daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn cho ae


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát sinh, tồn tại và sự
phát triển của sinh vật nói chung và con người nói riêng. Vậy mà, vì nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong thời gian gần đây diện tích cũng như chất
lượng rừng ngày càng bị giảm sút. Một trong những nguyên nhân đó là do
cháy rừng.
Cháy rừng là hiện tượng phổ biến, xảy ra ở hầu hết các quốc gia có
rừng trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cho dù vấn đề này đã nhận được sự
quan tâm lớn của các chính phủ, các tổ chức, các nhà quản lý, những nhà
chuyên môn và những người quan tâm đến lĩnh vực lâm nghiệp. Cháy rừng đã
gây nên những hậu quả tiêu cực lớn đến môi trường sống, nguồn tài nguyên
thiên nhiên và thậm chí cả tính mạng con người.
Theo số liệu công bố của các tổ chức IUCN, UNDP và WWF (1991)
trung bình mỗi năm trên thế giới mất đi khoảng 18 triệu ha rừng, trong đó
diện tích mất đi do cháy rừng chiếm khoảng 23%.
Ở Việt Nam, theo báo cáo hàng năm của cục Kiểm lâm. trung bình mỗi
năm mất đi khoảng từ 30.000- 50.000 ha rừng, trong đó khoảng 10% diện tích
rừng mất đi là hậu quả của cháy rừng. Theo số liệu thống kê trên cả nước,
trung bình mỗi năm xảy ra 1.413 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 3.616 ha rừng tự
nhiên và 3.032 ha rừng trồng. Chính vì những thiệt hại to lớn kể trên mà công
tác phòng cháy chữa cháy rừng luôn được coi là một nhiệm vụ quan trọng ở
Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
Đặc điểm rừng có liên quan mật thiết với vật liệu cháy- một trong 3
yếu tố hình thành nên đám cháy rừng, tính chất và khối lượng vật liệu cháy
chủ yếu do loại hình rừng quyết định.
Các khu rừng trồng Thông, Trám, Bạch đàn..., là những loài có chứa
tinh dầu hay nhựa thường rất dễ bắt lửa và khi cháy thì cháy đượm. Ở những
khu rừng tre nứa thuần loài hay tre nứa chiếm ưu thế, ngoài thành phần vật
liệu rơi rụng còn có trường hợp tre nứa bị “Khuy”, lúc này vật liệu dễ cháy là
toàn bộ khu rừng. Các khu rừng trồng thuần loài khả năng cháy thường cao
hơn rừng hỗn giao, rừng tự nhiên thường khó cháy hơn rừng trồng. Rừng có
mật độ trồng thấp khoảng không gian trống nhiều, cây bụi thảm tươi phát
triển mạnh dẫn đến các loại rừng này thường dễ cháy hơn rừng có mật độ cây
gỗ lớn.Thực tế cho thấy ở mỗi trạng thái rừng khác nhau thì khả năng cháy
của chúng cũng khác nhau. Điều này đặt ra vấn đề là cần phân loại rừng
theo nguy cơ cháy để có những biện pháp quản lý rừng nói chung và công tác
quản lý lửa rừng nói riêng hợp lý và hiệu quả.
Quảng Ninh là tỉnh có diện tích rừng lớn của cả nước, tồn tại nhiều loại
hình rừng có khả năng xảy ra cháy khác nhau. Trong nhiều năm trở lại đây,
cháy rừng vẫn xảy ra, mặc dù ở đây đã nhận được sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu trong vấn đề dự báo cháy rừng, song việc nghiên cứu một cách
tổng thể khả năng cháy của các trạng thái rừng cho khu vực chưa được thực
hiện một các hệ thống. Để bổ sung thêm cơ sở phục vụ cho công tác quản lý
lửa tại khu vực này tui đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp:
“Nghiên cứu phân loại rừng theo nguy cơ cháy cho huyện Hoành Bồ và
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.”

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top