Alike_lovely

New Member
Download miễn phí Tiểu luận

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Chế độ tài sản vợ chồng.
1.1. Chế độ tài sản pháp định và chế độ tài sản ước định.
1.2. Hôn ước
2. Các đặc trưng cơ bản của hôn ước.
3. Nguồn gốc hình thành chế độ tài sản ước định và việc áp dụng chế độ tài sản ước định tại một số nước trên thế giới.
4. Chế độ tài sản ước định vợ chồng trong pháp luật Việt Nam
4.1. Thời kì trước 1975
4.2. Thời kì đất nước thống nhất
5. Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
5.1. Ưu điểm của chế độ tài sản ước định.
5.2. Hạn chế của chế độ tài sản ước định
5.3. Đề xuất giải pháp
C. KẾT LUẬN

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm các qui định về vấn đề sở hữu tài sản của vợ chồng; căn cứ xác lập tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng... Những qui định về chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) và hệ thống pháp luật Việt Nam đã có từ lâu; được nhà làm luật lùa chọn, "rút tỉa" theo thời gian, phù hợp với sự phát triển của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tập quán... mà ngày càng thêm hoàn thiện.
Theo hệ thống pháp luật về HN&GĐ của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay đã có nhiều qui định về chế độ tài sản của vợ chồng: Từ chế độ cộng đồng toàn sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 1959, đến chế độ cộng đồng tạo sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 1986 và 2000. Pháp luật điều chỉnh về chế độ tài sản của vợ chồng vừa mang tính khách quan, vừa thể hiện ý chí chủ quan của Nhà nước. Kế thừa và phát triển các qui định về chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta (các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 95) đã qui định chế độ cộng đồng tạo sản của vợ chồng tương đối cụ thể và có nhiều điểm mới. Thực hiện và áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng những năm qua góp phần vào sự ổn định các quan hệ HN&GĐ, tạo cơ sở pháp lý thực hiện các quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được của pháp luật điều chỉnh vấn đề tài sản của vợ chồng, quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 về chế độ tài sản của vợ chồng cho thấy còn khá nhiều bất cập và vướng mắc. Mặc dù, đã có khá nhiều văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định, hướng dẫn áp dụng về chế độ tài sản của vợ chồng, nhưng do tính chất phức tạp và rất "nhạy cảm" từ các quan hệ HN&GĐ nói chung, trong đó có các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng. Thực tiễn áp dụng đã có nhiều quan điểm, nhận thức, đánh giá khác nhau, chưa có sự thống nhất từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cá nhân thực thi pháp luật, liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. Trong báo cáo tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử của ngành Tòa án hàng năm, hầu như đều có các vấn đề về xác định và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ chồng. Điều đó cho thấy các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng luôn là loại việc phức tạp, thường gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi áp dụng, hạn chế và có nhiều bất cập trong công tác thi hành án liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. Nguyên nhân có nhiều, trong đó phải kể đến một số qui định của Luật HN&GĐ về chế độ tài sản của vợ chồng mới chỉ dừng lại ở tính chất định khung, nguyên tắc chung; các văn bản qui định chi tiết thi hành và hướng dẫn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng còn thiếu, chưa cụ thể, chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Bằng đề tài: "Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam", luận án làm sáng tỏ những qui định của pháp luật điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng; cơ sở lý luận và thực tiễn của việc qui định về chế độ tài sản của vợ chồng và chỉ rõ những nội dung (điểm) mới, hợp lý và bất hợp lý, không thống nhất, chưa cụ thể của pháp luật điều chỉnh về chế độ tài sản của vợ chồng. Từ đó, luận án có các kiến nghị xác đáng nhằm hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý từ trước đến nay, ở nước ta, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về chế độ tài sản của vợ chồng. Theo thời gian, bên cạnh những văn bản hướng dẫn áp dụng Luật HN&GĐ, mới chỉ có một số bài viết trên các Tạp chí Luật học, Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND), Tạp chí Nhà nước và pháp luật... nghiên cứu, đề xuất kiến nghị một số vấn đề liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. Trong các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật học ở nước ta những năm qua (giáo trình Luật dân sự Việt Nam, giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam, giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ án dân sù...) còng mới chỉ đề cập đến một lượng kiến thức cơ bản và khái quát về chế độ tài sản của vợ chồng trong chương trình đào tạo cử nhân luật hay cán bộ pháp lý. Mét sè sách tham khảo liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng (Hỏi đáp về Luật HN&GĐ của một số tác giả như Nguyễn Thế Giai, Nguyễn Ngọc Điệp hay Trần Văn Sơn...) cũng mới chỉ đề cập một lượng kiến thức cơ bản, phổ thông hay trích đăng phụ lục các văn bản liên quan đến vấn đề HN&GĐ.
Hàng năm, tại các cơ sở đào tạo luật học ở nước ta, đã có một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật hay luận án cao học luật nghiên cứu về chế độ tài sản của vợ chồng (Nguyễn Văn Huyên: "Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986"; Nguyễn Hồng Hải: "Xác định tài sản của vợ chồng - mét số vÊn đề lý luận và thực tiễn"). Song, các khóa luận và luận án này mới chỉ chủ yếu đề cập nghiên cứu một số vấn đề về chế độ tài sản của vợ chồng dùa theo các văn bản hướng dẫn áp dụng Luật HN&GĐ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Nội dung cơ bản của các qui định của Luật HN&GĐ về chế độ tài sản của vợ chồng, nguyên tắc và căn cứ xác định tài sản của vợ chồng… Đã có một số cuốn sách tham khảo: "Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời kỳ Pháp thuộc" của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp; "Chế độ hôn sản và thừa kế trong Luật dân sự Việt Nam" của Nguyễn Mạnh Bách ... có liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng ở góc độ lịch sử phát triển và hệ thống hóa nội dung chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam, cho đến trước ngày Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực thi hành (01/01/2001).
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phuongvin

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Chế độ tài sản ước định trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam

ad ơi cho xin baì này với ạ
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Chế độ tài sản ước định trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Bàn về cách tính khấu hao tscđ và phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hà Công nghệ thông tin 0
B Bàn về chế độ kế toán các khoản đầu tư vào công ty con trên Báo cáo tài chính của công ty mẹ Luận văn Kinh tế 0
P Chế độ hạch toán tài sản cố định vô hình – Những vấn đề còn tồn tại và một số đề xuất nhằm hoàn thiệ Luận văn Kinh tế 0
D Bàn về cách tính khấu hao tài sản cố định và phương pháp kế toán khấu hao tài sản cố định theo chế độ hiện hành trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
G Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành liên quan đến các khoản dự phòng giảm giá tài sả Luận văn Kinh tế 0
A Đánh giá chung về chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng của Việt Nam và kinh nghiệm một số Luận văn Kinh tế 0
B Một số vấn đề còn tồn tại và một số kiến nghị về chế độ hạch toán tài sản cố định vô hình Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện chế độ thanh quyết toán tài chính theo kết quả nghiên cứu đối với hoạt động nghiên cứu kh Kinh tế quốc tế 2
V Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp tr Kinh tế quốc tế 0
G Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top