tctuvan

New Member
Các con chim săn mồi nói trên, nước ta có tổng cộng 47 loài. Cách gọi tên chúng rất rối rắm. Thông thường hể thấy con nào lớn xác,oai phong, sải cánh rộng thì ta gọi là Đại bàng. Loại ngoài biển thì gọi là Ó biển. Loại săn mồi được huấn luyện gọi là chim Ưng. Chim bắt gà con hay tấn công chim mồi trong lụp bẫy thì gọi là Bồ cắt. (Còn trong chính trường ai hiếu chiến thì gọi là...Diều hâu!)

Các nhà điểu học VN thì phân Đại bàng thành 9 loài, Ó 2 loài, Ưng 7 loài, Diều 18 loài, Cắt 11 loài. Loài lớn nhất là Đại bàng đầu trọc: mỏ đến đuôi dài 110cm, mỗi cánh 83cm. Loài bé nhất là Cắt nhỏ: mỏ đến đuôi dài 20cm, mỗi cánh 10cm. (Loài lớn nhất thế giới ở châu Mỹ, mỗi cánh dài đến 115cm)

"Phần lớn các loài bắt mồi bằng cách bay đuổi theo con mồi. Liên quan đến đặc điểm đó, mắt của chúng rất tinh và chúng bay rất nhanh.Phần lớn các loài giết chết con mồi bằng chân. Loài cắt giết chết con mồi bằng cách mổ vào cổ hay vùng chẩm. Tất cà đều dùng mỏ phối hợp với chân để xé con mồi. Các phần không tiêu được trong thức ăn như xương, răng, lông, võ kitin, vảy được ựa lại ra ngoài... Các đôi chim thường sống với nhau qua nhiều năm, có khi suốt đời, tuy nhiên ngoài mùa sinh sản thì từng con lại sống riêng lẻ.Tổ ngoài trống, riêng loài Cắt nhỏ làm tổ trong bọng cây."

"Thường nhìn thấy khi chim đang bay và việc nhận dạng chúng thường khá khó khăn. Điều quan trọng là phải nhận biết càng nhiều càng tốt các chi tiết tương phản của bộ lông, tỉ lệ các phần cơ thể chim và những đặc điểm khi bay."

Đại bàng(Eagles): sải cánh rộng và dài, số lông cánh và lông đuôi thường nhiều hơn các loài khác, lớn từ 65cm trở lên, mỏ lớn, đầu gồ(nhô ra trước), bay vút lên mạnh mẻ.
Ó có 2 loài là Ó tai (Red-headed Vulture, có dải da dưới tai) và Ó cá (Osprey, gốc ngón chân có nhiều gai, bay lượn trên cao và lao đầu xuống nước bắt mồi).
Ưng(Sparrowhawk, Goshawk,...): nhỏ đến vừa, khi bay vỗ cánh nhanh và lướt ngắn, hầu hết săn mồi trong rừng.
Diều: từ 30cm trở lên, cá biệt Diều núi đến 80cm. Tên tiếng Anh rất đa dạng: Kites(săn mồi ngoài đồng trống, bay lượn êm ái với bộ cánh dài), Buzzards(bay vòng với bộ cánh dài, tỉ lệ đầu/mỏ nhỏ hơn tỉ lệ đầu/mỏ của đại bàng), Harriers(bay săn mồi thấp gần mặt đất), Bazas,... Diều hâu(Milvus migrans/Black Kite):"58-69cm. Đuôi hơi xẻ. Sải cánh dài 150cm có góc cạnh, đuôi gập và xoắn lại trông như 1 bánh lái. Bay nhẹ nhàng lơ lửng trên không theo kiểu "lượn vỗ cánh"; lợi dụng luồng khí nóng để lướt và bay vút lên cao thành từng vòng.Tiếng kêu: Nửa giống tiếng hí, nửa giống tiếng kêu thét kéo dài".
Cắt(Falcons, Falconets, Krestrel, Merlin,...): thon gọn, cánh dài thường nhọn, đuôi hẹp dài, mép mỏ trên có 1 hay 2 mấu răng, vỗ cánh bay rất nhanh, thường bắt mồi trên không, ít khi bay vút thẳng lên, thỉnh thoảng mới lượn.

