LOVE_STORY

New Member
Download miễn phí Luận văn Mô hình hiện đại - Kiến trúc bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ tại Hà Nội

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BỆNH VIỆN QUY MÔ NHỎ TẠI HÀ NỘI
VÀ MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI.

1.1 HỆ THỐNG BỆNH VIỆN CỦA HÀ NỘI.

1.1.1 Sự hình thành hệ thống bệnh viện tại Hà Nội.
Bệnh viện là thể loại công trình công cộng phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ con người. Nói một cách đơn giản bệnh viện là nơi khám, chẩn đoán, điều trị chữa bệnh cho con người. Những năm gần đây, bệnh viện còn đóng vai trò một trung tâm y tế phòng chống bệnh tật cho cộng đồng dân cư mà nó phụ trách.
Dưới chế độ phong kiến, cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng vẫn chữa bệnh theo cách cổ truyền từ đời này sang đời khác. Các thầy lang, thầy đồ kiêm luôn vai trò thầy thuốc, nhân dân ta chữa bệnh nhờ vào họ cùng các bài thuốc dân gian.
Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, Hà nội tuy là trung tâm nhưng số lượng bệnh viện để lại rất ít, chỉ một vài bệnh viện quy mô vừa và nhỏ được xây dựng để phục vụ bộ máy cai trị, cùng một số nhà thương làm phúc như Phủ Doãn, Bạch mai, Saint-Paul... với số lượng y, bác sĩ hạn chế, chủ yếu là người Pháp nên chỉ phục vụ được phần nào nhu cầu của người dân.
Những năm 1930-1945, các huyện ngoại thành đều có bệnh xá được quản lý bởi chính quyền thực dân Pháp. Do chính sách cai trị thuộc địa của chế độ thực dân và số lượng thuốc men, người có chuyên môn ít nên các bệnh xá chỉ phục vụ cầm chừng.
Từ năm 1945-1954 diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp, những năm đầu Hà Nội là nơi diễn ra chiến sự ác liệt, các bệnh viện thời kỳ này phát triển mạnh ở vùng tự do tạo tiền đề cho sự phát triển mạng lưới bệnh viện sau này.
1.1.1.1. Thời kỳ từ năm 1955 đến 1985.
Sau ngày giải phóng Thủ đô đến trước năm 1985: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên Chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN nhưng mang nặng tính tập trung quan liêu bao cấp.
Trong giai đoạn này hệ thống bệnh viện được xây dựng theo định hướng XHCN trên cơ sở cải tạo mở rộng tái sử dụng các nhà thương cũ : Bệnh viện trung ương quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch mai, Bệnh viện Saint-Paul. . . Các bệnh viện được xây mới với quy mô, hệ thống tương đối hoàn chỉnh : Bệnh viện Việt Xô, Bệnh viện E, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện - Nhi Thuỵ Điển...
Hệ thống khám chữa bệnh giai đoạn này được lập thành một mạng lưới có cấu trúc tầng bậc từ Trung ương đến cơ sở: bệnh viện Trung ương, bệnh viện thành phố, bệnh viện quận, huyện, phòng khám đa khoa, trạm xá. Mạng lưới y tế này được kiện toàn trên cơ sở mạng lưới giao thông từ nội thành đến ngoại thành.
Mặc dù các bệnh viện được xây dựng trên diện rộng đủ các hạng mục nhưng chất lượng chưa cao, cộng với việc sử dụng lại các nhà thương cũ với cơ sở hạ tầng lạc hậu, không phù hợp.
Theo định hướng XHCN, mạng lưới y tế Hà Nội cũng như Việt Nam thời kỳ này có nhiệm vụ:
- Chăm sóc sức khoẻ, phòng chữa bệnh theo tuyến.
- Nhà nước đảm nhận hoàn toàn các chi phí xây dựng và hoạt động của các bệnh viện (cơ chế bao cấp).
Do cơ chế bao cấp của nền kinh tế, nên trong thời kỳ này:
- Nền kinh tế kém phát triển, thiếu thốn mọi mặt.
- Với chính sách: Chỉ mở cửa về phía các nước XHCN, nên mặc dù trong ngành y tế mức trao đổi, viện trợ, đào tạo nhiều nhưng cũng không thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế một nước gồm gần 70 triệu dân. Hệ thống khám chữa bệnh thiếu các loại thuốc men, trang thiết bị y tế hiện đại mà các nước trên thế giới đã có, đang sử dụng và phát triển.
