tieuthu_vip_96

New Member
Download miễn phí Khóa luận Tìm hiểu một số phương pháp phân tích vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm



MỤC LỤC
Danh mục hình ảnh 5
Lời mở đầu 6
CHƯƠNG 1: CÁC CHỈ TIÊU VI SINH VẬT THƯỜNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT TRONG THỰC PHẨM
1.1. Samonella 7
1.2. Campylobacter 7
1.3. Clostridium perfringens 8
1.4. Clostridium botulinum 9
1.5. Staphylococcus aureus 10
1.6. Vibrio spp 11
1.7. Escherichia coli 12
1.8. Shigella spp 13
1.9. Coliforms 14
1.10. Listeria monocytogenes 15
1.11. Bacillus cereus 16
1.12. Aspergillus 17
1.13. Virus 18
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM VI SINH VẬT TRUYỀN THỐNG
2.1. Samonella 20
2.1.1. Tổng quan 20
2.1.2. Nguyên tắc 20
2.1.3. Môi trường và hóa chất 21
2.1.4. Quy trình phân tích đánh định tính Salmonella trong thực phẩm 22
2.2. Vibrio 27
2.2.1. Tổng quan 27
2.2.2. Nguyên tắc 28
2.2.3. Môi trường và hóa chất 28
2.2.4. Quy trình phân tích 29
2.3. Listeria monocytogenes 31
2.3.1. Tổng quan 31
2.3.2. Nguyên tắc 32
2.3.3. Môi trường và hóa chất 32
2.3.4. Quy trình phân tích 33
2.4. Staphylococcus aureus 35
2.4.1. Tổng quan 35
2.4.2. Nguyên tắc 35
2.4.3. Môi trường và hóa chất 36
2.4.4. Phân tích định tính Staphylococus aureus 36
2.4.5. Định lượng S.aureus bằng phương pháp đếm khuẩn lạc 37
2.4.6. Định lượng S.aureus bằng phương pháp MPN 39
2.5. Bacillus Cereus 39
2.5.1. Tổng quan 39
2.5.2. Nguyên tắc 40
2.5.3. Môi trường và hóa chất 40
2.5.4. Quy trình phân tích 41
2.6. Clostridium 46
2.6.1. Tổng quan 46
2.6.2. Nguyên tắc 47
2.6.3. Môi trường và hóa chất 48
2.6.4. Quy trình phân tích 48
2.6.5. Báo cáo kết quả 49
2.7. Coliform và E.Coli 49
2.7.1. Tổng quan 49
2.7.2. Định lượng Coliforms, Coliforms chịu nhiệt, Coliforms phân và E.coli bằng phương pháp MPN 49
2.7.3. Định lượng Coliforms, Coliform phân bằng phương pháp đếm khuẩn
lạc 52
2.7.4. Định lượng E.coli bằng phương pháp đếm khuẩn lạc 55
2.8. Tổng nấm men nấm mốc 57
2.8.1. Tổng quan 57
2.8.2. Nguyên tắc 58
2.8.3. Môi trường và hóa chất 58
2.8.4. Quy trình phân tích định tính 59
2.8.5. Quy trình phân tích định lượng 59
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM VI SINH VẬT KHÔNG TRUYỀN THỐNG
3.1. Phương pháp phát quang sinh học ATP trong giám sát vệ sinh 61
3.2. Phương pháp ELISA (Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay) 63
3.3. Phương pháp lai phân tử (Hybridization) 65
3.4. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) 66
3.5. Một số phương pháp thử nhanh khác 70
3.5.1. Kỹ thuật phân tách và tăng mật độ 70
3.5.2. Kỹ thuật màng lọc phát huỳnh quang trực tiếp (Direct Epifluorscent Technique – DEFT) và màng lọc lưới kỵ nước (Hydrophobic Grid
Membrane) 71
3.5.3. Kỹ thuật màng petri (Petrifilm) 71
3.5.4. Kỹ thuật Redigel 72
3.5.5. Kỹ thuật độ dẫn điện, trở kháng (conductance/impedance) 72
3.5.6. Kỹ thuật đo vi lượng calorie (Microcalorimetry) 73
3.5.7. Kỹ thuật đo mức phóng xạ (Radiometry) 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76




2.3.4.2. Phân lập
Dùng tăm bông vô trùng thấm dịch mẫu từ ống tăng sinh, trải sang 1/2 đĩa môi trường Oxford Agar. Từ những vệt cấy này dùng que cấy vòng ria sang 1/2 đĩa còn lại. Ủ ở 37oC trong 24 – 48 giờ. Trên môi trường này khuẩn lạc Listeria có màu xám hay nâu được bao quanh bởi vòng đen, khuẩn lạc lõm, nhỏ, đường kính khoảng 1mm.