Tài liệu tham khảo: Chim VN của GS. Võ Quý, Chim VN của BirdLife International, Birds of SE Asia của Ben King...




Thú chơi, nuôi và huấn luận những chú chim săn mồi này gọi là Falconry

Nhắc đến Falconry, có lẽ chúng ta còn quá lạ lẫm với định nghĩa này vậy chính xác Falconry là gì? Có phải chỉ đơn giản là nuôi chim rồi gọi chim bay về tay như ta thấy trong những bộ phim hay đưa thư truyền tin?

Falconry là nghệ thuật đi săn với chim săn mồi đã được huấn luyện trong môi trường tự nhiên.

Nghe đến đây thì có lẽ chúng ta có phần nào liên tưởng đến falconry là gì. Hình ảnh chúng ta có thể dễ liên tưởng nhất là các tộc người Mông Cổ đi săn với loài Đại Bàng Vàng huyền thoại (Golden Eagle) hay những cuộc đi săn của nhà vua, quí tộc và hiệp sĩ trên lưng ngựa với những con chim săn mồi hoàng gia đang ở trên găng tay.

I/ Lịch Sử:

Nguồn gốc của môn thể thao này bắt đầu từ đâu không ai biết, có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc của nó vốn khởi nguyên từ Trung Quốc, Ba Tư, Trung Á.. vv nhưng chưa hề có một bằng chứng thuyết phục nào có thể chứng minh được chính xác điều này. Nhưng theo một tài liệu đáng tin cậy như giáo sư Akizato Rito trong quyển "Topography of the Province Kawatsi" đã khẳng định rằng có những giống chim săn mồi được sử dụng làm tặng cho các Hoàng Tử Trung Quốc vào thời nhà Hán (tức khoảng 2205 trước công nguyên). hay trong quyển Biblotheca Accipitraria của Harting, có những falconer đã được phát hiện tại một phế tích của Khorsabad ở Mesopotamia bởi Sir Henry Layard, sự kiện này xảy ra vào khoảng năm 1700 trước công nguyên. Tuy không hề có bằng chứng nào về các sự kiện trên nhưng nếu là sự thật, falconry là môn thể thao cực kì lâu đời.

Những tài liệu mới nhất về Falconry có lẽ chỉ ra địa điểm xuất xứ của nó tại Nhật Bản, theo ghi chép thì đã có những con Goshawk được huấn luyện mang từ Trung Quốc vào năm 47 của Vương Triều Hoàng Đế Jingu. Nhưng môn thể thao nào bị rơi vào quên lãng suốt vài trăm năm nữa. Đến triều đại của Hoàng Đế Nintoku khoảng năm 355 A.D thì môn thể thao này trở nên thịnh hành. Trong Nhật Bản Thư Kỉ (Ninhonshoki) có ghi chép việc có 1 con chim lạ bị bẫy và dâng lên cho Hoàng Đế và một người Hàn Quốc trong phiên dự đã nhận ra loài chim đó và được giao sứ mệnh huấn luyện nó (Khả năng rất cao đó là một con Goshawk). Anh ta đã biết cách dùng dây cột chân và chuông trên đuôi con chim, đến mùa thù, con chim săn mồi đã bắt được con mồi đầu tiên trên cánh đồng ở Mozu (gần Osaka ngày nay). Sau sự kiện này, Hoàng Đế đã đặt một nền móng cơ bản cho môn thể thao này, 2 năm sau, người ta bắt đầu dùng chó để đi săn cùng với chim. Kể từ đó, Falconry đã rất được thịnh hạnh tại Nhật Bản nhưng việc sở hữu một con chim săn mồi có khá nhiều giới hạn như chỉ có những người có cấp độ samurai trở lên mới được sỡ hữu một con chim săn mồi. Điều này dĩ nhiên nhấn mạnh rằng Falconry đã có nguồn gốc lâu đời ở Hàn Quốc hơn là Ở Nhật, đến ngày nay, Hàn Quốc vẫn xem Falconry là một môn thể thao truyền thống của dân tộc.

