jimmy14290

New Member
Download miễn phí Tiểu luận Chiến lược marketing của Sabeco




Mục lục

I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SABECO 1
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING 2
1. Môi trương vĩ mô 2
a. Kinh tế 2
b. Môi trường công nghệ 3
c. Môi trường văn hóa xã hội 3
d. Môi trường nhân khẩu học 3
e. Môi trường tự nhiên : 4
f. Môi trường chính trị 4
2. Môi trường vi mô 4
a. Các trung gian marketing 4
b. Khách hàng 4
c. Đối thủ cạnh tranh 4
d. Công chúng 4
III. PHÂN ĐOẠN VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 4
1. Phân đoạn thị trường 4
2. Thị trường mục tiêu 5
3. Định vị 5
IV. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM 5
1. Cấu trúc sản phẩm. 5
a. Thành phần chủ yếu cốt lõi. 5
b. Thành phần sản phẩm mục tiêu 5
c. Thành phần sản phẩm bổ sung 5
2. Các quyết định cá nhân về sản phẩm. 6
a. Thuộc tính sản phẩm. 6
b. Thương hiệu. 6
c. Nhãn hiệu. 6
d. Bao bì, đóng gói 6
3. Chu kì sống của sản phẩm 6
V. CHIẾN LƯỢC GIÁ 6
VI. CHIẾN LƯỢC KÊNH PHÂN PHỐI. 7
VII. CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ CỔ ĐỘNG 8
1. Quảng cáo. 8
2. Khuyến mãi. 8
3. Các hoạt động khác. 9
VIII.KẾT LUẬN. 9

I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SABECO
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY BIA - RƯỢU - NGK SÀI GÒN SABECO
Lịch sử phát triển của Sabeco gắn liền với quá trình phát triển mạnh mẽ và bền vững của thương hiệu bia Sài Gòn, thương hiệu dẫn đầu của Việt Nam.
Giai đoạn 1977 - 1988:
01/06/1977 Công ty Rượu Bia Miền Nam chính thức tiếp nhận và quản lý Nhà máy Bia Chợ Lớn từ Hãng BGI và hình thành nên Nhà máy Bia Sài Gòn.
1981 Xí nghiệp Liên hiệp Rượu Bia NGK II được chuyển đổi từ Công ty Rượu Bia Miền Nam .
1988 Nhà máy Bia Sài Gòn trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Rượu Bia NGK II.
Giai đoạn 1988 - 1993:
1989 - 1993 Hệ thống tiêu thụ với 20 chi nhánh trên cả nước.
1993 Nhà máy Bia Sài Gòn phát triển thành Công ty Bia Sài Gòn với các thành viên mới:
- Nhà máy Nước đá Sài Gòn.
- Nhà máy Cơ khí Rượu Bia.
- Nhà máy Nước khoáng ĐaKai.
- Công ty Liên doanh Carnaud Metalbox Sài Gòn sản xuất lon.
- Công ty Liên doanh Thủy Tinh Malaya Việt Nam sản xuất chai thủy tinh.
Giai đoạn 1994 - 1998:
1994 - 1998 Hệ thống tiêu thụ đạt 31 chi nhánh trên cả nước.
1995 Công ty Bia Sài Gòn thành lập thành viên mới Xí Nghiệp Vận Tải.
1996 Tiếp nhận thành viên mới Công ty Rượu Bình Tây.
1996 - 1998 Thành lập các công ty liên kết sản xuất Bia Sài Gòn với các thành viên
- Nhà máy Bia Phú Yên
- Nhà máy Bia Cần Thơ
Giai đoạn 1999 - 2002:
2000 Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI - ISO 9002:1994.
2001 Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI - ISO 9001:2000.
Thành lập các công ty liên kết sản xuất bia:
- 2001 Công ty Bia Sóc Trăng
- Nhà máy Bia Henninger
- Nhà máy Bia Hương Sen
- 2002 Công Ty Liên doanh Bia Cần Thơ
- Nhà máy Bia Hà Tĩnh
Thành lập Tổng kho tại Nha Trang, Cần Thơ và Đà Nẵng.
2002 - hiện nay:
2003 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO trên cơ sở Công ty Bia Sài Sòn và tiếp nhận các thành viên mới:
- Công ty Rượu Bình Tây
- Công ty Nước giải khát Chương Dương
- Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ
- Công ty Thương mại Dịch vụ Bia - Rượu - NGK Sài Gòn
2004 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con theo quyết định số 37/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
2006 Hoàn chỉnh hệ thống phân phối trên toàn quốc với 8 Công ty CPTM SABECO khu vực.
2007 Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO liên tục phát triển lớn mạnh với chủ đạo là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Bia Sài Gòn và đầu tư mới trên nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác.
Hiện nay Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO có tổng cộng 28 thành viên.