2.3.4.3. Khẳng định
- Thử khả năng tan huyết: chọn khuẩn lạc điển hình trên môi trường thạch Oxford, dùng que cấy vòng cấy chuyền sang môi trường thạch máu, ủ ở 37oC trong 24 – 48 giờ. Trên môi trường thạch máu khuẩn lạc L.monocytogenes được bao quanh bởi vòng tan huyết hẹp do hiện tượng dung huyết dạng . Trước khi tiến hành thử khẳng định, cấy chuyển khuẩn lạc nghi ngờ L.monocytogenes sang một môi trường lỏng không chọn lọc, ủ ở 25oC trong 20 giờ.
- Thử nghiệm catalase và oxidase: L.monocytogenes có catalase (+) và oxidase (-).
- Nhuộm gram: Listeria nhuộm gram dương.
- Khả năng di động phương pháp giọt treo: Listeria spp chuyển động xoay tròn trong canh trùng ủ ở 25oC. Thử tính di động trong ống nghiệm: cấy vi trùng bằng cách đâm sâu vào thạch mềm trong ống nghiệm, ủ 25oC trong 40 giờ hay lâu hơn, kiểm tra sự tăng trưởng của vi khuẩn xung quanh đường cấy, Listeria spp di động tạo hình chiếc dù cách bề mặt thạch vài mm.
- Khả năng biến dưỡng đường: ủ các ống canh trùng thử khả năng lên men đường ở 37oC trong 7 ngày. Kết quả (+) (màu vàng) thường quan sát được trong vòng 24 – 48 giờ L.monocytogenes lên men đường rhamnose nhưng không có khả năng lên men đường xylose.
- Thử thử nghiệm CAMP: trên đĩa thạch dùng để thử CAMP, cấy S.aureus thành một đường cấy mỏng, tương tự cấy R.equi để tạo thành hai đường cấy song song cách nhau 4cm.
Cấy chủng nghi ngờ Listeria ở giữa, gần nhưng không chạm vào hai đường cấy song song của S.aureus và R.equi. Có thể cấy một hay nhiều dòng vi khuẩn nghi ngờ L.monocytogenes (chủng thử nghiệm) để kiểm tra trên cùng một đĩa. Cấy chủng đối chứng (+) L.monocytogenes và chủng L.innocua. Ủ đĩa ở 37oC trong 20 – 36 giờ. Phản ứng (+) khi xuất hiện vùng cộng hưởng tan huyết rộng (5 – 10mm) và có hình dạng đầu mũi tên. Phản ứng (+) với S.aureus thường tạo vùng tan huyết hẹp (khoảng 2mm) có dạng hình tròn. L.monocytogenes cho phản ứng CAMP (+) với S.aureus và (-) với R.equi. Ngược lại, L.innocua có phản ứng CAMP (-) với cả hai loài S.aureus và R.equi.
2.3.4.4. Báo cáo kết quả
Báo cáo phát hiện hay không phát hiện L.monocytogenes trong 25g mẫu.
2.4. Staphylococcus aureus
2.4.1. Tổng quan
Thuộc nhóm tụ cầu khuẩn, Gram dương, hiếu khí hay kị khí tùy nghi, có thử nghiệm coagulase, phản ứng DNAse, phosphatease (+), có khả năng lên men và sinh acid từ mannitol, trehalose, sucrose. Tất cả các dòng S.aureus đều mẫn cảm với novobiocine, có khả năng tăng trưởng trong môi trường chứa đến 15% NaCl. Một số dòng có khả năng làm tan máu trên môi trường thạch máu. Đường kính vòng tan máu phụ thuộc vào từng chủng nhưng đều nhỏ hơn đường kính của khuẩn lạc. Sản sinh ra nội độc tố enterotoxin bền nhiệt dẫn đến ngộ độc thực phẩm,các tế bào thường liên kết thành hình các chùm nho, không tạo bào tử, không di động, có khả năng sinh coagulase làm đông huyết tương, không phân bố trong tự nhiên, tồn tại chủ yếu trên da và tóc của người và động vật. Khi phát triển trong môi trường, tạo sắc tố có màu từ trắng tới vàng đậm. Sự hiện diện với mật độ cao của S.aureus trong thực phẩm chỉ thị điều kiện vệ sinh và kiểm soát nhiệt độ kém của quá trình chế biến.
2.4.2. Nguyên tắc
S.aureus được xác định trên cơ sở các đặc điểm tăng trưởng và phản ứng đông huyết tương của các dòng thuần từ các khuẩn lạc đặc trưng trên môi trường phân lập.
