tctuvan

New Member
CHia sẻ cho ae bài bình ĐINH PHAN CẨM VÂN

TÓM TẮT
Với Hồng lâu mộng, nếu chỉ bàn đến cái thực, không chú ý đến cái hư, thì không đánh
giá hết xảo điệu của ngòi bút Tào Tuyết Cần. Xu hướng nghiên cứu trước nay bàn nhiều đến
chân, ít chú ý đến giả. Thực tế, giả luôn đi kèm với chân, tạo thành một cặp đôi không thể
tách rời.
Từ khóa: chân, giả, Hồng lâu mộng.
ABSTRACT
Fact and fiction in Dream of the Red Chamber
For Dream of the Red Chamber, it is impossible to judge the genius writing talent of
Cao Xueqin if we only focus on the fact, paying no attention to the fiction. Research has been
focusing on the fact, neglecting the fiction part. In fact, fiction always accompanies fact,
forming an inseperable pair.
Keywords: fact, fiction, Dream of the Red Chamber.

1. Mở đầu
Vấn đề chân và giả có ý nghĩa quán
xuyến và bao trùm mọi phương diện tiểu
thuyết Hồng lâu mộng. Tào Tuyết Cần đã
triệt để khai thác mối quan hệ này trong
việc phản ánh hiện thực, xây dựng hình
tượng nhân vật cũng như gửi gắm các
quan niệm nhân sinh, nghệ thuật. “Vấn đề
quan trọng nhất trong tiểu thuyết Hồng
lâu mộng chính là hai chữ chân/ giả. Độc
giả nên biết rằng, chân tức là giả, giả tức là
chân; trong chân có giả, trong giả có chân;
chân không hẳn là chân, giả không hẳn là
giả” (Dẫn theo [2, tr.35]).
2. Nội dung
Có thể tách từng phương diện ý
nghĩa của chân và giả như sau:
- Chân/ giả trong cuộc đời:
+ Chân Bảo Ngọc/ Giả Bảo Ngọc.
Hai nhân vật Chân – Giả Bảo Ngọc
có nhiều điểm tương đồng. Thứ nhất, bề

