dlvnn001

New Member
Download miễn phí tiểu luận cho các bạn

VỀ VIỆC ÁP DỤNG ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ
QUAN HỆ THỨ BẬC GIỮA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT QUỐC GIA


Quan hệ thứ bậc giữa Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia và việc áp dụng điều ước quốc tế (chấp nhận hay chuyển hoá - nội luật hoá, các quy phạm điều ước quốc tế) thực chất phản ánh nội hàm của mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia. Vấn đề này luôn là mối quan tâm hàng đầu của lý luận và thực tiễn của khoa học pháp lý quốc tế cũng như pháp luật quốc gia từ trước đến nay, và đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức thiết đòi hỏi có sự luận giải vừa mang tính khoa học, vừa mang tính chính trị pháp lý, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản sau đây:
• Thứ nhất, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có phải là hai bộ phận cấu thành của cùng một hệ thống pháp luật thống nhất hay không, hay chúng là các hệ thống pháp luật khác nhau; các quy phạm điều ước quốc tế có vị trí như thế nào trong mối tương quan so sánh với các quy phạm pháp luật quốc gia?
• Thứ hai, việc áp dụng điều ước quốc tế được thực thi bằng cách nào, nói một cách khác, điều ước quốc tế sau khi đã được hoàn tất các thủ tục ký kết, sẽ được áp dụng trực tiếp hay phải thông qua một thủ tục chuyển hóa bằng việc sửa đổi hay ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia?
Việc giải quyết một cách triệt để các vấn đề nêu trên sẽ đặt nền móng cho những luận cứ khoa học vô cùng quý báu, nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật quốc tế - đặc biệt là cơ chế thực thi các điều ước quốc tế theo nguyên tắc pacta sunt servanda; bảo vệ tối đa lợi ích dân tộc, bảo vệ triệt để chủ quyền và an ninh quốc gia trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá.


1. Quan hệ thứ bậc giữa Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

Sự tương quan giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, cũng như mối quan hệ và tác động qua lại giữa chúng là vấn đề trung tâm không những của khoa học pháp lý quốc tế, mà còn là đối tượng nghiên cứu lâu nay của khoa học luật hiến pháp, khoa học lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, và vẫn là chủ đề của các cuộc tranh luận mà cho đến nay vẫn tiếp tục diễn ra trong nhiều lĩnh vực của khoa học pháp lý và chưa đến hồi kết thúc. Tiêu điểm của các cuộc tranh luận này đều tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản như: pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là một hay là hai hệ thống pháp luật độc lập với nhau; nếu là hai thì hệ thống pháp luật nào có vị trí ưu tiên hơn; mối quan hệ giữa chúng được biểu hiện như thế nào v.v... Tuy nhiên, các quan điểm được đưa ra đều dựa trên hai học thuyết cơ bản: Chủ nghĩa nhất nguyên luận (Moniste) và Chủ nghĩa nhị nguyên luận (Dualiste). Vì vậy, hai học thuyết này có xuất phát điểm dường như trái ngược nhau. Học thuyết thứ nhất coi pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống tách biệt hoàn toàn với nhau và chỉ có mối liên hệ với nhau ở một mức độ nhất định mà thôi (chủ nghĩa nhị nguyên); còn học thuyết thứ hai thì cho rằng, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai bộ phận cấu thành của một hệ thống thống nhất (chủ nghĩa nhất nguyên).

1.1. Chủ nghĩa nhất nguyên (hay còn gọi là chủ nghĩa nhất hệ - Moniste)

Đại diện cho học thuyết này là H.Kelsel, A.Verdross, A.Zorn, A.Lasson, B.Kunz. Học thuyết nhất nguyên quan niệm pháp luật là một hệ thống thống nhất. Cội nguồn sâu xa, xét về mặt lịch sử tư tưởng của học thuyết này, trước hết là dựa vào quan điểm của học thuyết pháp luật tự nhiên. Trên cơ sở quan niệm cho rằng bản chất tốt đẹp của con người là do năng lượng của thiên nhiên mang lại nên không thể được xác định khác nhau, do đó mọi xung đột được loại trừ.

