Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng, v.v…
Thông tin đất đai là cơ sở cho công tác quản lý đất đai: từ hiện trạng quản lý sử
dụng đất, có thể nghiên cứu đề ra các chính sách phù hợp, lập kế hoạch hợp lý trong
quản lý phân bổ sử dụng đất cũng như ra các quyết định liên quan đến đầu tư và
phát triển nhằm khai thác hợp lý tài nguyên đất đai.
Dữ liệu địa lý, trong đó có dữ liệu về sử dụng đất đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của một lãnh thổ. Hiện nay, dữ liệu địa lý có nhiều chủ đề khác
nhau như: dữ liệu địa lý cơ sở; dữ liệu địa lý chuyên ngành; dữ liệu địa lý quân sự;
dữ liệu sử dụng đất... Các dữ liệu địa lý này được nhiều các đơn vị tham gia xây
dựng; mỗi đơn vị sử dụng phương pháp và mô hình dữ liệu khác nhau để định
nghĩa, mô tả, thiết kế và quản lý. Điều này dẫn đến việc không thống nhất trong
định nghĩa đối tượng địa lý, trong thiết kế các mô hình cấu trúc và nội dung của dữ
liệu địa lý, trong việc mã hóa dữ liệu địa lý mà đa số là dạng đóng (Shape, Tab,
Dgn...) Kết quả tất yếu của việc không có các chuẩn thông tin địa lý là dữ liệu địa lý
làm ra chỉ sử dụng được cho mục đích cụ thể, môi trường cụ thể và một tổ chức cụ
thể; khó đánh giá được chất lượng dữ liệu từ khâu thiết kế đến khâu xây dựng dữ
liệu; khó khăn khi trao đổi dữ liệu, cập nhật, nâng cấp, mở rộng dữ liệu; việc tra cứu
và tìm kiếm thông tin không được kịp thời và độ tin cậy không cao.
Công tác xây dựng, cập nhật và quản lý dữ liệu là vấn đề quan trọng trong
việc xây dựng hệ thống quản lý đất đai. Để quản lý đất đai phải có thông tin, dữ liệu
một cách chính xác đầy đủ; tổ chức sắp xếp một cách khoa học chặt chẽ để có thể
sử dụng một cách hiệu quả cho nhiều mục đích khác nhau phục vụ việc khai thác,
quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất; kết hợp chặt chẽ với an ninh quốc
phòng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việc cập nhật và quản lý cơ sở dữ
liệu địa lý trong đó có dữ liệu về đất đai ngày càng đòi hỏi sự đồng bộ hóa thuận lợi
cho việc trao đổi, quản lý cũng như khai thác thông tin dữ liệu .
Ở nước ta, nhiều năm vừa qua vẫn chưa sử dụng các quy phạm kỹ thuật để
xây dựng các bản đồ địa hình số và các bản đồ chuyên đề số (bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất...) được thực hiện trên nhiều hệ thống phần mềm khác
nhau mà chưa có một quy chuẩn cụ thể nào cho việc xây dựng cơ sở thông tin địa lý
và cơ sở dữ liệu địa lý chuyên ngành. Nhận thức được thực tế đó, tháng 2/2007 Bộ
TN&MT đã ra quy định về áp dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia gồm 9
quy chuẩn chung. Trên thực tế 9 quy chuẩn này được thừa kế từ chuẩn ISO/TC211
(bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thông tin địa lý) cho việc xây dựng thông tin địa lý cơ
sở quốc gia và hiện nay đang được thực hiện. Vì vậy chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa lý
là xu thế chung ở trong nước và thế giới.
Hải Dương là một tỉnh đang có xu hướng phát triển kinh tế mạnh mẽ, đặc
biệt là khu vực Thành phố Hải Dương. Vì vậy, hiện trạng sử dụng đất có sự biến đổi
mạnh mẽ theo từng giai đoạn phát triển. Hiện nay thành phố đã có bản đồ hiện trạng
sử dụng đất, tuy nhiên cơ sở dữ liệu chưa được chuẩn hóa một cách đồng bộ, gây
khó khăn, phức tạp cho việc sử dụng tiếp theo và khó khăn trong việc cung cấp
thông tin hiện trạng sử dụng đất cho cơ quan quản lý đối với quy hoạch không gian
phát triển kinh tế- xã hội.
Từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài “Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu hiện
trạng sử dụng đất Thành phố Hải Dương" làm đề tài luận văn cao học.
2. Mục tiêu của đề tài
- Thành lập quy trình chuẩn hóa CSDL hiện trạng SDĐ dựa trên các quy
chuẩn của ISO/TC211và chuẩn hóa CSDL hiện trạng SDĐ thí điểm tại Phường Hải
Tân - TP Hải Dương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thu thập số liệu, dữ liệu hiện trạng sử dụng đất và đánh giá hiện trạng dữ
liệu.