- Một yếu tố khách quan, rõ rệt nhất là do hoàn cảnh chiến tranh, nhân lực, vật lực và kinh phí hạn chế nên mạng lưới trên không có điều kiện phát triển; các bệnh viện không được đầu tư, xây dựng, nâng cấp cho nên đã xuống cấp nghiêm trọng, không đủ đIều kiện kĩ thuật, vệ sinh môi trường tối thiểu.[1]
Nhìn chung các bệnh viện có diện tích khu đất rộng, tuy nhiên, do nhiều nơi chưa có quy hoạch chi tiết hoàn chỉnh cho nên bản thân các bệnh viện cũng chưa có phương án tổng thể phù hợp với kế hoạch đầu tư trong tương lai. Các công trình bố trí rải rác, không có nhà cầu liên hệ với nhau khó khăn trong điều kiện thời tiết xấu. Hạ tầng kĩ thuật lạc hậu, cấp điện lấy từ nguồn thành phố, chưa có trạm biến áp riêng. Hệ thống cấp nước sạch tuy có nhưng chưa đủ cho sử dụng mặc dù đã được ưu tiên. Một số bệnh viện còn phải dùng nước giếng. Toàn bộ hệ thống nước thải được xử lý rất ít, không đảm bảo vệ sinh môi trường, chảy thẳng ra cống thành phố. Việc cải tạo không đồng bộ, chắp vá do kinh phí đầu tư cải tạo nâng cấp còn hạn hẹp, ngoại trừ một số bệnh viện lớn do nước ngoài viện trợ.[1]
Nhận xét: Thời kỳ này mạng lưới bệnh viện tại Hà Nội và cả nước được hình thành và phát triển theo định hướng XHCN, cách thức tổ chức cũng như quy cách kiến trúc đặc trưng của nền kinh tế bao cấp: phát triển mạnh cả số lượng và chất lượng trung bình với quy mô lớn dần. Chất lượng phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân chưa cao một phần do hoàn cảnh chiến tranh, một phần do cơ chế nhưng đã tạo được nền móng vững chắc cho giai đoạn sau này.
1.1.1.2. Thời kỳ từ 1986 đến nay.
Cùng việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về tăng cường đầu tư cho y tế và giáo dục, với nhiều nguồn viện trợ quốc tế, nên trong giai đoạn này việc đầu tư xây mới, nâng cấp cải tạo các bệnh viện lớn cấp trung ương đến các bệnh viện địa phương đã được quan tâm đúng mức.
Sự phát triển của hệ thống y tế đang đòi hỏi một chiến lược phát triển không những trong lĩnh vực quản lý mà cả về kĩ thuật xây dựng, chuyên ngành, trang thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá các bệnh viện, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân.
Theo thống kê trên địa bàn Hà nội có 27 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa với tổng số 9,035 giường bệnh và mạng lưới trạm y tế cơ sở, nhà hộ sinh khu vực khá hoàn chỉnh [3]. Mạng lưới bệnh viện được phân loại như sau :
- Phân theo tuyến :
+ Tuyến trung ương :15 bệnh viện
+ Tuyến địa phương :12 bệnh viện
- Phân theo chức năng :
+ Bệnh viện đa khoa : 07 bệnh viện
+ Bệnh viện chuyên khoa 20 bệnh viện
- Phân loại theo cấp độ :
+ Bệnh viện loại I : 15 bệnh viện
+Bệnh viện loại II : 04 bệnh viện
+Bệnh viện loại III : 08 bệnh viện
Mạng lưới bệnh viện được tổ chức theo từng cấp từ trung ương đến địa phương
- Mạng lưới quy hoạch .
Được xây dựng phát triển cả cải tạo và xây dựng mới, mở rộng số giường của các bệnh viện hiện có, phát triển mạnh hệ thống y tế cơ sở với các trung tâm y tế và trạm y tế .
- Cách thức tổ chức quản lý.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

bibi255

New Member
Re: [Free] Mô hình hiện đại - Kiến trúc bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ tại Hà Nội

gui cho minh link down voi
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Kiến trúc bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ tại Hà Nội + bản vẽ

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top