2.4.3. Môi trường và hóa chất
- Môi trường canh Mannitol Salt Broth (MSB): môi trường này được dùng để phân tích định tính S.aureus hay trong định lượng bằng phương pháp MPN.
- Môi trường thạch máu: Máu được sử dụng là máu cừu hay bê non dưới 5 tháng tuổi đã được loại bỏ các sợi máu hay máu đã được bổ sung chất chông đông citrate. Môi trường cần được pha chế ít nhất 2 ngày trước khi sử dụng để kiểm tra khả năng bị nhiễm.
- Môi trường thạch Baird Parker Agar (BPA): thành phần lòng đỏ trứng tươi và potassium tellurite chỉ được bổ sung vào môi trường sau khi khử trùng và làm nguội đến khoảng 60oC.
- Môi trường thạch Tellurite Glycine Agar (TGA).
- Môi trường Brain Heart Infusion (BHI).
- Huyết tương thỏ: huyết tương thỏ được cố định bằng 0,1% EDTA hay sodium oxalate và được phân phối 0,3ml vào các ống nghiệm nhỏ.
2.4.4. Phân tích định tính Staphylococus aureus:
Lấy 2ml dung dịch mẫu vào ống nghiệm chứa 8ml môi trường MSB, trộn đều và ủ ở 37oC trong 24 giờ. Dùng que cấy vòng cấy ria dịch mẫu từ ống (+) (môi trường chuyển từ đỏ sang màu vàng) lên môi trường phân lập là thạch TGA hay thạch Baird Parker, ủ ở 37oC trong 24 giờ. Tìm khuẩn lạc đặc trưng của S.aureus trên môi trường phân lập có màu đen nhánh, sáng, tròn, lồi, đường kính 1 – 1,5mm có vòng sáng chung quanh khuẩn lạc. Chọn khuẩn lạc đặc trưng, cấy vào ống môi trường BHI, ủ ở 37oC trong 24 giờ. Cấy vào ống nghiệm nhỏ chứa khoảng 0,3ml huyết tương và ủ ở 37oC trong 24 giờ để thử phản ứng đông kết. Thực hiện song song một ống đối chứng không được cấy dịch vi sinh vật. Mẫu được kết luận là có S.aureus khi thử nghiệm coagulase này (+) (có sự xuất hiện của khối đông trong khi ống đối chứng không có).
2.4.5. Định lượng S.aureus bằng phương pháp đếm khuẩn lạc
2.4.5.1. Đồng nhất mẫu và pha loãng
Cân chính xác 10 0,1g mẫu trong túi PE vô trùng, thêm 90ml dung dịch pha loãng, đồng nhất mẫu bằng máy dập mẫu khoảng 30 giây. Chuẩn bị dãy pha loãng thập phân thích hợp tùy theo mức nhiễm của từng loại mẫu sao cho khi cấy một thể tích xác định lên đĩa thạch Baird Parker sẽ xuất hiện khoảng 10 – 100 khuẩn lạc/đĩa.
2.4.5.2. Phân lập trên môi trường chọn lọc
Cấy 0,1ml mẫu nguyên hay đã pha loãng vào đĩa môi trường thạch Baird Parker. Dùng que cấy tam giác thủy tinh (thanh gạt thủy tinh) trải đều mẫu lên bề mặt môi trường cho đến khi khô. Thực hiện lập lại 3 đĩa môi trường thạch Baird Parker cho mỗi độ pha loãng. Thực hiện tương tự với môi trường thạch máu. Lật ngược đĩa, ủ ở 37 1oC trong 24 – 48 giờ đối với môi trường Baird Parker và 24 giờ đối với môi trường thạch máu.
Sau 24 giờ, khuẩn lạc S.aureus trên môi trường thạch Baird Parker có đường kính khoảng 0,5 – 1mm, lồi, đen bóng có vòng sáng rộng khoảng 1 – 2 mm bao quanh. Đánh dấu trên mặt đáy của đĩa các khuẩn lạc có đặc điểm như trên và tiếp tục ủ đến 48 giờ. Sau 48 giờ khuẩn lạc S.aureus có đường kính khoảng 1 – 1,5mm, màu đen bóng, lồi, có vòng trắng đục hẹp và vòng sáng rộng khoảng 2 – 4mm quanh khuẩn lạc. Khuẩn lạc một số dòng S.aureus có thể không tạo các vòng sáng quanh khuẩn lạc như trên. C
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Tìm hiểu vài phương pháp phân tích vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm

Link download đây mời em
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top