*
TS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM

ngoài giống hệt nhau, đến mức Giả Bảo
Ngọc đến nhà họ Chân bị mọi người lầm
tưởng là Chân Bảo Ngọc. Chân Bảo Ngọc
vào phủ Giả, đến như Giả Mẫu vẫn tưởng
đó là cháu yêu Giả Bảo Ngọc. Thứ hai, có
mối liên hệ đặc biệt với nữ giới: yêu mến,
tôn trọng phụ nữ, đồng thời cũng luôn
được nữ giới chở che, bảo bọc.
Điểm khác nhau: Giả Bảo Ngọc
khinh thường khoa cử công danh bao
nhiêu thì Chân Bảo Ngọc lại tỏ ra khao
khát bấy nhiêu. Trước khi gặp Chân Bảo
Ngọc, Giả Bảo Ngọc vô cùng háo hức
những tưởng gặp được tri kỉ. Trò chuyện
không lâu, Giả Bảo Ngọc đã không thể
chịu nổi vì lời lời chàng Chân nói ra chẳng
khác gì giọng lưỡi của bọn “mọt ăn lộc”.
Hồi 56 đã miêu tả rất kĩ một giấc
mơ. Bảo Ngọc lạc vào một vườn hoa hệt
như Đại Quan viên, bước vào một tòa nhà
hệt như viện Di Hồng, thấy đám a hoàn
hệt như Uyên Ương, Bình Nhi, Tập
Nhân… Đặc biệt nhất, bước vào viện Di
Hồng (trong mơ), Giả Bảo Ngọc nhìn thấy
một người trẻ tuổi mà đám a hoàn xung
quanh gọi lại cậu Bảo (Chân Bảo Ngọc)
đang nằm trên giường, và sự trùng lặp kì
thú là Chân Bảo Ngọc đang kể cho đám a
hoàn nghe về giấc mơ của mình: “Ta thấy
cụ nói, trong kinh cũng có một anh Bảo
Ngọc tính nết cũng giống ta, ta vẫn không
tin. Nhưng vừa rồi ta nằm mê đi vào một
cái vườn hoa to ở trong kinh… Ta tìm mãi
mới đến được cái buồng của anh ấy (Giả
Bảo Ngọc), thấy anh ấy đương nằm ngủ,
nhưng chỉ có cái xác thôi, còn hồn thì đi
đâu rồi ấy”. Tình tiết tiếp theo, Giả Bảo
Ngọc đã làm quen với Chân Bảo Ngọc, họ
đã gặp nhau, vui mừng nhận ra nhau.
Nếu giấc mơ chỉ đơn giản được kể
lại như vậy thì cũng không khác gì lắm với
những giấc mơ trong truyện cổ tích,
truyền kì. Có thể tính phức tạp so với
truyền kì được nâng lên đôi chút, hai nhân
vật đều mong muốn tìm nhau và đã cùng
một lúc mơ về nhau. Điểm khác tiền nhân,
Tào Tuyết Cần không dừng ở việc kể lại
giấc mơ mà đã lí giải giấc mơ theo cách
riêng nhằm lí giải mối quan hệ giữa Chân
Bảo Ngọc và Giả Bảo Ngọc. Giường ngủ
Bảo Ngọc đối diện với tấm gương lớn
(Trong phủ Giả chỉ có Viện Di Hồng có
tấm gương lớn như thế. Điều này không
những ám chỉ ý nghĩa “phong nguyệt bảo
giám” mà còn gợi đến suy nghĩ về ảo ảnh
trần gian). Thông thường khi ngủ, a hoàn
buông rèm che gương nhưng lần này họ đã
quên. Tất cả những cảnh Giả Bảo Ngọc
nhìn, gặp trong mơ là hình ảnh của chính
mình phản chiếu trong gương: “...là bóng
cậu ở trong cái gương đấy”..., “…khi nằm
trước gương chơi đùa với bóng rồi ngủ
đi…” (hồi 56). Như vậy, Chân Bảo Ngọc
là một ảo ảnh của Giả Bảo Ngọc. Chân
Bảo Ngọc được miêu tả rất ít trong tác
phẩm. Thao tác của nhà văn là qua Giả
Bảo Ngọc để hình dung ra Chân Bảo
Ngọc. Như vậy chân và giả không phân
biệt về hình thức. Bản chất cũng là tương
thông nhưng tuân thủ theo nguyên tắc liên
kết phổ biến trong tác phẩm: ảo ảnh đối
lập bổ sung. Chân và Giả Bảo Ngọc hai
mà là một, một mà là hai, vừa tương đồng
vừa đối lập, theo nguyên tắc ảnh trong
gương.
+ Chân Sĩ Ẩn/ Giả Vũ Thôn
“Giả vũ” theo âm Bắc Kinh gần với
“giả ngữ”, Giả Vũ Thôn gần giống với giả
ngữ thôn ngôn (lời nói giả). Chân Sĩ Ẩn
trùng với âm “chân sự ẩn” (che dấu sự
thật). Dùng lời nói giả để che dấu sự thật
bên trong.
Câu chuyện của Tào Tuyết Cần là
câu chuyện về dòng họ Giả - một dòng họ
vinh hoa phú quý tột bực. Kết cục, cuộc
sống phồn hoa sụp đổ, rơi xuống bần hàn.
Như vậy, phồn hoa chỉ là chuyện giả.
dáng dòng họ Giả cũng được quan
sát, mô tả từ hai phía: bề ngoài và thực
chất bên trong. Bề ngoài, dòng họ Giả vẫn
đầy quyền lực, xa hoa nhưng bên trong
ngày một sa sút. Như vậy, cái bề ngoài chỉ
là hình thức giả dối, ngụy tạo. Bên trong
mới là sự thực, đáng tin. Lấy cái giả để che
đậy cái chân.
Với cặp đôi nhân vật Chân Sĩ Ẩn/
Giả Vũ Thôn, vấn đề chân/ giả được mở
rộng, liên quan đến những thao tác nghệ
thuật của nhà văn. Chân Sĩ Ẩn được coi là
nhân vật mang hình bóng của Giả Bảo
Ngọc. Khúc dạo đầu tác phẩm, Tào Tuyết

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top