saudoi_thienthu

New Member
Download Tiểu luận Phi ngôn ngữ trong giao tiếp miễn phí



MỤC LỤC


MỤC LỤC 2
LỜI GIỚI THIỆU 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
1. Mục tiêu của đề tài 4
2. Giới hạn của đề tài 4
NỘI DUNG 5
I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 5
1. Giao tiếp là gì? 5
2. Sức mạnh của hành vi phi ngôn ngữ 5
II. NHỮNG CỬ CHỈ CHUNG 9
1. Cử chỉ nhún vai: 9
2. Có ba quy định chung để đọc đúng các cử chỉ: 9
3. Tại sao đọc cử chỉ của trẻ nhỏ thì dễ hơn của người lớn. 12
4. Bạn có thể làm động tác giả được không? 13
5. Chuyện thật trong cuộc sống: Việc nói dối khi nộp đơn sinh việc 14
III. SỨC MẠNH CỦA BÀN TAY 15
1. Bàn tay 15
2. Sự khác nhau giữa các nền văn hóa 17
IV. 6 BÍ QUYẾT TRONG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ 20
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
LỜI GIỚI THIỆU

Ngôn ngữ dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hay trạng thái của mỗi người và cũng còn có thể để che giấu, đánh lạc hướng người khác. Vì ngôn ngữ gắn liền với ý thức, nó được sử dụng một cách có chủ định của ý thức trong giao tiếp.
Ngoài ra, có một loại “ngôn ngữ” khác ít hay không gắn liền với ý thức, nó có thể được biểu lộ một cách tự động, máy móc mà người khác chưa chắc đã hiểu ra. Đó là ngôn ngữ của cơ thể, được thể hiện bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… trong quá trình giao tiếp và có hệ mã riêng.
Ngày nay khi thế giới dần dần bị thu nhỏ lại, phẳng ra thì sự va chạm giữa các nền văn hóa khác nhau được nhận thấy rõ ràng nhất trong quá trình giao tiếp.
Theo nghiên cứu các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp, lời nói bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay còn gọi là ngôn ngữ của cơ thể) và giọng điệu. Ngôn ngữ, lạ thay chỉ góp phần nhỏ nhất 7% trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55%. Những công trình nghiên cứu ngày nay đã ghi vào danh mục hơn một triệu bản mã và tín hiệu liên quan đến ngôn ngữ cơ thể.
Trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa khác nhau của các dạng phi ngôn ngữ trong từng trường hợp, từng quốc gia cụ thể.

LỜI MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ;
- Tìm hiểu các dạng, yếu tố phi ngôn ngữ chung;
- Tìm hiểu sự khác biệt của một số yếu tố phi ngôn ngữ thông dụng.
2. Giới hạn của đề tài
Vì giới hạn của thời gian nên trong đề tài này tui chỉ nghiên cứu về các cử chỉ chung trong giao tiếp phi ngôn ngữ và phân biệt một số ý nghĩa cơ bản của một số quốc gia, nền văn hóa về các cử chỉ, các dấu hiệu của bàn tay và ngón tay.

NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1. Giao tiếp là gì?
Giao tiếp theo nghĩa rộng là “Quá trình trao đổi và tiếp xúc giữa con người với môi trường của mình, trong quá trình đó nó sử dụng tất cả các cách cảm giác, đa kênh truyền”
Trong các quá trình của giao tiếp gồm các yếu tố như sau:
- Người truyền đạt:
- Người tiếp nhận:
- Thông điệp:
- Kênh truyền:
- Thông tin phản hồi:
- Môi trường:
Trong quá trình giao tiếp sẽ có những yếu tố tác động đến việc truyền thông, có thể thúc đẩy cũng có thể là cản trở. Các yếu tố đó xuất phát từ bản thân các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp như: kiến thức, kinh nghiệm, mối quan tâm của người nói cũng như người nghe, tâm lý của người nói và người nghe trong quá trình giao tiếp.
Như đã nói trong phần giới thiệu chúng ta cần chú ý đến yếu tố phi ngôn ngữ trong khi giao tiếp, nó có thể giúp người nói biểu hiện tốt hơn điều cần nói cũng như hiểu tốt hơn những điều phản hồi của người nghe mà chỉ cần quan sát các cử chỉ của cơ thể, giọng điệu, âm lượng, ánh mắt…
2. Sức mạnh của hành vi phi ngôn ngữ
Năm 1960, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, cuộc chạy đua vào Nhà trắng giữa Phó Tổng thống Nixon và Thượng Nghị sĩ Kenedy đã được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia. Chứng kiến cuộc tranh luận công khai giữa hai ứng cử viên, 70 triệu cử tri Mỹ có cơ hội không chỉ nghe thấy những gì họ nói mà còn được nhìn tận mắt những hành động, cử chỉ của các ứng viên để so sánh và lựa chọn vị tổng thống cho đất nước mình.
Phần lớn những người quan sát cuộc tranh cử trên TV khi được phỏng vấn đã nói rằng hình dáng tối tăm như vào lúc năm giờ sáng và ánh mắt liếc nhanh như chảo chớp của ông Nixon, khiến cho ông ta trông giống một kẻ độc ác, nham hiểm và không thể sánh được với Thượng Nghị sĩ Kenedy trong cuộc tranh cử vào chức Tổng thống Mỹ. Ống kính máy quay truyền hình đã góp phần truyền tải ý nghĩa của ngôn ngữ không thể hiện bằng lời nói và vĩnh viễn thay đổi bức tranh chính trị.
Hành vi phi ngôn ngữ được chia thành các nhóm chính như sau:
2.1 Giao tiếp bằng mắt: “Ngôn ngữ của đôi mắt” giúp điều chỉnh buổi giao tiếp. Nó là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của mình đối với người khác và làm gia tăng uy tín của người nói. Người biết dùng “đôi mắt trong giao tiếp” thường khiến buổi trao đổi thêm cởi mở và chuyển tải được sự thích thú, chú tâm, nhiệt tình và độ đáng tin cậy nơi mình đến người tiếp nhận. Khi một người nhìn lướt nhanh qua cặp kính của của anh ta, có nghĩa là anh ta đang có ý chỉ trích, phê bình và cần xem xét vấn đề một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng hơn. Ví dụ:
- Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường không giao tiếp mắt khi nói dối.
- Nhìn lướt qua: Khi cảm giác chán, người ta thường nhìn lướt qua người đối diện hay liếc nhìn xung quanh phòng.
- Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hay hợm hĩnh thường nhìn chằm chằm vào mắt bạn.
- Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực và đáng tin cậy.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

minhduc96

New Member
Re : những thành tựu của văn minh trung quốc

Bạn ơi giúp mình tải bài này với :)
Những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc


hộ mình nha :D :D :D
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top