d2v_kts

New Member
Download Tiểu luận miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN 2
I. KHÁI NIỆM THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN 2
1. Phạm trù thực tiễn 2
2. Phạm trù lý luận 3
II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
1. Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận, lý luận hình thành, phát triển sản xuất từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn 3
1.1. Thực tiễn là cơ sở cuả lý luận 3
1.2.Thực tiễn là động lực của lý luận 4
1.3. Thực tiễn là mục đích của lý luận 4
1.4. Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận 4
2. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận; ngược lại, lý luận phải được vân dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn 5
CHƯƠNG II ÁP DỤNG LÝ LUẬN THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VIỆT NAM 7
I. Hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam sau chiến tranh đặt ra yêu cầu đổi mới 7
1.Tình hình: 7
2. Hậu quả: 8
3.Nguyên nhân 9
4. Tư tưởng chỉ đạo 9
5. Biện pháp giải quyết tình hình để phát triển kinh tế 10
II. Quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam 11
1. Bước chuyển thứ nhất: 13
2. Bước chuyển thứ hai: 13
3. Bước chuyển thứ ba: 13
4. Bước chuyển thứ tư: 13
5. Bước chuyển thứ năm: 14
III. Tác động của quá trình đổi mới đến kinh tế xã hội Việt Nam 14
Ý NGHĨA THỰC TIỄN : 19
ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHO TƯƠNG LAI: 20
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
MỤC LỤC 24
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, lý luận nhận thức, vấn đề cải tạo thực tiễn nền kinh tế luôn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng.
Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của bất cứ hình thái kinh tế nào. Những vấn đề triết học về lý luận nhận thức và thực tiễn, phương pháp biện chứng... luôn là cơ sở, là phương hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội. Nếu xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết phù hợp với các vấn dề do cuộc sống đặt ra. Việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đó sẽ không chỉ đơn thuần là sự chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hoạt động.
Chúng ta biết rằng, triết học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. Lênin đã chỉ rõ rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng đó chính là triết học của chủ nghĩa Mác. Cho đến nay, chỉ có triết học Mác là mang tính ưu việt hơn cả. Trên cơ sở nền tảng triết học Mác - Lênin, Đảng và Nhà nước ta đã học tập và tiếp thu tư tưởng tiến bộ, đề ra những mục tiêu, phương hướng chỉ đạo chính xác, đúng đắn để xây dựng và phát triển xã hội, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Mặc dù có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi song chúng ta luôn đi đúng hướng trong cải tạo thực tiễn, phát triển kinh tế, từng bước đưa đất nước ta tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và thế giới về mọi mặt. Chính những thành tựu của xây dựng chủ nghĩa xã hội và qua mười năm đổi mới là minh chứng xác đáng cho vấn đề nêu trên. Hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn cùng với sự nắm bắt các quy luật khách quan trong vận hành nền kinh tế ở nước ta là một vấn đề còn nhiều xem xét và tranh cãi, nhất là trong quá trình đổi mới hiện nay.Vì vậy, nhóm quyết định chọn đề tài “Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng quan điểm đó vào quá trình đổi mới ở Việt Nam”.

