queen_love_911

New Member
Luận văn: Nhận thức của giáo viên tiểu học về chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý trong một số trường tiểu học ở Hà Nội : Luận văn ThS. Tâm lý học
Nhà xuất bản: ĐHGD
Ngày: 2011
Chủ đề: Tâm lý học trẻ em
Trẻ vị thành niên
Giảm chú ý
Rối loạn hành vi
Trường tiểu học
Miêu tả: 118 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rối loạn Tăng động giảm chú ý (TĐGCY) ở trẻ tiểu học, chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có rối loạn tăng TĐGCY và một số khái niệm công cụ liên quan. Xác định đặc điểm và mức độ nhận thức của giáo viên tiểu học về những dấu hiệu TĐGCY và chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu TĐGCY trong trường học. Đề xuất một số cách thức tác động nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về học sinh có dấu hiệu rối loạn TĐGCY, giúp giáo viên có chiến lược quản lý hành vi phù hợp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… 1
2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………. 3
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu …………………………... 3
4. Giả thuyết khoa học …………………………………………………….. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………… 4
6. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………….. 5
7. Đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 5
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 7
1.1.1. Chú ý và giảm chú ý ............................................................................. 7
1.1.2. Vận động, tăng động và xung động ...................................................... 8
1.1.3. Rối loạn/rối nhiễu ……………………………………………………… 9
1.1.4. Rối loạn tăng động giảm chú ý ............................................................. 10
1.1.5. Nhận thức của giáo viên tiểu học ......................................................... 21
1.1.6. Chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ tăng động giảm chú ý ............. 27
1.2. Lịch sử nghiên cứu về can thiệp cho trẻ có rối loạn tăng động giảm
chú ý trong môi trường học đường ................................................. 40
1.2.1. Những yếu tố của trường học ảnh hưởng đến sự phát triển rối loạn
tăng động giảm chú ý ........................................................................... 40
1.2.2. Các chương trình can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý trong
trường học trên thế giới ........................................................................ 43
1.2.3. Nhận thức của giáo viên về rối loạn tăng động giảm chú ý ................. 48
1.2.4. Vai trò của giáo viên trong việc hỗ trợ học sinh tăng động giảm chú ý ... 51
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 55
2.1. Xác định biến nghiên cứu .................................................................. 55
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 56
2.3. Tiến độ thực hiện đề tài ...................................................................... 64
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 66
3.1. Nhận thức chung về rối loạn tăng động giảm chú ý ............................ 66
3.1.1. Đánh giá thức trạng rối loạn tăng động giảm chú ý trong trường học
hiện nay ................................................................................................ 66
3.1.2. Nhận thức chung về các rối loạn tăng động giảm chú ý ...................... 68
3.1.3. Nhận thức về nguyên nhân gây rối loạn tăng động giảm chú ý ........... 72
3.1.4. Nhận thức về ảnh hưởng của rối loạn tăng động giảm chú ý ............... 75
3.2. Nhận thức của giáo viên tiểu học về các biểu hiện rối loạn tăng động
giảm chú ý ............................................................................................ 77
3.2.1. Nhận thức về triệu chứng của giảm chú ý ............................................ 77
3.2.2. Nhận thức về triệu chứng của tăng động .............................................. 82
3.2.3. Nhận thức về triệu chứng của xung động ............................................. 85
3.3. Nhận thức về các chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu
tăng động giảm chú ý ................................................................. 89
3.3.1. Nhận thức chung về các cách thức hỗ trợ trẻ có dấu hiệu tăng động
giảm chú ý ............................................................................................ 90
3.3.2. Thiết lập quy tắc trong lớp học ............................................................. 93
3.3.3. Sử dụng lời khen và hệ thống thưởng ................................................... 98
3.3.4. Sử dụng hệ quả tiêu cực giảm thiểu hành vi ......................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................ 108
1. Kết luận ...................................................................................................... 108
2. Khuyến nghị................................................................................................ 110
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 111

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rối loạn tăng động giảm chú ý (TĐGCY) là một rối loạn phát triển thường
gặp ở trẻ em và có những tiến triển khi trưởng thành. Theo một khảo sát của
Polanczyk và Rohde trên 102 nghiên cứu ở nhiều quốc gia với 171.756 khách thể,
tỷ lệ rối loạn TĐGCY trên toàn thế giới là 5,29% [31]. Ở trẻ em, tỷ lệ trung bình
trên thế giới của rối loạn TĐGCY khoảng từ 3 – 5% [93] và ước tính có khoảng từ 2
– 16% trẻ trong độ tuổi học đường [91]. Ở Mỹ, thống kê của Hiệp hội Tâm thần
quốc gia từ cuộc khảo sát cha mẹ năm 2007 cho biết có khoảng 9,5% trẻ em từ 4 –
17 tuổi đã từng được chẩn đoán TĐGCY. Tỷ lệ chẩn đoán TĐGCY tăng trung bình
3% từ 13,97 đến 2006 và trung bình 5,5% từ 2003 đến 2007 [70].
