khanh_daicavip

New Member
Download Tiểu luận miễn phí



MỤC LỤC - 1 -
ĐẶT VẤN ĐỀ - 2 -
NỘI DUNG - 3 -
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRIẾT HỌC - 3 -
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY. - 5 -
1. Phương Đông - Trung Quốc - Ấn Độ cổ đại - 5 -
2. Phương Tây-Hy Lạp cổ đại - 6 -
III. NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI KỲ CỔ ĐẠI. - 7 -
1. Mục đích của triết học. - 8 -
2. Phương pháp tiếp cận của triết học - 8 -
3. Đối tượng nghiên cứu của triết học. - 9 -
4. Phương pháp luận - 11 -
5. Triết học Phương Tây gắn với khoa học tự nhiên còn triết học Phương Đông gắn với chính trị xã hội. - 12 -
6. Triết học Phương Tây mang tính giai cấp trực diện còn triết học Phương Đông thì tính giai cấp mờ nhạt - 13 -
KẾT LUẬN - 15 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 16 -
Trong quá trình khám phá thế giới, giải đáp những câu hỏi về nguồn gốc của con người, nguồn gốc của thế giới và vị trí của con người trong thế giới làm hình thành ở con người những quan niệm nhất định, trong đó có những yếu tố cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin… Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp của hoạt động thực tiễn, tư duy của con người không ngừng được “mài sắc”. Sự ra đời của triết học cho thấy tính tích cực của tư duy con người đã đạt được bước chuyển biến về chất nhờ sự xuất hiện của tầng lớp lao động trí óc trong xã hội cổ đại.
Từ khi ra đời, triết học đóng vai trò quan trọng trong nhận thức cũng như hoạt động của con người, Ph. Ăngghen viết: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”. Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi. Năng lực ấy cần được phát triển hoàn thiện mà muốn hoàn thiện thì cần nghiên cứu toàn bộ triết học từ thời đại trước.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung và lịch sử triết học nói riêng, triết học phương đông và triết học phương tây cổ đại giữ một vị trí hết sức quan trọng. Việc nhận thức một cách đầy đủ những giá trị của hai nền triết học này là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Đó là lý do mà em chọn đề tài “Tìm hiểu hai nền triết học phương đông và triết học phương tây thời kỳ cổ đại”.