Trong thời điểm này, Falconry được phổ biến sang các nước Phương Tây như Anh và Châu Âu. Có lẽ một bằng chứng rõ ràng nhất của việc Falconry được phổ biến tại Châu Âu là những ảnh chạm khắc trên sản thể hiện đi săn falconry, "Villa of the Falconer" của Argos tại Hy Lạp. Những bằng chứng này xuất hiện từ năm 500 A.D. Falconry cũng được tập luyện tại Anh vào thời Saxon, giữa những năm A.D 733 và 750.

Trong thời gian này, Falconry trở nên một phần của bối cảnh Trung Cổ. Phần lớn các Hoàng Đế và Quí Tộc đều có hứng thú với môn thể thao nào. Thậm chí một số loài chim nhất định được đánh giá cực cao và chỉ dùng làm quà tặng đối với các Hoàng Tử Và Vua Chúa. Thậm chí còn được xem là một hình thức phạt tiền, tiền chuộc hay trao đổi giữa các nước như vàng ngọc hay gấm vóc.

Có lẽ người đầu tiên bắt được một con chim săn mồi và nảy ra ý tưởng nó sẽ giúp mình kiếm thức ăn không bao giờ nghĩ nó sẽ trở thành một môn thể thao. Mục đích ban đầu của những falconer chỉ là dùng chim săn mồi đi săn tìm thức ăn cho anh ta/cô ta.

Ngày nay, Falconry khá thịnh hành tại Anh, Mĩ và các nước Châu Âu cùng vài quốc gia Châu Á. Tùy vào điều luật của từng nước mà khả năng sở hữu chim của các falconer sẽ khác nhau. Có thể kể ra vài quốc gia tiêu biểu:

- Mĩ: Mất 2 năm đầu tập huấn dưới sự chỉ dẫn của mộ Mentor có kinh nghiệm để lấy bằng Apprentice, trong thời gian này thì người tập chỉ được sử dụng các loài sau: Harris Hawk, Red-Tailed Hawk hay Kestrel tùy luật từng bang. Sau đó thì mất thêm 5-7 năm để có thể lên cấp General Falconer và 2 năm nữa để lên Master Falconer, tức khoảng 10 năm để lên Master. Nếu bạn có ý định muốn huấn luyện một con đại bàng thì nên nhớ, bạn cần sự đồng ý của ít nhất 2 Master falconer trong vùng, họ sẽ viết giấy trình lên hội đồng và xác nhận bạn có đủ tiêu chuẩn để huấn luyện đại bàng, đủ cho thấy việc huấn luyện đài bàng cần công sức và kinh nghiệm ra sao.

- Anh: Hệ thống Apprentice tại Anh không tốt như US, ở Anh người ta có thể tự do sỡ hữu các loài chim thường như Harris Hawk hay Red-Tailed Hawk mà không cần giấy tờ gì cả. Nhưng những loài chim cao hơn như Peregrine hay Gyr thì vẫn cần. Ở Anh không cho falconer bắt chim hoang dã vì Anh vốn đã có thể nhân giống và cung cấp đủ số lượng chim săn mồi cho người chơi. Khác với US, UK không cần đòi hỏi bằng cấp Falconer để chơi chim.

