PhamBo_domdom

New Member
Download Luận văn Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận miễn phí

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đáng kể và đã có những thay đổi quan trọng trong cơ cấu sản xuất, trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu chính một số loại nông sản như gạo, cà phê, tiêu, điều, cao su, hạt tiêu. Quy mô thương mại nông, lâm, thủy sản ngày càng được mở rộng cả về thị trường và ngành hàng. Trái cây Việt Nam đang có một cơ hội rất lớn, với một thị trường nội địa hơn 80 triệu dân có đời sống ngày càng được cải thiện và một thị trường quốc tế có nhu cầu tiêu thụ trái cây nhiệt đới rất lớn bao gồm: dứa, chuối, nhãn, xoài, bưởi, thanh long, chôm chôm, sầu riêng,… Xuất khẩu rau quả đã tăng liên tục trong vài năm gần đây, năm 2009 Việt Nam xuất khẩu được 438 triệu USD.
Cơ hội cho trái cây còn rất lớn vì một lý do đó là lý do sức khỏe, mọi người được các bạn sĩ khuyên ăn nhiều rau, trái hơn và ăn ít thịt, đường, bánh ngọt hơn.
Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh đứng thứ nhất trong 11 loại trái cây ở nước ta mà Bộ Nông Nghiệp và PTNT đã xác định trong hội nghị trái cây có lợi thế cạnh tranh tại Tp.Hồ Chí Minh ngày 07/06/2004. Nó đem lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân ở các vùng trồng thanh long. Đặc biệt thanh long ở tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua đã góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp và chương trình xóa đói giảm cùng kiệt làm thay đổi bộ mặt nông thôn của các huyện trồng thanh long trong tỉnh.
Trước những cơ hội lớn của thị trường, mặt hàng thanh long cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: những tồn tại trong nguồn cung, sản xuất, xuất khẩu và phân phối sản phẩm. Sản xuất manh mún, cá thể, mang tính tự phát và chưa tổ chức cho phù hợp với nền kinh tế thị trường nên chưa phát huy hết giá trị kinh tế tiềm năng của cây này. Do chưa quy hoạch được vùng trồng thanh long nên khó cho thương lái tổ chức thu gom trái chín. Lúc khan hàng xuất khẩu thì giá tăng cao ngất ngưỡng, còn lúc ế hàng dội chợ thì thanh long để chín rục ngoài vườn, không ai thu hoạch. Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, chưa thể cơ giới hóa trong sản xuất, thanh long chưa được đóng gói đúng cách, chưa có cùng một thương hiệu, phải qua nhiều trung gian trước khi đến tay người tiêu dùng, thiếu sự hợp tác giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm này. Bên cạnh đó, thì yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ của người tiêu dùng ngày càng cao, trong lúc người sản xuất chưa có ý thức đầy đủ về vấn đề này. Số lượng thanh long sản xuất ra trong những năm qua phát triển nhanh có sản lượng hàng hóa lớn nhưng do thiếu tổ chức và quản lý chất lượng trong sản xuất và sơ chế nên giá trị hàng hóa thấp. Mẫu mã trái không thống nhất theo yêu cầu thị trường, sản phẩm thiếu vệ sinh, an toàn về vi sinh vật gây bệnh và dư lượng thuốc trừ sâu chưa được kiểm soát. Việc sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc dùng cho xử lý sau thu hoạch cũng không được địa phương quản lý.
Thời gian gần đây, Thái Lan đang là đối thủ đáng gờm của trái thanh long Việt Nam. Khoảng 6-7 năm về trước, Thái Lan chưa có trái thanh long, nhưng mới đây, nước này xác định thanh long là cây trồng chính, sẽ được tập trung phát triển thành cây chủ lực. Trong khi thị phần trái thanh long Việt Nam nhập khẩu vào châu Âu mấy năm qua giảm. Từ vị trí gần như chiếm lĩnh thị trường, nay thị phần trái thanh long Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu giảm chỉ còn hơn 50%. Trong khi thị phần thanh long của Thái Lan xuất khẩu vào thị trường này từ vị trí cuối bảng đã vươn lên vị trí thứ hai.
Đứng trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt và những thay đổi trong nông nghiệp vài thập niên vừa qua cho thấy hợp tác dọc trong nông nghiệp là cần thiết cho sự thành công về mặt kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp, mặt khác, ngày càng tăng lên những yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách đầy đủ. Do đó, xây dựng chuỗi cung ứng gắn kết chặt chẽ các bên liên quan là cách để đạt được sự hợp tác dọc vì mục tiêu chung là tối đa hóa giá trị và giá cả cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng.
Với một chuỗi cung ứng hợp tác dọc hoàn toàn sẽ nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả, cho phép tạo ra những sản phẩm khác biệt và làm tăng lợi nhuận. Những lợi ích chính của chuỗi cung ứng kiểu này là: cơ hội tiếp thị duy nhất, thị trường được đảm bảo, tạo ra những giá trị lớn hơn, chống lại việc cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu và tăng khả năng quản lý rủi ro.