CHƯƠNG I
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
I. KHÁI NIỆM THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN
1. Phạm trù thực tiễn
a) Các quan điểm về thực tiễn
Một trong những khuyết điểm chủ yếu của lý luận nhận thức duy vật trước Mác là chưa thấy hết vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Một số nhà triết học như Ph. Bêcơn, Đ. Diđơrô …đề cao vai trò của thực nghiệm khoa học, chưa đề cập đến vai trò của các hình thức khác của thực tiễn đối với nhận thức.
G. Hêghen tuy có đề cập đến thực tiễn, nhưng ông không coi thực tiễn là hoạt động vật chất mà là hoạt động tinh thần.
L. Phoiơbăc chỉ coi lý luận mới là hoạt động đích thực, còn thực tiễn chỉ được ông xem xét ở khía cạnh biểu hiện bẩn thỉu mà thôi.
C. Mác và Ph. Ăngghen đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nhận thức bằng cách đưa phạm trù thực tiễn vào trong lý luận nhận thức.
Lênin nhấn mạnh: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức” (Toàn tập, tập 18, tr. 167)
b) Thực tiễn là gì
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính xã hội - lịch sử của con người nhằm biến đổi tự nhiên, xã hội và bản thân con người .
c) Các hình thức cơ bản của thực tiễn
Hoạt động thực tiễn có 3 hình thức cơ bản:
- Lao động sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn cơ bản nhất, là hoạt động trực tiếp tác động vào tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Hoạt động biến đổi xã hội là hình thức thực tiễn cao nhất, Là hoạt dộng của con người trong các lĩnh vực chính trị xã hội nhằm phát triển và hoàn thiện các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội làm địa bàn rộng rãi cho hoạt động sản xuất và tạo ra những môi trường xã hội xứng đáng với bản chất con người bằng cách đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.
- Thực nghiệm khoa học là hình thức thực tiễn đặc biệt, nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học và kiểm tra lý thuyết khoa học.
2) Phạm trù lý luận
+ Lý luận là gì
Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật của sự vật, hiện tượng.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người , là tổng hợp những tri thức về tụ nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”.
Để hình thành lí luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức kinh nghiệm là quá trình quan sát sự lặp đi lặp lại diễn biến của các sự vật hiện tượng. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm bao gồm tri thức kinh nghiệm thong thường và tri thức kinh nghiệm khoa học.Tri thức kinh nghiệm tuy là thành tố của tri thức ở trình độ thấp nhưng nó là cơ sở để hình thành lý luận.
Lý luận có nghững cấp độ khác nhau tùy phạm vi phản ánh và vai trò của nó, cps thể phân chia lý luận thành lí luận ngành và lí luận triết học.
Lý luận ngành là ly luận khái quát những quy luật hình thành và phát triển của một ngành. Nó là cơ sở để sáng tạo tri thức cũng như phương pháp luận hoạt động của ngành đó, như lý luận văn học, lý luận nghệ thuật…
Lý luận triết học là hệ thống những quan niệm chung nhất về thế giới và con người, là thế giới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạt động của con người.
II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận, lý luận hình thành, phát triển sản xuất từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
1.1. Thực tiễn là cơ sở cuả lý luận
Xét một cách trực tiếp những tri thức được khái quát thành lý luận là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn cuả con người. Thông qua kết quả của hoạt động thực tiễn, kể cả thành công cũng như thất bại, con người phân tích cấu trúc, tích chất và các mối quan hệ của các yếu tố, các điều kiện trong các hình thức thực tiễn để hình thành lý luận. Quá trình hoạt động thực tiễn là cơ sở để bổ sung và điều chỉnh các lý luận đã được khái quát. Mặt khác, hoạt động thực tiễn của con người làm nảy sinh những vấn đề mơi đòi hỏi quá trình nhận thức phải tiếp tục giải quyết. Thông qua đó, lý luận được bổ sung mở rộng. Chính vì vậy, V.I.Lênin nói: “Nhận thức lý luận phải trình bày khách thể trong tính tất yếu của nó, trong những quan hệ toàn diện cuả nó, trong sự vận động mâu thuẫn cuả nó tự nó và vì nó”
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: yêu cầu vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong công tác của cán bộ cơ sở, Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giáo dục cán bộ, Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay, VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRIẾT HỌC MAC – LÊ NIN ĐẾN CÔNG VIỆC, Tiểu luận về nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Vận dụng trong cuộc đổi mới nước ta, Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào đấu tranh phòng, chống bệnh kinh nghiệm trong công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở hiện nay, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của lý luận nhận thức duy vật biện chứng, Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng nguyên tắc này ở Việt Nam hiện nay., NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀ VIỆC VẬN DỤNG NÓ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY, nguyên tắc phát triển và sự vận dụng nguyên tắc này trong giảng dạy và quản lý, tiêu luận vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, 2. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong kiểm tra, giám sát, cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới chính trị ở việt nam, sự nghiệp đổi mới của cặp phạm trù lý luận và thực tiễn, vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn VÀO QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI, vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, luận văn thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tiểu luận ý thức xã hội và sự vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào quá trình đổi mới đất nước của Đảng ta hiện nay, Nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn và sự vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay, VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY, “ quan điểm về đời sống về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”, Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay (qua phân tích một lĩnh vực cụ thể)., vận dụng thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là gì, 9. Triết học về con người : Lý luận và vận dụng, lý luận thực tiễn và sự vận dụng vào quá trình đổi mới ở việt nam, Ý nghĩa của việc vận dụng tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam file pdf, bài tiểu luận sự thống nhất giữa lý luận và thực tiến tư tưởng hồ chí minh

Reborn2011

New Member
Re: Tiểu luận Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng quan điểm đó vào quá trình đổi mới ở Việt Nam

Thanks ad
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng quan điểm đó vào quá trình đổi mới ở Việt Nam

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Môn đại cương 0
D TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Môn đại cương 0
B Nguyên tắc mácxít về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng nó trong hoạt động lý lu Kinh tế chính trị 0
M Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội kho Kinh tế chính trị 0
P Sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Kinh tế chính trị 0
V Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị ở các trường cao đẳng kĩ thuậ Kinh tế chính trị 0
C Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp ở Việt Nam h Văn hóa, Xã hội 0
X Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nh Văn hóa, Xã hội 0
L Nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
4 Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước t Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top