Học thuyết nhất nguyên đưa ra hai khả năng xác định mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia tuỳ theo vị trí ưu tiên của chúng. Một khả năng coi pháp luật quốc tế có vị trí ưu tiên hơn (chủ nghĩa nhất nguyên với sự ưu tiên của pháp luật quốc tế); và khả năng thứ hai là pháp luật của quốc gia có vị trí ưu tiên hơn (chủ nghĩa nhất nguyên với sự ưu tiên của pháp luật quốc gia).

a. Ưu tiên pháp luật quốc gia

Học thuyết về sự ưu tiên của pháp luật quốc gia đặt chủ quyền của quốc gia lên trên hết. Pháp luật quốc tế chỉ có giá trị áp dụng, nếu một quốc gia tự công nhận là nó có giá trị hiệu lực đối với mình.

Trong mối tương quan với pháp luật của quốc gia, pháp luật quốc tế lúc này không còn giá trị độc lập nữa, mà chỉ được coi là một bộ phận cấu thành của pháp luật quốc gia, hay chỉ đơn thuần là “pháp luật của quốc gia trong quan hệ đối ngoại”. Học thuyết này dần dần bị bác bỏ trong khoa học pháp lý quốc tế hiện đại do có sự xuất hiện của các quan điểm trong pháp luật quốc tế về “chủ quyền có hạn chế” của quốc gia.

b. Ưu tiên pháp luật quốc tế

Chủ nghĩa nhất nguyên luận sau này dựa trên quan điểm cho rằng, Luật quốc tế có trước Luật quốc gia. Do đó, Luật quốc tế có vị trí ưu tiên hơn Luật quốc gia. Nếu căn cứ vào quan điểm này thì sẽ loại trừ khả năng xung đột giữa Luật quốc tế và Luật quốc gia (trong trường hợp pháp luật quốc gia trái với pháp luật quốc tế thì pháp luật quốc gia sẽ bị coi là vô hiệu). Quan điểm này khó được chấp nhận vì mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật các nước và vi phạm thô bạo nguyên tắc chủ quyền quốc gia.

c. Chủ nghĩa nhất nguyên dung hoà

Trên cơ sở các luận điểm của hai trường phái của chủ nghĩa nhất nguyên nói trên, đã xuất hiện chủ nghĩa nhất nguyên dung hoà.Trường phái này đã được thừa nhận rộng rãi trong khoa học pháp lý quốc tế. Theo học thuyết này, các quy phạm pháp luật quốc tế có vị trí cao hơn pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, học thuyết này công nhận có khả năng xung đột giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Và để giải quyết xung đột, các quốc gia, do chịu ảnh hưởng của sự ràng buộc của pháp luật quốc tế, cần huỷ bỏ các văn bản pháp luật của quốc gia mình trái với pháp luật quốc tế. Còn các văn bản pháp luật quốc gia tạm thời có vị trí thấp hơn so với pháp luật quốc tế. Vì thế, để thực hiện các cam kết quốc tế, quốc gia cần xây dựng các văn bản pháp luật trong nước cho phù hợp với pháp luật quốc tế. Trong trường hợp có sự xung đột giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế thì pháp luật quốc tế được ưu tiên áp dụng.