Chính vì sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng nông sản Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn sản phẩm thanh long của Bình Thuận và lòng đam mê tìm hiểu về chuỗi cung ứng, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận”.
Với hy vọng củng cố thêm kiến thức cho bản thân và mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng và thúc đẩy mối liên kết bền vững giữa các đối tượng trong chuỗi, nâng cao khả năng cạnh tranh cho mặt hàng thanh long của tỉnh Bình Thuận.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu đặc điểm của các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng về các vấn đề: giá cả, tính hợp tác dọc/ngang, VSATTP, truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, chứng nhận, rủi ro, hiệu quả và tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng.
- Tìm hiểu sự phân phối lợi ích giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng
- Tìm hiểu tình hình quản lý của các cơ quan hữu quan trong việc thúc đẩy thực hiện chuỗi cung ứng.
- Phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chuỗi cung ứng.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng: nông dân, thương lái (người thu mua), doanh nghiệp, người bán sỉ, người bán lẻ, người tiêu dùng mặt hàng thanh long.
 Phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu một số khía cạnh như đã đề cập ở mục tiêu nghiên cứu, cụ thể:
- Nghiên cứu một số hộ nông dân trồng thanh long với diện tích tương đối lớn tại Bình Thuận, số liệu điều tra tháng 5/2010.
- Nghiên cứu một số thương lái thu mua thanh long tại tỉnh Bình thuận, số liệu điều tra tháng 5/2010.
- Nghiên cứu một số doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp thanh long tại tỉnh Bình Thuận, số liệu điều tra tháng 5/2010.
- Nghiên cứu một số người bán lẻ, người bán sỉ và người tiêu dùng ở Phan Thiết và Nha Trang, số liệu điều tra tháng 5/2010.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tại bàn: thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn như các báo cáo khoa học, tài liệu các dự án, báo cáo tại các hội thảo, báo chí, internet, báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT , Sở Công Thương Bình Thuận. Các thông tin này được tổng hợp, phân tích bằng phương pháp so sánh và phân tích số liệu thống kê theo chuỗi thời gian và qua các chỉ số từ các số liệu thứ cấp nhằm đánh giá thực trạng của chuỗi cung ứng thanh long Bình Thuận.
- Thảo luận nhóm: chủ yếu là thu thập thông tin từ phía nông dân, họp nhóm với người trồng thanh long, phỏng vấn và thảo luận với họ những vấn đề liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ thanh long, xác định những khó khăn và nguyện vọng của người trồng thanh long. Những thông tin này được tổng hợp và phân tích trong báo cáo.
- Phỏng vấn chuyên sâu: phỏng vấn trực tiếp một số cá nhân, tổ chức có trong chuỗi cung ứng thanh long như: Các cán bộ phụ trách về việc phát triển thanh long của Sở nông nghiệp và PTNT Bình Thuận, nguời nông dân, người thu mua, doanh nghiệp, người bán sỉ, người bán lẻ và người tiêu dùng. Tất cả thông tin thu thập được tổng hợp và phân tích theo mục tiêu nghiên cứu.
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến lý thuyết cạnh tranh và chuỗi cung ứng
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm thanh long tại Bình Thuận.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cho mặt hàng thanh long của Bình Thuận.
Kết luận và kiến nghị
Do thực tế và lý thuyết có những khoảng cách nhất định, thời gian thực tập ngắn, kiến thức có hạn và lần đầu tiên em làm đề tài mới nên còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự thông cảm, góp ý của quý thầy cô.


Nội dung Trang
Lời Thank i
Mục lục ii
Danh mục bảng vi
Danh mục sơ đồ Vi
Danh mục các từ viết tắt vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1. LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 5
