Rocky_Kute

New Member
Download miễn phí thực tập tại Công ty cổ phần Tổng Công ty May Đồng Nai



MỤC LỤC
Lời mở đầu 4
CHƯƠNG MỘT 5
I) Lịch sử hình thành và phát triển: 5
II) Thành tích nổi bật Tổng Công ty May Đồng Nai 6
CHƯƠNG HAI 8
I) Giới thiệu sơ lược về Tổng Công ty may Đồng Nai: 8
1. Những thông tin chung về Tổng Công ty: 8
2. Ngành nghề kinh doanh: 9
3. Quy mô hoạt động của Tổng Công ty May Đồng Nai 9
4. Định hướng phát triển 11
5. Quy trình sản xuất sản phẩm của Tổng Công ty May Đồng Nai: 13
II. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm , quyền hạn của các phòng ban 14
1. Cơ cấu tổ chức Tổng Công ty May Đồng Nai 14
2. Diễn giải sơ đồ: 15
2.1 Đại hội đồng cổ đông: 15
2.2 Hội đồng quản trị: 15
2.3 Ban Kiểm soát 15
2.4 Ô. Bùi Thế Kích - Tổng Giám đốc 16
2.5 B. Nguyễn Thị Thanh Vân - Phó Tổng Giám đốc thường trực 17
2.6 Ô. Vũ Đức Dũng – Phó Tổng Giám đốc 18
2.7 Ô. Hứa Trọng Tâm – Phó Tổng Giám đốc 18
2.8 Ô. Vũ Đình Hải – Phó Tổng Giám đốc 19
3. Chức năng, trách nhiệm của các phòng ban: 20
3.1 Phòng văn phòng tổng hợp 20
3.2 Phòng kinh doanh 24
3.3 Phòng tài chính- kế toán 25
3.4 Phòng kế hoạch – xuất nhập khẩu 26
3.5 Phòng kĩ thuật – sản xuất 28
3.6 Các xí nghiệp may 29
III. Nhận xét, kiến nghị về cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty May Đồng Nai: 31
CHƯƠNG BA 33
I) Giới thiệu sơ lược phòng kế hoạch- xuất nhập khẩu 33
1. Sơ đồ tổ chức: 33
2. Chức năng, quyền hạn của thành viên trong P.KH-XNK 33
2.1 Ông Phạm Hữu Úy - Trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng phòng 33
2.2 Bà Nguyễn Thị Hằng - Trách nhiệm, quyền hạn của Phó trưởng phòng 34
2.2.3 Trách nhiệm: 34
2.3 Bà Nguyễn Thị Bích Thủy – Phó trưởng phòng 34
2.4 Ông Nguyễn Văn Diệu- Phó GĐ Chi nhánh TP.HCM 35
2.5 Trách nhiệm, quyền hạn của nhân viên 35
II) Quy trình công việc của phòng 35
1. Quy trình công việc của P.KH-XNK (có kèm theo tài liệu dẫn chứng) 35
2. Mô tả việc đã làm tại phòng KH-XNK (nhật ký thực tập) 49
III) Ưu, nhược điểm của Phòng KH-XNK 50
1. Ưu điểm 50
1.1 Đội ngũ nhân viên: 50
1.2 Hiệu quả công việc 50
1.3 Mục tiêu của phòng 50
2. Nhược điểm 50
2.1 Kinh nghiệm 50
2.2 Nguyên phụ liệu 51
IV) Nhận xét cá nhân về phòng ban nơi thực tập 51
CHƯƠNG BỐN 52
I) Những kết quả đạt được của Tổng Công ty năm 2010 52
1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 53
2. Đối tác 55
3. Một số thị trường trọng điểm của Tổng Công ty May Đồng Nai 56
II) Những thế mạnh của Tổng Công ty May Đồng Nai 57
III) Những khó khăn, thử thách của Tổng Công ty May Đồng Nai 58
IV) Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu và giải quyết khó khăn cho Tổng Công ty: 59
1. Về phía doanh nghiệp: 59
2. Một số giải pháp từ phía Nhà nước 61
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 62
Kết luận 68
Tài liệu kham thảo 69
Lời mở đầu
Ngành dệt may đang có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia vì nó phục vụ nhu cầu tất yếu của con người, giải quyết được nhiều việc làm cho lao động xã hội và tạo điều kiện cân bằng xuất nhập khẩu. Ở Việt Nam, ngành dệt may cũng đã sớm phát triển và trong các năm qua được quan tâm đầu tư, mở rộng năng lực sản xuất, trải qua những bước thăng trầm do những diễn biến của thị trường quốc tế và cơ chế quản lý trong nước, đến nay, ngành dệt may đã tạo được sự ổn định và tạo điều kiện cho bước phát triển mới.