II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING
1. Môi trương vĩ mô
a. Kinh tế
a.1 Tăng trưởng kinh tế
Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, dự nội lực nền kinh tế còn chưa mạnh, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,5%). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010, con số này ước tăng 14% so năm trước và cao hơn kế hoạch năm (12%). Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản cả năm 2010 ước tăng 4,69% so năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 4,24%, lâm nghiệp tăng 4,6%, thủy sản tăng 6,05%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính chung cả năm 2010 ước đạt hơn 1.561,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2009. Thu ngân sách Nhà nước tính từ đầu năm đến ngày 15/12 ước đạt 504,4 nghìn tỷ đồng, bằng 109,3% dự toán năm.
→ Kinh tế tăng trưởng dẫn đến chi tiêu của khách hàng nhiều hơn, công ty có thể mở rộng hoạt động và thu được lợi nhuận cao.
a.2 Mức lãi suất
Hiện nay mức lãi suất huy động 14%/năm, tỷ giá đó tăng tới 9,3% từ đầu năm 2011. Điều này gây khó khăn cho các DN trong việc vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất, …
a.3 Lạm phát
Lạm phát năm 2010 tới 11,75%. Như vậy, trong vòng bốn năm qua, có tới ba năm lạm phát ở mức hai con số (năm 2007 là 12,63%; năm 2008 là 22,97%). Việc CPI năm 2010 lên hai con số tạo nên bão giá, khiến doanh nghiệp và người dân đều gặp khó khăn.
→ Lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng sẽ gia tăng, người tiêu dùng cố gắng cắt giảm những chi tiêu không cần thiết, tiêu dùng giảm. Hơn nữa, nền kinh tế bất ổn sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các công ty.
b. Môi trường công nghệ
Là một trong các đồ uống lâu đời nhất mà loài người đã tạo ra, có niên đại ít nhất là từ thiên niên kỹ 5 TCN; bia dược sản xuất từ các loại nguyên liệu chính là nước, malt, gạo, hoa houblon, sau quá trình lên men, sẽ cho ra một loại đồ uống giàu dinh dưỡng, có hương thơm đặc trưng, độ cồn thấp, vị đắng dịu và lớp bọt trắng mịn với hàm lượng CO2 phù hợp. Ngoài ra, trong bia còn chứa một hệ enzim khá phong phú, đặc biệt là nhóm enzim kích thích tiêu hoá amylaza.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và ngành công nghiệp sản xuất bia nói riêng của nước ta đã có một diện mạo mới. Lượng bia sản xuất ngày càng tăng cùng với thiết bị và công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Mặc dù quá trình sản xuất bia là phức tạp và dao động một cách đáng kể giữa các nhà sản xuất, tuy nhiên, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, quy trình công nghệ sản xuất bia vẫn luôn giữ được các nét đặc trưng riêng của mình, bao gồm các công đoạn và nguyên vật liệu cơ bản không thể thiếu.
c. Môi trường văn hóa xã hội
- Người tiêu dùng VN trẻ. Người dân Việt Nam rất thích thể hiện bản thân và quan tâm nhiều đến thương hiệu. Người miền nam thích vui chơi cùng bạn bè qua các bữa nhậu
→ Đây là những đặc điểm chính của người tiêu dùng miền nam.
- Quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe: ngoài chuyện ăn ngon, người Việt còn chú ý đến việc ăn uống sao có lợi cho sức khỏe. Một kết quả khảo sát của Công ty TNS trên 1.200 người, sinh sống ở TP HCM và Hà Nội, cho thấy có đến 85% người được phỏng vấn trả lời rằng sức khỏe đối với họ còn quan trọng hơn cả sự giàu có.
→ Với thay đổi, công ty trong ngành cần có những chính sách đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm, quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe người tiêu dùng. Trong hoạt động Marketing cần nhấn mạnh vấn đề sức khỏe.
d. Môi trường nhân khẩu học
Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 86 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người. Việt Nam là một quốc gia đa chủng tộc: có 54 nhóm dân tộc, trong đó người Việt là đông đảo nhất. Người Việt chiếm khoảng 86% dân số cả nước và sinh sống tập trung tại khu vực đồng bằng trong khi hầu hết những nhóm dân tộc thiểu số khác sống chủ yếu tại khu vực trung du và miền núi.