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 5
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh 6
1.1.3 Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael E. Porter 7
1.1.4 Lợi thế cạnh tranh quốc gia 12
1.1.5 Khái niệm chuỗi giá trị 18
1.2. CHUỖI CUNG ỨNG (Supply Chain) 21
1.2.1 Định nghĩa về chuỗi cung ứng. 21
1.2.2 Mục tiêu của chuỗi cung ứng 23
1.2.3 Thành phần của chuỗi cung ứng 24
1.2.4 Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) 24
1.2.4.1 Định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng 24
1.2.4.2 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng 26
1.2.5 Những vấn đề cần quan tâm trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực cạnh tranh.
27
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI CUNG ỨNG 28
1.4. TIÊU CHUẨN GAP 30
1.4.1 Nguồn gốc GAP 31
1.4.2 GAP trên toàn thế giới- GLOBALGAP 32
1.4.3 GAP của khu vực Châu Á – ASEANGAP 33
1.4.4 GAP của một số nước 34
1.4.5 GAP của Việt Nam 35
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG THANH LONG BÌNH THUẬN
38
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÌNH THUẬN VÀ MẶT HÀNG THANH LONG
38
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 38
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 40
2.1.3 Giới thiệu về cây thanh long 43
2.1.3.1 Giống và chủng loại 43
2.1.3.2 Đặc điểm của cây thanh long 46
2.1.3.3 Diện tích, năng suất, sản lượng 47
2.1.3.4 Tình hình thu mua, tiêu thụ và xuất khẩu thanh long 52
2.1.3.5 Chất lượng sản phẩm và chứng thực 57
2.1.3.6 Thương hiệu, nhãn mác 59
2.1.3.7 Định hướng, mục tiêu phát triển sản phẩm thanh long của tỉnh Bình Thuận
59
2.2. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG THANH LONG BÌNH THUẬN 60
2.2.1 Nông dân 61
2.2.1.1 Đặc điểm 62
2.2.1.2 Quy trình trồng trọt, chăm sóc 63
2.2.1.3 Thu hoạch 66
2.2.1.4 cách giao dịch và hợp đồng 67
2.2.1.5 Hao hụt 69
2.2.1.6 Giá trị lợi nhuận 70
2.2.1.7 Nhãn hàng 71
2.2.1.8 Những khó khăn thường gặp của nông dân 71
2.2.2 Người thu mua 73
2.2.2.1 Đặc điểm 73
2.2.2.2 Thu hoạch 73
2.2.2.3 Vận chuyển và hao hụt 74
2.2.2.4 Hợp đồng 74
2.2.2.5 Lợi nhuận 75
2.2.3 Doanh nghiệp 75
2.2.3.1 Đặc điểm 76
2.2.3.2 Qui trình sau thu hoạch 76
2.2.3.3 Vận chuyển và hao hụt 80
2.2.3.4 Hợp đồng 81
2.2.3.5 Quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm của doanh nghiệp (chỉ áp dụng khi khách hàng có yêu cầu)
82
2.2.3.6 Lợi nhuận 83
2.2.3.7 Những khó khăn của doanh nghiệp 84
2.2.4 Người bán sỉ 85
2.2.4.1 Đặc điểm 85
2.2.4.2 Quy trình tiêu thụ 86
2.2.4.3 Hợp đồng và thanh toán 87
2.2.4.4 Lợi nhuận 88
2.2.4.5 Những khó khăn của người bán sỉ 88
2.2.5 Người bán lẻ 89
2.2.5.1 Đặc điểm 89
2.2.5.2 Quy trình thu hoạch 90
2.2.5.3 Hợp đồng và thanh toán 90
2.2.5.4 Lợi nhuận 91
2.2.5.5 Khó khăn của người bán lẻ 91
2.2.6 Người tiêu dùng 91
2.2.6.1 Thói quen mua và tiêu thụ thanh long 91
2.2.6.2 Những vấn đề của người tiêu dùng 93
2.2.7 Vai trò của các cấp chính quyền trong việc phát triển thanh long Bình Thuận
93
2.2.7.1 UBND tỉnh Bình Thuận 93
2.2.7.2 Sở Nông nghiệp & PTNT 93
2.2.7.3 UBND các huyện, thành phố, thị xã 94
2.2.7.4 Sở Tài nguyên và Môi trường 95
2.2.7.5 Sở Kế hoạch và Đầu tư 95
2.2.7.6 Sở Công Thương 95
2.2.7.7 Sở Khoa học & Công nghệ 96
2.2.7.8 Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch; Đài phát thanh truyền hình tỉnh 96
2.2.7.9 Hiệp hội thanh long Bình Thuận 97
2.2.7.10 Viện cây ăn quả miền Nam (SOFRI) và Hiệp hội trái cây Việt Nam (VINA FRUIT) 96
2.3. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THANH LONG BÌNH THUẬN 97
2.3.1 Điểm mạnh 97
2.3.2 Điểm yếu 98
2.3.3 Cơ hội 101
2.3.4 Thách thức 102
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CHO MẶT HÀNG THANH LONG BÌNH THUẬN 104
3.1. Giải pháp xây dựng HTX kiểu mới “Nhóm sản xuất và tiếp thị”. 104
3.2. Giải pháp xây dựng mối liên kết giữa Hộ nông dân với Doanh nghiệp, nhà phân phối sản phẩm. 106
3.3. Giải pháp đào tạo, tập huấn cho các đối tượng trong chuỗi cung ứng 107
3.4. Giải pháp xây dựng mở rộng hệ thống phân phối, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111
1. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 111
2. KẾT LUẬN 112
2.1 Những kết quả đạt được của đề tài 112
2.2 Những hạn chế của đề tài 112
2.3 Đề xuất hướng nghiên cứu mới 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Thinn

New Member
Chào anh/chị, anh/chị cho em xin link down bài được không ạ ?
Em cảm.ơn ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại văn phòng đại diện GlaxoSmithKline Việt Nam Y dược 0
D Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty cổ phần Hùng Vương Luận văn Kinh tế 1
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu cá tra từ đồng bằng Sôn Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng hoạt động kho hàng dược phẩm tại công ty Diethelm Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
P [Free] Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex Luận văn Kinh tế 2
D Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Chi nhánh Viettel Nghệ An Kế toán & Kiểm toán 0
D hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân viên lễ tân khách sạn crowne plaza west hanoi trong thời gian tới Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top