn điện và dây dẫn điện khi sử dụng.

1.2.2. Sơ cấp cứu trong phòng thí nghiệm
Sơ cấp cứu là biện pháp tạm thời đối với các trường hợp thương tích nhẹ hay
trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện như:

1.2.2.1. Phỏng
a. Phỏng do nhiệt (hay vật nóng)
- Phỏng nhẹ: Lấy vải mùng tẩm dung dịch acid picric bão hòa đắp lên mặt vết
phỏng.
- Phỏng nặng: Đắp nhẹ vải mùng tẩm dung dịch acid picric lên vết phỏng, sau
đó chuyển đi bệnh viện.
b. Phỏng do hóa chất
Việc trước tiên là ngâm vết thương vào chậu nước to hay để vết thương dưới
vòi nước chảy thật nhẹ. Sau đó mới trung hòa hóa chất. Chú ý các trường hợp sau:
- Phỏng do acid: Đắp vải mùng tẩm dung dịch bicarbonat natri 8%.
- Phỏng do kiềm: Đắp vải mùng tẩm dung dịch acid picric 3%.

1.2.2.2. Tai nạn về mắt
- Acid hay brom vào mắt: Rửa mắt tức khắc nhiều lần bằng nước sạch, sau đó
tẩm mắt trong dung dịch bicarbonat natri 1%.
- Chất kiềm vào mắt: Xử lý như trên rồi tẩm mắt bằng dung dịch acid boric 1%.

1.2.2.3. Ngộ độc
Khi bị chất độc vào miệng:
- Acid: Xúc miệng nhiều lần bằng dung dịch bicarbonat natri 1%.
- Kiềm: Xúc miệng nhiều lần bằng dung dịch acid 1%.
- Các hóa chất khác: Xúc miệng nhiều lần bằng nước lạnh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

RngAdrng

New Member
cho minh xin link download tài liệu với ad.hiu hiu.đang rối loạn vì nó đây :banghead: :banghead: :banghead:
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Giáo trình Thực tập sinh hóa

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Top