Công ty Cổ phần Tổng Công ty May Đồng Nai là một trong những doanh nghiệp may mặc thu hút và tạo việc làm cho nguồn lao động trong tỉnh Đồng Nai. Là một doanh nghiệp có bề dày trên 35 năm kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; kinh doanh các thiết bị, phụ tùng và các sản phẩm của ngành dệt may; đã tạo được uy tín về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm trong những năm qua. Tuy nhiên, Tổng Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn hiện nay, vì thế em mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu một số khó khăn của Tổng Công ty May Đồng Nai đang gặp phải và hướng giải quyết” làm đề tài báo cáo kiến tập của mình và để thuận tiện làm nền tảng cho đề tài tốt nghiệp vào năm sau.
Bài báo cáo gồm 4 chương:
Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty May Đồng Nai
Chương 2: Tổng quan về Tổng Công ty May Đồng Nai
Chương 3: Thông tin của phòng kế hoạch xuất nhập khẩu
Chương 4: Tình hình chung của Tổng Công ty May Đồng Nai, một số khó khăn và hướng giải quyết.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình độ, nguồn số liệu nên chắc chắn bài viết của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những góp ý, phê bình và nhận xét của quý Thầy Cô và các Cô Chú trong toàn Công Ty để em rút kinh nghiệm và bài báo cáo tốt nghiệp có cơ hội được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG MỘT
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI
I) Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần may Đồng Nai trước đây là QUỐC TẾ SẢN XUẤT Y TRANG (Internation Garment Manufacture) gọi tắt là IGM do 14 cổ đông là các chủ nghĩa tư bản người Đài Loan thành lập ngày 17 tháng 12 năm 1974.
Nhà xưởng sản xuất của công ty đặt tại Khu kĩ nghệ Biên Hòa (nay là Khu công nghiệp Biên Hòa 1), với số vốn ban đầu 300 triệu (tiền chế độ cũ), 367 máy móc thiết bị và khoảng 300 công nhân; văn phòng của công ty đặt tại số 2-đường Công Lý-Sài Gòn. Dự định của IGM là sản xuất áo chemise và các loại Jean để xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á và một số nước châu Mỹ.
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, vào tháng 5/1975 QUỐC TẾ SẢN XUẤT Y TRANG được tiếp quản và đổi tên là NHÀ MÁY QUỐC TẾ Y TRANG. Sau đó căn cứ vào quyết chuyển sở hữu số: 673/CNn-TSQL ngày 05/09/1977 Quốc tế y trang được chuyển thành XÍ NGHIỆP MAY ĐỒNG NAI là một đơn vị quốc doanh, trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp May. Trong quá trình hình thành và phát triển, đến tháng 6/1992: Xí nghiệp được nâng cấp thành CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI- Theo quyết định của Bộ Công Nghiệp nhẹ số 491/CNn-TCLĐ ngày 22/06/1992 và năm 1993 Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định số: 415/CNn-TCLĐ ngày 24/04/1993 thành lập công ty May Đồng Nai thuộc liên hiệp các Xí nghiệp May. Năm 1995 Công ty May Đồng Nai trở thành thành viện hạch toán độc lập của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam (“VINATEX”) – Nay là Tập đoàn Dệt May Việt nam của Thủ tướng Chính phủ, số 253/TTg, ngày 29/04/1995.
