Download miễn phí Đề tài Sản xuất sạch hơn trong sản xuất phân bón NPK
Phần I: Tổng quan
I.1 Sản xuất sạch hơn
Mọi quá trình sản xuất công nghiệp đều sử dụng một lượng nguyên liệu và năng lượng ban đầu để sản xuất ra sản phẩm mong muốn. Bên cạnh sản phẩm, quá trình sản xuất đồng thời sẽ phát sinh ra chất thải. Khác với cách tiếp cận truyền thống về môi trường là xử lý các chất thải đã phát sinh, sản xuất sạch hơn (SXSH) hướng tới việc tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên.
SXSH là tiếp cận phòng ngừa chất thải, để các nguyên nhiên liệu đi vào sản phẩm với tỉ lệ cao nhất có thể trong phạm vi khả thi kinh tế, qua đó giảm thiểu được các phát thải và tổn thất nguyên liệu và năng lượng ra môi trường từ ngay trong quá trình sản xuất.
Sản xuất sạch hơn không những giúp doanh nghiệp sử dụng nguyên nhiên liệu hiệu quả hơn, mà còn đóng góp vào việc cắt giảm chi phí thải bỏ và xử lý các chất thải. Bên cạnh đó, việc thực hiện sản xuất sạch hơn thường mang lại các hiệu quả tích cực về năng suất, chất lượng, môi trường và an toàn lao động.
Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc UNEP định nghĩa:
Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và độc tính của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Sản xuất sạch hơn tập trung vào việc phòng ngừa chất thải ngay tại nguồn bằng cách tác động vào quá trình sản xuất. Việc thực hiện SXSH có thể bắt đầu với các giải pháp không đòi hỏi đầu tư cao như việc tăng cường quản lý sản xuất, kiểm soát quá trình sản xuất đúng theo yêu cầu công nghệ, thay đổi nguyên liệu, cải tiến thiết bị hiện có. Sau đó có thể thực hiện các giải pháp thay đổi thiết bị hay công nghệ, là các giải pháp này có tiềm năng tiết kiệm nguyên vật liệu năng lượng lớn nhưng đòi hỏi đầu tư cao.
Ngoài ra, các giải pháp liên quan đến tuần hoàn, tận thu, tái sử dụng chất thải, hay cải tiến sản phẩm cũng là các giải pháp sản xuất sạch hơn.
Như vậy, không phải giải pháp sản xuất sạch hơn nào cũng cần chi phí. Trong trường hợp cần đầu tư, có nhiều giải pháp sản xuất sạch hơn có thời gian hoàn vốn dưới 1 năm. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn yêu cầu xem xét, đánh giá lại hiện trạng sản xuất hiện có một cách có hệ thống để lượng hóa các tổn thất, đề xuất các cơ hội cải thiện và theo dõi kết quả đạt được. Sản xuất sạch hơn là một tiếp cận mang tính liên tục và phòng ngừa.
I.2 Hiện trạng sản xuất phân bón NPK
Trên thế giới, tỷ lệ sản xuất các loại phân NPK ngày càng tăng do tính hợp lí và tiện dụng của loại phân này. Năm 1994, tổng số phân NPK sản xuất ra chiếm 29% tổng số phân hóa học các loại, trong đó phân NPK dạng 1 hạt chiếm khoảng 14% (46 triệu tấn) và phân NPK dạng trộn thô chiếm khoảng 15% (50 triệu tấn). Năm 2005, tỷ lệ sản xuất phân NPK tăng lên chiếm khoảng 35% tổng số phân hóa học được sản xuất ra (tương ứng khoảng 140 triệu tấn), trong đó phân 1 hạt chiếm khoảng 16% và phân dạng trộn thô chiếm khoảng 19% tổng số phân hóa học sản xuất ra.
