ladydiemkieu85

New Member
Download Tiểu luận miễn phí



MỤC LỤC
Trang
· ĐẶT VẤN ĐỀ 1
· GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I. Quan niệm về tội phạm và những tư tưởng, quan niệm ảnh hưởng 1
1. Quan niệm về tội phạm 1
2. Những tư tưởng, quan niệm ảnh hưởng đến quan niệm về tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam 5
II. Phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm. 6
1. Phân loại tội phạm 6
a. Căn cứ vào hình phạt (chế tài) 6
b. Căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của tội phạm (khách thể) 8
c. Căn cứ vào lỗi của chủ thể 10
d. Một số căn cứ khác 11
2. Ý nghĩa của phân loại tội phạm 11
III. Một vài đánh giá 12
· LỜI KẾT 14
· DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
· MỤC LỤC 16
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. Định nghĩa khái niệm tội phạm này vừa đúng, nhưng cũng có thể chưa đúng. Nó chỉ đúng với thời đại ngày nay thôi, còn trong giai đoạn phong kiến Việt Nam, nó chỉ đúng một phần. Tội phạm ở thời đó không chỉ ở trong luật hình sự mà là tất cả các lĩnh vực của luật pháp. Tại sao lại thế ? Giải quyết bài tập: “Quan niệm về tội phạm, cách phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam”, chúng ta có thể tự trả lời.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. QUAN NIỆM VỀ TỘI PHẠM VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG.
1.QUAN NIỆM VỀ TỘI PHẠM
Nếu như trong luật hình sự hiện nay, việc quy dịnh về tội phạm thông qua nội dung trong việc định nghĩa tội phạm là vấn đề đầu tiên, thì pháp luật phong kiến Việt Nam không như thế. Và nếu như hiện nay tội phạm chỉ là đối tượng duy nhất đối với luật hình sự thì theo quan niệm của ông cha ta trong cổ luật, tội phạm là đối tượng của tất cả các lĩnh vực pháp luật phong kiến Việt Nam.
Các bộ luật phong kiến Việt Nam cho chúng ta thấy pháp luật hình sự lúc đó mang tính phổ biến, có quan niệm rất rộng về tội phạm. Biện pháp trừng phạt hình sự được áp dụng không những đối với các tội phạm hiểu theo khái niệm của luật hình sự hiện đại thuộc đối tượng xử lý của luật hình sự mà còn đối với các hành vi vi phạm của quy định về các quan hệ trong lĩnh vực hành chính, lĩnh vực lễ nghi, lĩnh vực gia đình, lĩnh vực ruộng đất, lĩnh vực thuế,… Trong các bộ luật phong kiến Việt Nam không có điều luật định nghĩa khái niệm tội phạm nhưng qua các điều luật cụ thể của chúng thì cũng đã phần nào phản ánh được quan niệm về tội phạm của các nhà làm luật lúc bấy giờ.
Thứ nhất, quan niệm về tội phạm theo hướng thiên về dấu hiệu hình thức. Cụ thể, phần lớn các điều luật luôn chứa một công thức: “người nào phạm tội X thì phải chịu hình phạt Y”. Hay quy định tại năm loại hình phạt có thể áp dụng. Đó là xuy, trượng, đồ, lưu, tử tương ứng với năm loại tội được thừa nhận trong các bộ luật. Như vậy dựa vào hình phạt vừa có thể phân biệt giữa các loại tội phạm vừa gắn tên với từng loại tội phạm với chính từng hình phạt.
Thứ hai, chỉ là tội phạm khi được quy định trong luật. Việc thừa nhận dấu hiệu này khẳng định sự hiển diện của nguyên tắc “ không có luật thì không có tội ”(vô luật bất hình, pháp căn hay luật định) - một sự biểu hiện của nguyên tắc pháp chế trong bộ luật. Trong các bộ luật không có điều luật cụ thể quy định trực tiếp vấn đề này nhưng việc quy định xử phạt quan xử án không đúng luật trong hành vi “tự mình xét xử”(Điều 683 QTHL) hay “xử án không đúng luật”(Điều 686 QTHL). . . đã gián tiếp khẳng định dấu hiệu “được quy định trong luật của tội phạm”.
Thứ ba, pháp luật phong kiến Việt Nam không có điều luật khẳng định dấu hiệu nội dung của tội phạm. Nhưng các quy định về tội phạm thể hiện, tội phạm xâm phạm trước hết đến sự an toàn, bất khả xâm phạm của chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam, mà trước hết là sự an toàn của nhà vua và hoàng cung, xâm phạm trật tự, kỉ cương, đạo đức xã hội theo quan điểm Nho giáo, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, tài sản...Đó là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ khác nhau. Nếu như luật hình sự hiện đại phân biệt mức độ của tính nguy hiểm của tội phạm với mức độ nguy hiểm của những hành vi mà theo luật hiện đại chỉ là vi phạm hành chính, đạo đức, kỷ luật thì theo pháp luật phong kiến Việt Nam tất cả các hành vi nói trên đều bị coi là tội phạm, không phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm. Như vậy, tội phạm theo pháp luật phong kiến Việt Nam rộng hơn rất nhiều khái niệm tội phạm trong pháp luật hình sự hiện đại.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

jennatham

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Quan niệm về tội phạm, cách phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam

ad ơi.. cho em xin link tải về vs ạ.. e Thank nhiều
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Quan niệm về tội phạm, cách phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top