Đến năm 2001, thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Nhà nước, Công ty May Đồng Nai được tiến hành cổ phần hóa – Theo Quyết định số: 640/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/5/2001 Công ty đã chuyển thành CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỒNG NAI. Sau đó các đại biểu cổ đông của Công ty đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông thành lập vào ngày 13/8/2001. Hiện nay, Donagamex là thành viên liên kết của Tập đoàn Dệt May Việt Nam – Vinatex, theo Hợp đồng số: 1405/HĐ-TĐDMVN, ngày 29/6/2006.
Ngày 29/6/2007 Công ty chính thức là Công ty đại chúng thứ 455 được đăng ký với Ủy ban chứng khoán Nhà nước với mức vốn điều lệ là 13 tỷ đồng, đến nay là: 39,84 tỷ đồng.
Hàng năm Công ty May Đồng Nai ký hợp đồng tham gia thành viên Tập đoàn Vinatex, (Hợp đồng mới nhất số: 525/HĐ-TĐDMVN, ngày 12/6/2009, hiệu lực đến 31/12/2010 - đang tiếp tục gia hạn).
Năm 2010, đánh dấu 35 năm hình hình và phát triển, kể từ ngày 01/7/2010 Công ty CP May Đồng Nai đã chuyển đổi mô hình hoạt động lên thành Tổng Công ty May Đồng Nai theo Quyết định số 278/QĐ-ĐHCĐ ngày 29/6/2010 và giấy CN.ĐKKD sửa đổi lần 6, số 3600506058, hoạt động theo loại hình Công ty cổ phần và sản xuất kinh doanh đa ngành nghề trong các lĩnh vực: May mặc; bất động sản; cho thuê nhà xưởng, phương tiện vận tải; nhựa bao bì; vải không dệt; đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, mua bán, đại lý mua bán máy móc, thiết bị y tế...
II) Thành tích nổi bật Tổng Công ty May Đồng Nai đã đạt qua các thời kì:
- Các danh hiệu, khen thưởng cấp Nhà nước:
Trong lịch sử hình thành và phát triển, Tổng Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng ba - năm 2007, Huân chương Lao động hạng nhất - năm 1999, Huân chương Lao động hạng nhì - năm 1986 và 1991, Huân chương Lao động hạng ba - năm 1981, Cờ thi đua suất sắc của Chính phủ năm 2008 - 2009 và nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Năm 2010 được UBND Tỉnh Đồng Nai tặng Danh hiệu "Doanh nghiệp tiêu biểu 3 năm" (2007-2009).
Với thành tích và bề dày kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nhiều năm Tổng Công ty đã đạt được các Giải thưởng và danh hiệu quý giá như: Sao vàng đất Việt - năm 2004, 2006, 2009; Cúp vàng thương hiệu và Huy chương vàng hàng công nghiệp Việt Nam - năm 2005, 2006; 6 năm liền là Doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành Dệt May Việt Nam - năm 2005 - 2010; Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín Việt Nam từ 2004 - 2009; Doanh nghiệp phát triển bền vững - năm 2008; Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam, Doanh nghiệp văn hóa UNESCO - năm 2009; Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam từ năm 2007 đến nay. Top 100 nhà cung cấp đáng tin cậy Việt Nam năm 2010 và nhiều giải thưởng, danh hiệu, cúp, chứng nhận có giá trị khác...
- Các Chứng nhận về hệ thống quản lýchất lượng, trách nhiệm xã hội được cấp:
Ngay từ những năm 2000 đến nay, Tổng Công ty đã xây dựng, đạt chứng nhận và duy trì vận hành hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh và trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 và SA 8000, cũng như đáp ứng các yêu cầu đánh giá của khách hàng trước khi đặt hàng sản xuất tại các thành viên trong Tổng Công ty. Nhiều năm qua Tổng Công ty đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm cao cấp (Jacket, Sơ-mi, Quần, Bộ đồng phục...) cho các nhãn hiệu nổi tiếng, như: Cabela's, Asics, Xebec, DKNY, Lucky, Port Authority ...
- Giấy chứng nhận ISO 9001:2000 – Số: HT 791.04.04, ngày 27/9/2004
- Giấy chứng nhận TNXH – SA 8000:2001 – Số: 0605-2003-ASA-RGC-SAI, ngày 27/7/2003

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần Tổng Công ty May Đồng Nai

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top