Ở Việt Nam, đầu những năm 90 của thế kỉ trước, lượng phân NPK tiêu thụ khoảng 250.000 – 350.000 tấn/năm, và chủ yếu là nhập từ nước ngoài. Sau những năm 1996, 1997 lượng tiêu thụ phân NPK tăng lên mau chóng, đặc biệt là khu vực phía Nam với sự ra đời của hàng loạt nhà máy sản xuất phân bón NPK. Tới năm 2007, lượng phân NPK tiêu thụ ở Việt Nam lên tới 1,7 triệu tấn. Năm 2009, năng lực sản xuất phân NPK tại Việt Nam đạt 2,5 triệu tấn.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Việt Nam hiện có gần 300 cơ sở sản xuất phân bón NPK khác nhau, trong đó có trên 150 đơn vị cơ sở sản xuất nhỏ với thiết bị lạc hậu với các sản phẩm NPK kém chất lượng. Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (TCTHCVN) là đơn vị có sản lượng sản xuất phân bón cung cấp cho thị trường lớn nhất của cả nước. Hiện nay, năng lực sản xuất phân NPK của TCTHCVN khoảng 1,8 triệu tấn/năm, dự kiến đạt 4 triệu tấn/năm trong thời gian tới, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước. Sản lượng phân bón NPK trên toàn quốc được thể hiện trong hình bên.
Các loại phân bón NPK ở Việt nam hiện được chia thành 2 loại:
• Phân NPK dạng 1 hạt (hay còn gọi là phân 1 màu – hiện chiếm khoảng 67% tổng lượng phân NPK tiêu thụ)
• Phân NPK dạng trộn thô (hay còn gọi là phân nhiều màu, thường được gọi là phân 3 màu – hiện chiếm khoản 33% tổng lượng phân NPK tiêu thụ)
Các công ty sản xuất phân NPK trong nước đã đặc biệt chú trọng việc đa dạng hóa sản phẩm, đã sản xuất được hơn 500 chủng loại phân NPK phù hợp với thổ nhưỡng ở từng vùng, từng loại cây trồng. Năng lực sản xuất của các công ty được nâng cao nhờ đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, từng bước cơ giới hóa và tự động hóa quá trình sản xuất.
Việt Nam sử dụng 2 công nghệ sản xuất phân NPK chính là công nghệ vê viên hơi nước thùng quay và công nghệ tạo hạt kiểu đĩa. Có tới 70% các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tạo hạt kiểu đĩa, chủ yếu là tại các doanh nghiệp phía bắc.
Tính tới đầu năm 2009, năng lực sản xuất phân NPK bằng công nghệ hơi nước thùng quay tại các công ty theo thứ tự về tổng công suất như sau: Công ty Việt Nhật, Bình Điền, Miền Nam, Ba Con cò, Hóa Chất Cần Thơ, Năm Sao với tổng công suất đạt trên 1,2 triệu tấn.
Chất lượng sản phẩm phân NPK nước ta hiện nay tương đương với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, phần lớn nguyên liệu để sản xuất phân NPK là nhập ngoại nên vấn đề cạnh tranh về giá cả vẫn còn gay gắt. Bụi và tiêu hao năng lượng cũng là các vấn đề môi trường cần quan tâm đối với quá trình sản xuất phân bón NPK. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm soát được đường đi và lượng nguyên liệu, phát thải, đồng thời có cơ sở dữ liệu để ra được quyết định đầu tư phù hợp với nhu cầu sản xuất.

