ngo_li2507

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội


Danh mục các từ viết tắt 2
Lời nói đầu 3
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị . 6
1.1 Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị . 6
1.1.1 Nguồn phát sinh . 6
1.1.2 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị . 8
1.2 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị . 8
1.3 Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị . 16
1.3.1 Khái niệm . 16
1.3.2 Mô hình quản lý CTRSH đô thị .
Chương II: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông . 17
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Quận Hà Đông . 23
2.2 Hiện trạng chung về quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Hà Tây . 29
2.3 Hiện trạng xử lý CTRSH trên địa bàn Quận Hà Đông . 31
2.4 Nội dung quy hoạch xây dựng quy hoạch quản lý chi tiết thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt cho Quận Hà Đồng . . 32
Chương III: Quan Điển và các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông . 44
3.1 Dự báo xu thế biến đổi và những thách thức của khối lượng chất thải rắn của Quận Hà Đông trong tương lai . 44
3.2 Quan điểm hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông . 52
3.3 Giải pháp hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông . 69
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo 77

LỜI NÓI ĐẦU
Lý do chọn đề tài, tên đề tài
Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/ năm. Năm 2005 tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Từ năm 2000 đến 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị tăng từ 24,18% năm 2000 đến 26,97% năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn giảm từ 75,82% xuống 73,93%. Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số và đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước.
Tính đến tháng 6 năm 2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa nhanh chóng cũng đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường sống và phát triển không bền vững về mặt môi trường. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và các khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần ngày càng phức tạp. Quận Hà Đông là một đô thị lớn, giữ vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Hà Tây (cũ) – Thành phố Hà Nội mới. Trong những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường và các chính sách mở cửa cùng với vị trí giao lưu buôn bán thuận tiện nên tốc độ đô thị hóa của Quận ngày càng cao. Tuy nhiên, sự phát triển của Quận Hà Đông hiện nay vẫn còn trong tình trạng thiếu đồng đều. Sự phát triển chưa đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ công cộng, du lịch, thương mại cùng với mật độ dân cư tập trung cao đã tạo nên một lượng rác thải ra môi trường xung quanh ngày càng nhiều. Lượng rác thải này không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư đang sinh sống tại Quận và các vùng lân cận.
Trong những năm qua Quận Hà Đông đã phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan của tỉnh, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề rác thải, trực tiếp tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn Quận, nhưng với nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên công việc mới chỉ thực hiện được bước đầu. Bên cạnh đó, vấn đề ý thức của người dân mới môi trường, đặc biệt là đối với quản lý chất thải rắn còn chưa cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường. Quy hoạch về quản lý, xử lý chất thải rắn là nội dung rất cần thiết cho giai đoạn hiện nay và trong tương lai đối với Quận Hà Đông nói riêng và cho toàn tỉnh Hà Tây nói chung. Xuất phát từ thực trạng đó tui chon chuyên đề nghiên cứu: “Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề nhằm: (a) Nêu bật bức tranh đô thị hóa với vấn đề chất thải rắn sinh hoạt đô thị; (b) Đánh giá hiện trạng, diễn biến tổng lượng, thành phần và nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị tại Quận Hà Đông; (c) Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị Quận Hà Đông; (d) Đề xuất các giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại Quận Hà Đông; (e) Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Quận Hà Đông đến năm 2020; (f) Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông;
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đồi tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận của mô hình quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông, Quận Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề có sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập, thống kê, phương pháp kế thừa, phương pháp điều tra khảo sát thực địa Phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình hoá, phương pháp so sánh
Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Chương 2: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Chương 3: Quan Điển và các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông


Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.1 Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị
1.1.1 Nguồn phát sinh
a. Nguồn sinh hoạt
Tổng dân số Quận Hà Đông là: 175.371 người, lượng rác thải sinh hoạt thải ra từ nguồn này khá lớn, chiếm khoảng 75 – 80% tổng lượng rác thải trên toàn địa bàn. Mặc dù đã có bộ phận chuyên trách là Công ty Môi trường đô thị đảm nhiệm xử lý, tuy nhiên hệ thống thu gom chưa triệt để, kỹ thuật xử lý còn hạn chế cộng thêm nguồn kinh phí hạn hẹp, trang thiết bị còn thiếu nên chất thải rắn từ nguồn này ngày càng gia tăng sức ép lên môi trường. Nếu coi mỗi người mỗi ngày xả thải ra 0,65 kg rác thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt là: 114tấn/ngày.
b. Nguồn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của Quận, khoảng 50%. Ngành công nghiệp chủ yếu của Quận là sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, chế biến lâm sản, đồ mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ, thủ công gia truyền, chế biến thức ăn gia súc… Các loại chất thải chủ yếu từ nguồn này bao gồm :
- Chất thải từ vật liệu trong quá rình sản xuất
- Chất thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất
- Chất thải từ bao bì đóng gói sản phẩm.
c. Nguồn nông nghiệp
Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 3,89% trong cơ cấu kinh tế Quận Hà Đông. Cây lương thực chủ đạo trên địa bàn Quận là lúa, bên cạnh còn có cây ngũ cốc như ngô, khoai, đậu, lạc và đậu tương. Chất thải từ nguồn này chủ yếu là:
- Rơm rạ
- Phân gia súc
- Cành cây, thân cây bỏ đi
- Bao bì đựng các loại.
Thông thường, chất thải nông nghiệp hầu hết được nông dân tự giải quyết bằng cách làm phân chuồng, nuôi gia súc, làm nhiên liệu… Tuy nhiên, đối với một số hộ do thiếu diện tích xử lý trong gia đình, hay không được sử dụng cho các mục đích trên nên vẫn được xả thải ra môi trường. Do đó, khối lượng rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ cũng không nhỏ và cần được tiến hành thu gom xử lý.
d. Nguồn du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khu chợ
Hiện nay, trên địa bàn Quận có một chợ lớn trung tâm và nhiều chợ nhỏ, hàng chục nhà hàng phục vụ ăn uống và điểm dịch vụ. Rác thải từ nguồn này có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, mẩu rau, củ, quả, lá cây, cành cây nhỏ…Ngoài ra, thành phần có nguồn gốc plastic cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Khối lượng rác từ nguồn này khá lớn, cần được tiến hành thu gom xử lý triệt để.
e. Nguồn xây dựng
Cùng với quá trình đô thị hóa, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Quận diễn ra với tốc độ cao. Nhiều đường giao thông, trường học, trụ sở, nhà dân, cầu cống được xây dựng. Chất thải rắn loại này chủ yếu gồm: gạch vỡ, bê tông, vôi vữa, đất đá…nếu không được xử lý sẽ gây cản trở giao thông, tác dòng chảy, làm mất mỹ quan đô thị, cần có biện pháp thu gom xử lý riêng đối với nguồn chất thải này.
f. Nguồn công sở, cơ quan, trường học…
Toàn Quận với hơn 300 các cơ quan ban ngành của trung ương, Tỉnh và của Quận đóng trên địa bàn Quận. Rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ không lớn, thành phần chủ yếu là giấy báo, bao bì giấy, bao bì plastic… Có thể thu gom, vận chuyển, tập kết chung với lượng rác thải từ các nguồn khác để tiến hành xử lý.
g. Rác đường phố

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khanhhabk

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

ad ơi cập nhật link tải đi ạ
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
D Ebook Nghiên cứu quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Văn hóa, Xã hội 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường cho Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Huy Thịnh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt. Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710 Công nghệ thông tin 0
D nghiên cứu vấn đề học ngoại ngữ của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp kiểm soát mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho Khoa học Tự nhiên 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top