- Nhật Bản: Falconry đã bị cấm tại Nhật Bản, lí do vì có một vài falconer vô trách nhiệm điều khiển cho những con Mountain Hawk Eagle (loài chim rất phổ biến trong falconry ở Nhật Bản) tấn công những con chó và mèo cảnh của người dân. Một vài Falconer được xem là Bảo Vật Sống của Nhật Bản hiện nay cũng đang bị cấm không cho đi săn với con chim của mình. Cho thấy hành động của một vài cá thể có thể gây ảnh hưởng đến bộ mặt falconry của cả 1 quốc gia.

- Hàn Quốc: Falconry vẫn còn đang được luyện tập và được xem như một môn thể thao truyền thống của quốc gia này.

- Việt Nam, Indonedis, Thái Lan, Philippines: Không hề có một bộ luật nào dành riêng cho Falconry, các nước khu vực này đều có chung một đặc điểm là số lượng chim ở tự nhiên bị bắt và bán bởi những người bán cực kì vô trách nhiệm và thiếu biết. tui đã có dịp tiếp xúc với một vài falconer tại Indo và Thái Lan, họ thực tập falconry trong môi trường giống như Việt Nam chúng ta: Không sách, không tài liệu, không kiến thức, không phụ kiện, vẫn phải mua chim không hợp pháp... nhưng đã có không ít thành công. Tuy nhiên ở Indo và Phillipines đã có những djự án bảo tồn các loài chim săn mồi quí tại từng quốc gia như Javan Hawk Eagle tại Indo (số lượng còn lại tại Indo không quá 400 cặp) hay Phillipines Eagle (không còn quá 500 cá thể)

II/ Các loài chim được sử dụng trong Falconry:

Có một điều mà chúng ta nên biết trước khi tìm hiểu các khía cạnh của Falconry là: Không phải loài chim nào cũng có thể trở thành chim đi săn sử dụng trong Falconry. Thiên nhiên đã cho khá nhiều loài chim những đặc điểm về tính cách, phong cách bay, khả năng săn mồi, con mồi tự nhiên... khác nhau. Một số loài chỉ chú trọng việc ăn xác chết và không quan tâm mấy đến tấn công mồi sống, một số loài thì con mồi chủ yếu chỉ là côn trùng, bò sát hay cá hay một số loài có phong cách đi săn quá phiền hà nếu sử dụng trong falconry... Chính vì những đặc điểm này, khá nhiều loài đã tự loại mình ra khỏi việc trở thành một Falconry thực thụ.

Ở đây tui sử dụng tên phân loại của nước ngoài vì lí do là nó chính xác và rõ ràng hơn, được cả thế giới xác nhận, còn tên Việt Nam thì quả thật chẳng biết họ xếp loài hay bộ ra sao mà gọi tên. Mỗi loài chim có những đặc điểm cơ bản có thể nhận dạng được mà chỉ cần một chút quan sát và tìm hiểu bạn sẽ nhận ra ngay.

Các loài chim được sử dụng trong Falconry hiện đại ngày nay chỉ bao gồm 2 thành phần chính là nuôi chim non (Eyeass) và nuôi chim đã đủ lông cánh biết bay nhưng dưới 1 năm tuổi và chưa thay lông lần nào (Passage). Mỗi loại có những khó khăn và ưu điểm đặc thù, nên đừng nghĩ việc nuôi chim non sẽ dễ dàng hơn thuần một con chim dưới 1 năm tuổi được trap từ thiên nhiên. Những con chim trưởng thành đã từ lâu không còn sử dụng trong Falconry hiện đại nữa, lí do vì nếu bắt giữ chúng thì có khả năng ảnh hưởng đến số lượng chim ngoài tự nhiên rất mạnh vì chúng đã sống sót và có khả năng sinh sản. Dù tin hay không thì bạn nên biết: số chim non ngoài thiên nhiên thì sau 1 năm đầu, có 60% số chim sẽ chết, vì không thể học đi săn đủ nhanh để sống sót, không đủ mồi sống, không thể cạnh tranh hay chết vì tai nạn, bệnh vv.. Những con chim sống sót đến khi trưởng thành sau năm đầu đã được thiên nhiên chọn lọc và tiếp tục duy trì nòi giống. Bắt một con chim trưởng thành đồng nghĩa với việc bạn đập một tổ chim có 4 trứng vì có lẽ trong 4 đứa con được sinh ra thì chỉ có 1 con sẽ sống sót.

