tctuvan

New Member
Link tải miễn phí cho các bác

MỞĐẦU
Các phương pháp phân tích bằng công cụ có vai trò đặc biệt quan trọng
trong sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ. Với sự phát
triển nhanh chóng của kỹ thuật điện tử và tin học, các máy móc thiết bị phân tích
cũng được hiện đại hóa, cho phép xác định nhanh chóng với độ chính xác cao
các mẫu chứa hàm lượng rất nhỏ của các chất phân tích.
Nhóm các phương pháp phân tích quang học dựa trên các tính chất quang
học của chất cần phân tích, có một số phương pháp sau:
1. Phương pháp trắc quang dựa trên phép đo lượng bức xạđiện từ ( bxđt )
do dung dịch phân tích hấp thụ. Ởđây còn kểđến phương pháp hấp đục, dựa
trên phép đo lượng bxđt bị hấp thụ bởi các hạt huyền phù (dung dịch keo);
Phương pháp khuyếch đục, dựa trên phép đo lượng bxđt bị khuyếch tán bởi các
hạt huyền phù.
2. Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử AES (Atomic Emision
Spectrometry), dựa trên sự khảo sát phổ phát xạ nguyên tử của nguyên tử chất
phân tích.
3. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS (Atomic Absorption
Spectrometry), dựa trên sự khảo sát phổ hấp thụ nguyên tử của nguyên tử của
chất phân tích.
4. Phương pháp phát quang, dựa trên phép đo cường độ bức xạ do chất
phân tích phát ra, dưới tác dụng của năng lượng bxđt chiếu vào nó.
Ngoài ra, thuộc vào các phương pháp quang học còn có phương pháp
khúc xạ, dựa trên phép đo chiết suất của chất phân tích; Phương pháp phổ hồng
ngoại IR, Phương pháp phổ Rơntgen; Phương pháp phổ Raman…
1.1.1. Bản chất của bức xạđiện từ
Bức xạđiện từ ( bxđt ) bao gồm từ sóng vô tuyến đến các bức xạ Rơntgen
và Gamma đều có bản chất sóng và hạt.
Bản chất sóng của bxđt thể hiện ở hiện tượng nhiễu xạ và giao thoa, bxđt
là những dao động có hai thành phần là điện trường và từ trường, các sóng này
truyền đi trong không gian với vận tốc của ánh sáng theo hình sin có các cực đại
và cực tiểu; khoảng cách giữa 2 đầu mút của một sóng được gọi là bước sóng,
ký hiệu λ. Cường độ của bxđt tỉ lệ với biên độ của dao động. Những bxđt khác
nhau có độ dài bước sóng khác nhau hay bước sóng là đại lượng đặc trưng cho
bxđt. Ngoài ra bxđt còn được đặc trưng bằng tần sốυ, giữa bước sóng và tần số
liên hệ với nhau qua biểu thức:
c = λυ (1.1)
hay λ = c / υ (1.2)
trong đó c là tốc độ ánh sáng, c = 3.108
m/s
Trong các phương pháp phổ, người ta còn dùng đại lượng nghịch đảo của
λ ( 1/λ ) gọi là số sóng để đặc trưng cho sóng, đơn vị của số sóng luôn là cm-1

υ = 1/ λ ( 1.3)
Với bản chất hạt, bxđt là những phần nhỏ mang năng lượng được gọi là
photon, các dạng bxđt từ khác nhau có năng lượng khác nhau.
Sự thống nhất giữa bản chất sóng và bản chất hạt của bxđt được thể hiện
trong biểu thức:
ε = hυ = hc/λ (1.4)
trong đó h là hằng số Planc, h = 6,62.10-34
J.s
1.1.2. Đơn vịđo và sự phân chia các vùng bxđt
Trong biểu thức 1.4 là các đại lượng đặc trưng cho bxđt. Bước sóng λ có
thứ nguyên là độ dài. Để đo λ, người ta dùng các đơn vịđo độ dài là mét (m)
cùng các ước số của mét, các đơn vị hay dùng là μm; nm và Ao
( 1A = 10-10
m ).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Phân tích chất lượng nước
Phân tích định lượng bằng phương pháp đường chuẩn
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top