NỘI DUNG

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRIẾT HỌC
Trong lịch sử nhân loại ở Phương Đông cũng như Phương Tây, triết học ra đời từ rất sớm. Tuy nhiên, trong thời kỳ nguyên thủy con người chỉ mới có mầm mống của tư duy triết học ở trình độ thấp, mang tính chất huyền thoại. Triết học chỉ thực sự tồn tại với tư cách là một môn khoa học khi nhân loại bước sang xã hội chiếm hữu nô lệ (ở Phương Tây, tại Hy Lạp khoảng thế kỷ thứ VII trc CN, ở Phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ…chế độ chiếm hữu nô lệ còn xuất hiện sớm hơn). Lúc đầu, triết học bao gồm tri thức của hầu hết các môn khoa học, triết học thậm chí còn coi là “khoa học của các khoa học”. Qua thời gian và lịch sử do nhu cầu ngày càng đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thế giới nên các khoa học cụ thể dần dần tách ra khỏi triết học để trở thành một môn nghiên cứu độc lập. Đổi tượng nghiên cứu của triết học cũng từng bước được xác lập. Bản thân quan niệm về triết học cũng có sự thay đổi trong lịch sử.
Triết học ra đời do kết quả của sự tách biệt giữa lao động chí óc và lao động chân tay. Bên cạnh đó, triết học ra đời còn do tư duy nhân loại đã phát triển ở trình độ cao – trình độ hệ thống hóa, khái quát hóa và trừu tượng hóa. Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ VIII-VI TCN gắn liền với sự ra đời của các nền văn minh cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy lạp… “Triết” theo nghĩa chữ Hán là trí – Sự hiểu biết của con người, là sự truy tìm bản chất của đối tượng trong quá trình nhận thức thế giới. “Triết” theo nghĩa Án Độ là Darshna,là sự chiêm ngưỡng, suy ngẫm con người đến chân lý, là sự hiểu biết nói chung. “Triết học” theo tiếng Hy lạp là Philosophya ( sự ham mê hiểu biết cộng với sự thông thái). Như vậy dù là ở Phương Đông hay phương tây, Triết học thời cổ đại đều có nghĩa là sự hiểu biết, sự nhận thức chung của con người về thế giới.
Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin: “Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới”. Ăngghen khẳng định “vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học đặc biệt là của triết học hiện đại, là quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt:
- Mặt thứ nhất, tư duy và tồn tại (ý thức và vật chất) cái nào có trước cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
Tùy theo cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học mà người ta phân chia thành hai trường phái: duy vật và duy tâm.
+ Triết học duy vật cho rằng vật chất có trước, vật chất quyết định ý thức. Con người hoàn toàn có thể nhận thức được thế giới, chỉ có những gì con người chưa biết chứ không có cái gì con người không biết. Có những sự vật và hiện tượng mà các thế hệ hôm nay chưa biết nhưng cùng với sự phát triển của thực tiễn, của khoa học thì các thế hệ mai sau hoàn toàn có thể sẽ nhận thức được.
+ Triết học duy tâm (dù là duy tâm chủ quan hay duy tâm khách quan) đều cho rằng ý thức có trước, ý thức quyết định vật chất. Nhìn chung thì triết học duy tâm phủ nhận khả năng nhận thức của con người nếu có nhận thức được thì con người chỉ có thể nhận thức được cái bề ngoài chứ không thể nhận thức được bản chất bên trong của các sự vật hiện tượng.
Bên cạnh cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, lịch sử triết học còn diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai phương pháp: biện chứng và siêu hình.
- Phương pháp biện chứng khẳng định các sự vật hiện tượng trong thế giới tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và vận động, phát triển không ngừng.
- Phương pháp siêu hình nhìn nhận thế giới trong sự cô lập, tách rời nhau, tĩnh tại bất biến, nếu có vận động thì chỉ là sự tăng giảm về số lượng mà không có sự biến đổi về chất.
Trên cơ sở nhận thức những vấn đề chung nêu trên, chúng ta có thể đánh giá, so sánh đặc điểm triết học Phương Tây và Triết học Phương Đông cổ đại thông qua quan niệm của các nhà triết học tiêu biểu.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phongtt7

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Tìm hiểu hai nền triết học phương đông và triết học phương tây thời kỳ cổ đại

sao không thấy link vậy admin
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Tìm hiểu hai nền triết học phương đông và triết học phương tây thời kỳ cổ đại

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu cách cải thiện kĩ năng thuyết trình cho sinh viên chuyên Anh năm thứ hai trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên Ngoại ngữ 0
A Nghiên cứu tìm hiểu những hoạt động viết hiệu quả cho sinh viên năm thứ hai trường Trung cấp Thương Ngoại ngữ 0
N Tìm hiểu những khó khăn trong việc đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên năm thứ nhất hai kh Ngoại ngữ 0
P Tìm hiểu cách cải thiện kĩ năng thuyết trình cho sinh viên chuyên Anh năm thứ hai trường Đại học Sư Ngoại ngữ 0
D Tìm hiểu về chỉ định phẫu thuật đối với các dạng tổn thương giải phẫu của bệnh lý Thất phải hai đườn Tài liệu chưa phân loại 0
Q Mình chuẩn bị kết hôn nên đang muốn tìm hiểu về dịch vụ khám sức khỏe sinh sản cho ca hai vo chồng.H Sức khỏe 0
I Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả nong van hai lá bằng bóng qua da ở bệnh nhân hẹp hai lá Tài liệu chưa phân loại 0
B Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học cây an điền hai hoa hedyotis biflora (l.) lam họ cà phê (rubiac Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: Tìm hiểu thái độ học tập môn giáo dục học của sinh viên năm thứ hai khoa Hoá Trường ĐHSP Luận văn Sư phạm 0
C Tiểu luận Tìm hiểu thái độ học tập môn giáo dục học của sinh viên năm thứ hai khoa Hoá Trường Đại họ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top