Kết quả từ số liệu điều tra mẫu cho thấy hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Tuy nhiên, nước ta cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số.
Ngoài yếu tố là thị trường trẻ, thu nhập của người tiêu dùng ở các đô thị Việt Nam cũng đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây. Trong một chừng mực nào đó, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng và lối sống của người Việt Nam.
→ Dân số đông và tăng lên mỗi năm, dân số tập trung chủ yếu ở đồng bằng, và các thành phố lớn, vì vậy khu vực này là thị trường chủ yếu.
e. Môi trường tự nhiên :
Các vấn đề toàn cầu hiện nay gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của công ty như:
- Sự khan hiếm nguồn nguyên liệu: Nguyên liệu ngày càng khan hiếm vì vậy đối với các sản phẩm bia của mình công ty rất chú ý tới việc thu hồi và tái chế bao bì,vỏ hộp.
- Chi phí năng lượng ngày càng gia tăng: vì vậy các công ty trong ngành cần tìm kiếm nguồn năng lượng mới thay thế, vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí sản xuất.
f. Môi trường chính trị
Hệ thống pháp luật tác động đến các doanh nghiệp ngày càng gia tăng.Luật chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế, … sẽ tạo ra cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong ngành.Với sự phát triển hiện nay của các nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng sẽ là một đe dọa với các công ty vì điều này sẽ làm tăng vị thế của người tiêu dùng lên, buộc công ty phải có trách nhiệm hơn về an toàn sản phẩm, quảng cáo trung thực và có văn hóa,…
2. Môi trường vi mô
a. Các trung gian marketing
Có nhiệm vụ giúp Sabeco truyền thông bán và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
Trung gian phân phôi: Để Sabeco được phân phối rộng khắp thì cần có một hệ thống cung cấp dịch vụ sản phẩm phù hợp: siêu thị đại lý cơ sở bán sỉ và lẻ trong đó bán lẻ là thích hợp và số lượng đông nhất.
Tổ chức cung cấp dịch vụ: là sản phẩm có nhiều đối thủ cạnh tranh quảng cáo giúp Sabeco tiếp cận tới người tiêu dùng dễ dàng hơn.
b. Khách hàng
Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng với sự tồn tại của sản phẩm bia Sài Gòn do đó Sabeco luôn chú trọng lấy lòng khách hàng bằng các trương trình khuyến mãi, quảng cáo, quan hệ công đồng.
Khách hàng quốc tế: bia Sài Gòn không những là thương hiệu nổi tiếng trong nước mà đã được thị trường quốc tế biết đến với sự có mặt tại 18 quốc gia trên thế giới.
c. Đối thủ cạnh tranh
Bia là một sản phẩm có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong nước lẫn quốc tế như: bia Hà Nội, bia Huế, bia Tiger, Heniken…
d. Công chúng
Là đối tượng có thể hỗ trợ hay chống lại những nỗ lực của Sabeco trong việc quảng bá thương hiệu nên Sabeco không ngừng quan tâm tới các hoạt đông đẩy mạnh uy tín thương hiệu
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:




Bài tiểu luận phân tích chiến lược marketing Cty Vinamilk?
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing?
Chiến Lược Marketing Hỗn Hợp 4P (marketing mix) - Lời trích
Chiến lược marketing sản phẩm Dove và X-men
Xây dựng chiến lược Marketing của Công ty Cổ phần Vật liệu Xây
Hoàn thiện chiến lược Marketing cho sản phẩm bánh kẹo của
Tiểu luận Bình luận chiến lược marketing mix Tân Hiệp Phát
Định hướng chiến lược Marketing của doanh nghiệp Orion Food
Chiến lược marketing của Công ty dutch lady Việt Nam
Phân tích chiến lược marketing cho quán Cơm chay Thiền Vị
Chiến lược marketing của cà
 

Leti

New Member
Re: [Free] Chiến lược marketing của Sabeco

Mình cần line download file này
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Chiến lược marketing của Sabeco

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top