- Nghiên cứu các phương pháp tối ưu xây dựng CSDL SDĐ.
- Lựa chọn các chuẩn của ISO/TC211 ứng dụng chuẩn hóa CSDL SDĐ.
- Xây dựng mô hình hóa thống nhất UML với CSDL SDĐ tại TP Hải Dương.
-Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất thí điểm tại Phường Hải Tân
thành phố Hải Dương.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi lãnh thổ: Khu vực nghiên cứu thử nghiệm của đề tài là địa bàn
Phường Hải Tân - Thành phố Hải Dương
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài giới hạn trong việc thiết kế mô hình
và quy trình chuẩn hóa CSDL hiện trạng sử dụng đất tại Phường Hải Tân - Thành
phố Hải Dương.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
 Quan điểm nghiên cứu:
- Quan điểm tổng hợp: Là quan điểm truyền thống để nghiên cứu các vấn đề
về khoa học địa lý. Các nhà khoa học nghiên cứu mỗi nhân tố của lớp vỏ trái đất
trong thể tổng hợp tự nhiên và nhân văn của chúng, trong những mối quan hệ tương
hỗ giữa chúng với nhau, nhằm phát hiện đúng bản chất của chúng cùng quá trình
phát sinh phát triển của mỗi yếu tố và của toàn bộ thể tổng hợp tự nhiên và KTXH.
Do đó, nội dung dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cũng được xây dựng dựa trên mối
quan hệ tổng hợp giữa nội dung sử dụng đất với các yếu tố tự nhiên và KTXH.
- Quan điểm hệ thống: Lý thuyết hệ thống đã phát triển mạnh mẽ, thâm nhập
hầu hết các lĩnh vực khoa học. Trong khoa học địa lý, lý thuyết hệ thống đã trở
thành một trong những cơ sở lý luận cơ bản trong quá trình phát triển nghiên cứu.
- Quan điểm ứng dụng: Hầu hết các công trình nghiên cứu đều phải hướng
tới mục đích ứng dụng trong thực tiễn. Hệ thống CSDL HTTDL hiện trạng sử dụng
đất cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu ở trên, phải được ứng dụng trong thực tế phục vụ
quy hoạch và quản lý đất đai.
 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Đây là phương pháp truyền
thống giúp cho việc đối chiếu thu thập thông tin mới, kiểm tra kết quả nghiên cứu,
khẳng định các nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến quy luật phân bố và phát triển của
đối tượng, hiện tượng nghiên cứu.
- Phương pháp hệ thông tin địa lý: Đây là phương pháp chủ đạo, được sử
dụng triệt để như một phương pháp dùng để kết nối các dữ liệu với nhau và phương
pháp xử lý các dữ liệu đó phục vụ mục tiêu đề tài đề ra.
- Phương pháp bản đồ: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt từ khâu
đầu tiên đó là thu thập và đánh giá dữ liệu đầu vào là các bản đồ hiện trạng sử dụng
đất đến khâu chuẩn hóa dữ liệu và cuối cùng là trình bày cơ sở dữ liệu sử dụng đất.
- Phương pháp chuyên gia: Nhiệm vụ của đề tài rất phức tạp, liên quan đến
nhiều vấn đề chuyên ngành khác. Cần thông qua ý kiến chuyên gia về luận cứ khoa
học, giải pháp tổng thể trong quá trình thiết kế, xây dựng CSDL sử dụng đất.
- Phương pháp thực nghiệm: Thử nghiệm với dữ liệu thực tế làm sáng tỏ quy
trình lý thuyết đưa ra.
6. Cơ sở tài liệu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở những tài liệu sau:
 Tư liệu bản đồ số:
- Bản đồ địa chính Phường Hải Tân – TP Hải Dương
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Phường Hải Tân được thành lập năm 2010.
 Tài liệu lý thuyết
- Quy định quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chuẩn thông tin do Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành.
- Những Thông tư nghị định quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu do bộ TN và
MT đã thông qua phê duyệt của chính phủ đã được ban hành.
 Các số liệu thống kê
7. Kết quả và ý nghĩa của đề tài
 Kết quả
- Tổng quan tài liệu về cơ sở dữ liệu và các chuẩn trong việc xây dựng
CSDL.
- Xây dựng được quy trình công nghệ chuẩn hóa CSDL SDĐ bằng việc áp
dụng chuẩn ISO/TC211.
- CSDL SDĐ Phường Hải Tân Thành phố Hải Dương được chuẩn hóa theo
chuẩn TSO/TC211.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng cơ sở
khoa học, phương pháp luận trong việc ứng dụng công nghệ GIS trong chuẩn hóa
và xây dựng CSDL SDĐ.
- Ý nghĩa thực tiễn:
 Chuẩn hóa nói chung và chuẩn hóa CSDL có ý nghĩa quan trọng trong
chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dữ liệu, và
giảm thiểu chi phí cho CSDL trong quản lý đất đai hiện nay. Về mặt hành chính,
người dân và các cơ quan đều có thể truy cập, mọi người có thể góp ý chỉnh sửa góp
phần nâng cao tính minh bạch trong quản lý đất đai.
 Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất đáp ứng được nhu cầu
về công tác thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm và theo định kỳ, phân tích chính
xác tình hình biến động đất đai ở các thời điểm khác nhau một cách nhanh chóng, từ
đó giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có những chính sách phù hợp
về sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được trình bày trong ba chương, ngoài ra còn có các phần mở đầu,
kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục
Chương 1. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận về chuẩn hóa cơ sở dữ liệu
hiện trạng sử dụng đất
Chương 2. Xây dựng quy trình chuẩn hóa cơ sở dữ liệu hiện trạng sử
dụng đất Phường Hải Tân - Thành phố Hải Dương
Chương 3. Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất Phường Hải
Tân - Thành phố Hải Dương

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vanthodiachinh

New Member
Re: Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu hiện trạng dùng đất thành phố Hải Dương

Ad ơi, sao không tải được vậy???
Mong Ad fix link giúp với.
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top