Danh mục các từ viết tắt 4
Danh mục các Bảng – Hình 5
Lời mở đầu 6
Phần I: Tổng quan 7
I.1 Sản xuất sạch hơn 7
I.2 Hiện trạng sản xuất phân bón NPK 8
Phần II: Quy trình sản xuất phân NPK 10
II.1 Các quá trình cơ bản trong sản xuất NPK 10
II.1.1 Nghiền nguyên liệu 11
II.1.2 Phối trộn nguyên liệu 11
II.1.3 Vê viên tạo hạt 11
II.1.4 Sấy 12
II.1.5 Sàng 13
II.1.6 Làm nguội 14
II.1.7 Đóng bao sản phẩm 14
II.2 Sử dụng nguyên liệu và vấn đề môi trường 14
II.2.1 Tiêu thụ nguyên nhiên liệu 14
II.2.1.1 Nguyên liệu chính 15
II.2.1.2 Tiêu thụ tài nguyên 16
II.2.2 Các vấn đề về môi trường 16
II.2.1 Bụi và khí thải 18
II.2.2 Nước thải 18
II.2.3 Chất thải rắn 18
Phần III: Sản xuất sạch hơn trong sản xuất phân bón NPK 19
III.1 Tiềm năng của sản xuất sạch hơn 19
III.2 Cơ hội sản xuất sạch hơn 20
III.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu tốt 20
III.2.2 Phun ẩm trong công đoạn phối trộn 20
III.2.3 Tối ưu hóa tốc độ quay của đĩa và độ nghiêng của đĩa 20
III.2.4 Thay đổi vật liệu chế tạo đĩa vê viên, tạo hạt 20
III.2.5 Khống chế độ ẩm thích hợp 21
III.2.6 Điều chỉnh độ nhớt chất kết dính (nước) 21
III.2.7 Thu hồi bụi 21
III.2.8 Tuần hoàn các hạt kích thước nhỏ trong công đoạn sàng 21
III.2.9 Thay đổi bao bì sản phẩm 21
III.2.10 Thay đổi phương pháp đóng bao 22
III.3 Thực hiện đánh giá SXSH 22
III.3.1 Bước 1: Chuẩn bị 22
III.3.1.1 Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm đánh giá SXSH 22
III.3.1.2 Nhiệm vụ 2: Phân tích các công đoạn và xác định lãng phí 24
III.3.2 Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất 27
III.3.2.1 Nhiệm vụ 3: Chuẩn bị sơ đồ dây chuyền sản xuất 27
III.3.2.2 Nhiệm vụ 4: cân bằng vật liệu và năng lượng 28
III.3.2.3 Nhiệm vụ 5: Xác định chi phí của dòng thải. 31
III.3.2.4 Nhiệm vụ 6: Xác định các nguyên nhân của dòng thải 33
III.3.3 Bước 3: Đề ra các giải pháp SXSH 33
III.3.3.1 Nhiệm vụ 7: Đề xuất các cơ hội SXSH 33
III.3.3.2 Nhiệm vụ 8: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện 34
III.3.4 Bước 4: Chọn lựa các giải pháp SXSH 35
III.3.4.1 Nhiệm vụ 9: Phân tích tính khả thi về kỹ thuật 35
III.3.4.2 Nhiệm vụ 10: Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế 37
III.3.4.3 Nhiệm vụ 11: Tính khả thi về môi trường 38
III.3.4.4 Nhiệm vụ 12: Lựa chọn các giải pháp thực hiện 38
III.3.5 Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH 39
III.3.5.1 Nhiệm vụ 13: Chuẩn bị thực hiện 39
III.3.5.2 Nhiệm vụ 14: Thực hiện các giải pháp 39
III.3.5.3 Nhiệm vụ 15: Quan trắc và đánh giá các kết quả 40
III.3.6 Bước 6: Duy trì SXSH 40
Nhiệm vụ 16: Duy trì SXSH 40
III.4 Xử lý môi trường 41
III.4.1 Xử lý khí thải 41
III.4.2 Xử lý nước thải 42
III.4.3 Quản lý chất thải rắn 42
Phần IV: Kết luận và kiến nghị 43
IV.1 Kết luận 43
IV.2 Kiến nghị 43
Tài liệu tham khảo 44

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phuongha1012

New Member
Re: [Free] Sản xuất sạch hơn trong sản xuất phân bón NPK

mình muốn download tài liệu này
Thank ad
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Sản xuất sạch hơn trong sản xuất phân bón NPK

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top