Một lí do nữa chim trưởng thành trên 1 năm tuổi (Haggard) không được sử dụng là một khi chúng trưởng thành, một vài loài sẽ không bao giờ chấp nhận sự có mặt của con người không cần biết bạn có giảm cân hay dành thời gian thuần nó bao nhiêu, ví dụ điển hình là Haggard Sparrow-Hawk hay Haggard Marsh Harrier.. Chưa kể chim trưởng thành có thói quen đi săn một mình, chúng sẽ rất khó chấp nhận một người đi săn cùng và có thể tự ý bay theo ý mình và không phối hợp cùng người và chó.


Đầy đủ nhất mời các bạn xem wikipedia:



Những loại chim săn mồi mà ở Vietnam hay chơi


Diều trắng dành cho người mới tập chơi



ưng xám shikra




ưng ấn độ

Tuyen-hawk với chú ưng ấn (male Crested goshawk) đang thay lông ấy thế mà khi đi săn vồ chuột thì vô đối,




Cắt Amur


Kestrel




cắt lớn ( female Peregrine )


Chim Cắt đen


sparrowhawk Ưng xám



Hoppy Cắt



Peregins...5-10

triệu tùy con


đại bàng biển




diều hâu hoa




Cách nuôi dậy chim ưng, diều, đại bàng
 

daigai

Well-Known Member
đại bàng hoàng kim

Dân chơi đây, Giá chục ngàn USD

Ngày 1/6, nhiều người không khỏi hiếu kỳ trước buổi tụ họp của các “dân chơi” chim săn mồi ở Hà Nội. Những loài chim được mang đến đều được huấn luyện kỹ lưỡng từ khắp các vùng miền như Quảng Ninh, Yên Bái, Lạng Sơn...
Gây chú ý và tò mò của người xem nhất là chim săn mồi “đại bàng hoàng kim” nặng 5,6 kg, sải cánh dài 3m và con chim săn mồi “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam cho tới thời điểm này. Theo chủ nhân của chú chim đặc biệt này, chim có nguồn gốc ở Mông Cổ.
Thức ăn hàng ngày của giống “đại bàng hoàng kim” là các loại thịt động vật như gà, chuột và chim nhỏ. Những người chơi cho biết, để huấn luyện chim săn mồi được thuần thục là cả một quá trình khó khăn từ việc ép cân để huấn luyện chim lúc đói đến việc huấn luyện sao cho chim bay khi nghe thấy tiếng còi của chủ nhân lập tức quay lại.
Do đặc tính khá dữ dằn của loài đại bàng nên bình thường “đại bàng hoàng kim” được chủ buộc mũ lên đầu để tránh gây sát thương cho người và các loại chim săn mồi khác. Ngay tại buổi tụ họp của người chơi chim săn mồi, “đại bàng hoàng kim” đã được trả giá tới 250 triệu đồng. Buổi tụ họp còn có sự xuất hiện của nhiều loại chim săn mồi và chim cảnh độc đáo như Kestrel, đại bàng núi, vẹt...
Chiêm ngưỡng “đại bàng hoàng kim” giá trăm triệu:

Chú chim "đại bàng hoàng kim" độc nhất ở Việt Nam

Đây là giống chim săn mồi "khủng" nhất ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại


"Đại bàng hoàng kim" nặng 5.6 kg và có sải cảnh dài 3m

Bình thường khi không săn mồi, người chơi chim đội mũ cho "đại bàng hoàng kim" để tránh gây sát thương


Loài chim săn mồi này được trả giá tới 250 triệu đồng
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top