Cộng hoà Pháp là một trong những quốc gia điển hình công nhận chủ nghĩa nhất nguyên: Coi quy phạm pháp luật quốc tế (điều ước quốc tế) có vị trí ưu thế hơn so với pháp luật quốc gia. Điều 55 Hiến pháp ngày 4/10/1958 của Cộng hoà Pháp tại Mục 6 về Điều ước quốc tế đã quy định: “Các điều ước quốc tế đã được phê chuẩn hay phê duyệt theo đúng quy định, có hiệu lực cao hơn luật, kể từ ngày công bố, với điều kiện điều ước quốc tế đó cũng được bên kia thực hiện”. Các Điều từ 52 đến 55 cũng đã phản ánh học thuyết nhất nguyên luận trong Hiến pháp của nước Pháp: pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế là một hệ thống pháp luật thống nhất, trong đó luật quốc tế chiếm ưu thế so với pháp luật quốc gia. Tuy vậy, nguyên tắc cơ bản này cũng có một số giới hạn trong quá trình áp dụng tại Cộng hoà Pháp. Trong trật tự các quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế có vị trí dưới Hiến pháp, nhưng lại có giá trị cao hơn các văn bản quy phạm pháp luật khác [1, tr.11-12]. Pháp luật Hoa Kỳ cũng có quy định tương tự, cũng áp dụng chủ nghĩa nhất nguyên như ở Pháp. Ví dụ, Điều 6 Hiến pháp Hoa kỳ quy định: “Hiến pháp này, các đạo luật của Hoa kỳ được ban hành theo Hiến pháp này, mọi điều ước đã hay sẽ được ký kết dưới thẩm quyền của Hoa kỳ sẽ là luật tối cao của quốc gia. Quan toà ở các bang đều phải tuân theo những luật này...” [3, tr.32-34]. Mặc dù vấn đề vị trí của điều ước quốc tế trong mối quan hệ với luật pháp Thụy Sỹ vẫn còn đang được tranh luận trong khoa học cũng như trong thực tiễn, nhưng hiện có một xu hướng nổi trội ở nước này, đó là: đặt cả điều ước quốc tế và tập quán quốc tế ở vị trí trên các đạo luật Liên bang hay thậm chí còn xếp ngang hàng với Hiến pháp. Còn tại Hà Lan, Hiến pháp của Hà Lan năm 1953 (được sửa đổi năm 1956) thậm chí còn cho phép các điều ước quốc tế được các cơ quan có thẩm quyền của Hà Lan ký kết có thể thay đổi và bác bỏ một cách hợp pháp các quy định của bản thân Hiến pháp.


1.2. Chủ nghĩa nhị nguyên (chủ nghĩa lưỡng hệ - Dualiste)

Đại diện xuất sắc cho trường phái này là H. Triepel, D.A. Anzilotti, H. Lauterpacht, L. Ehrlich. Trái ngược với chủ nghĩa nhất nguyên coi pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai bộ phận của một hệ thống thống nhất, chủ nghĩa nhị nguyên coi pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là hai hệ thống pháp luật hoàn toàn độc lập với nhau, mặc dù có những lĩnh vực có thể đan xen lẫn nhau, nhưng không phải là một. Chủ nghĩa nhị nguyên xuất phát từ chỗ cho rằng thẩm quyền, nguồn luật và đối tượng áp dụng của các quy phạm pháp luật của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia hoàn toàn khác nhau. Pháp luật quốc gia điều chỉnh quan hệ giữa công dân với nhau và công dân với nhà nước; pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế với nhau, do đó, chỉ áp dụng cho các quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế, còn pháp luật quốc gia chỉ áp dụng cho các chủ thể trong nước. Học thuyết nhị nguyên lại được phân chia thành hai trường phái, đó là trường phái nhị nguyên cực đoan và trường phái nhị nguyên dung hoà.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Tiểu luận Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và
Tiểu luận Vai trò của điều ước quốc tế trong hệ thống nguồn
Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế
 

mapu19

New Member
Re: [Free] Việc áp dụng điều ước quốc tế và quan hệ thứ bậc giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

Ad ơi cho mình link đầy đủ của bài này đi :) m Thank nhé
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Việc áp dụng điều ước quốc tế và quan hệ thứ bậc giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

Link download của bạn đây
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Áp dụng mô hình Blended learning giảng dạy sáng tạo trong việc giảng dạy môn ngữ âm Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu ứng dụng statcom trong việc nâng cao ổn định điện áp trong hệ thống điện có kết hợp nguồn điện gió Khoa học kỹ thuật 0
D Quy tắc xuất xứ hàng hóa với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN Văn hóa, Xã hội 0
D Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống 5S Và Giải Pháp Hoàn Thiện Tạo Môi Trường Làm Việc Hiệu Quả Tại Công Ty Khoa học Tự nhiên 0
T Áp dụng các mô hình toán kinh tế trong việc phân tích cổ phiếu ngành điện trên thị trường chứng khoá Luận văn Kinh tế 0
A Các kiến nghị và giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
C Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng thiết bị công nghệ mới trong sản xuất xi măng của Công ty Xây Lắp Khoa học Tự nhiên 0
B Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong việc nhập khẩu linh kiện và lắp ráp xe gắn máy Luận văn Kinh tế 0
H Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9000, việc áp dụng nó vào trong các doanh nghiệp Việt Nam Công nghệ thông tin 2
J Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm Công ty dệt Nam Định Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top