Ở Việt Nam hiện nay chưa có số liệu thống kê dịch tễ trên toàn quốc về rối
loạn TĐGCY. Một nghiên cứu năm 2000 tiến hành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho
biết tỷ lệ học sinh tiểu học mắc TĐGCY là 6,6%, tỷ lệ này là 4,29 % ở học sinh
trung học cơ sở và 2,63 % ở học sinh phổ thông trung học [82]. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Vân Thanh và Nguyễn Sinh Phúc (2007) tiến hành trên 1.594 học sinh
ở hai trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ trẻ có rối loạn TĐGCY là 3,01%
[29]. Tại các khoa Tâm thần của Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện
Nhi đồng 1 và 2 (Thành phố Hồ Chí Minh), hàng ngày đều có trẻ đến khám và được
chẩn đoán TĐGCY. Như vậy, thực tế ở Việt Nam trẻ rối loạn TĐGCY có xu hướng
được phát hiện ngày càng nhiều.
Biểu hiện của trẻ TĐGCY thường là suy giảm khả năng chú ý và có những
hành vi hiếu động quá mức hay bốc đồng thiếu suy nghĩ. Những biểu hiện này gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của trẻ, đặc biệt là khả năng
học tập cũng như thiết lập các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Ở Mỹ có
khoảng 20 – 30% trẻ TĐGCY có rối loạn về học tập, trong đó rối loạn đọc (chứng
khó đọc) được biết đến nhiều nhất [89]. Trẻ TĐGCY cũng gặp khó khăn trong việc
kết bạn gấp 10 lần so với trẻ bình thường, có nhiều khả năng có tổn thương lớn hơn
trẻ bình thường 10%... [70].
Ngoài điều trị bằng thuốc thì kết hợp các phương pháp can thiệp tâm lý là một
nhân tố thiết yếu trong bất kỳ một kế hoạch trị liệu, trong đó liệu pháp hành vi hoặc
quản lý hành vi đem lại hiệu quả cao nhất [91]. Các chương trình can thiệp hành vi
tập trung vào việc củng cố và tăng cường các hành vi phù hợp của trẻ ở nhà và ở
trường học như hoàn thành các bài tập được giao ở trên lớp hay các công việc vặt ở
nhà, giảm thiểu những dấu hiệu tăng động như không ngồi yên trong giờ học, chạy
nhảy trong lớp, vi phạm quy tắc trong lớp học, v.v. Với mục tiêu kiểm soát hành vi
của trẻ cả ở nhà và ở trường, việc trị liệu cho trẻ TĐGCY không chỉ của riêng cán
bộ tâm lý trị liệu mà cần có sự phối hợp của cha mẹ trẻ và giáo viên tại trường học.
Trên thế giới, một số quốc gia có những chương trình can thiệp cho trẻ
TĐGCY trên quy mô lớn tập trung vào môi trường học đường. Các chương trình
can thiệp cho trẻ TĐGCY hiệu quả ở Mỹ thường kết hợp các yếu tố: dạy học kiến
thức, can thiệp hành vi và thích nghi hóa lớp học. Các chương trình can thiệp đối
với trẻ TĐGCY dựa vào trường học có nội dung quan trọng là tập trung vào việc
đào tạo cho giáo viên về quản lý hành vi lớp học. Sự thành công của chương trình
can thiệp với trẻ TĐGCY ở Mỹ được đánh giá là do có sự tự nguyện và tích cực của
các giáo viên tham gia vào quá trình làm việc với các học sinh TĐGCY. Các kiến
thức và thái độ của giáo viên đối với các rối loạn của TĐGCY là rất quan trọng.
Việc các giáo viên thiếu kiến thức cơ bản về các dấu hiệu của TĐGCY và các
chương trình quản lý hành vi, quản lý lớp học có thể không đem lại hiệu quả trị liệu
cho trẻ TĐGCY [77]. Mặt khác, để chẩn đoán trẻ TĐGCY, các triệu chứng được
quan sát ở trẻ không chỉ diễn ra trong môi trường gia đình mà còn ở môi trường nhà
trường – nơi trẻ nhỏ dành nhiều thời gian sinh hoạt nhất sau môi trường gia đình. Vì
vậy, những dấu hiệu quan sát được từ giáo viên về những hành vi của trẻ ở trường
được đánh giá là điểm mấu chốt để chẩn đoán TĐGCY. Một số các nghiên cứu đã chỉ ra
rằng những đánh giá ban đầu xác định trẻ có dấu hiệu TĐGCY là từ các giáo viên
với tỷ lệ tương đối cao (từ khoảng 40% – 60%) [63]. Hiện nay, tư vấn hỗ trợ giáo
viên hiểu và áp dụng các chiến lược làm việc với học sinh có biểu hiện TĐGCY
hiện cũng được xem là một định hướng can thiệp mới trên thế giới.
Ở Việt Nam hiện nay, các can thiệp đối với trẻ TĐGCY thường tập trung vào
giáo dục cho cha mẹ, trong khi môi trường học đường là môi trường có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt đối với trẻ TĐGCY ở tuổi tiểu học. Vai trò
của giáo viên rất quan trọng đối với việc hỗ trợ trẻ TĐGCY. Số liệu nghiên cứu ban
đầu về tỷ lệ trẻ TĐGCY ở Việt Nam cho thấy trong mỗi lớp có thể có 1 – 2 học sinh
có dấu hiệu TĐGCY. Cách ứng xử của giáo viên có thể tác động đến việc cải thiện
hay trầm trọng hóa tình trạng TĐGCY của trẻ. Các nghiên cứu ở Việt Nam về
TĐGCY và về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình can thiệp TĐGCY chưa nhiều,
đặc biệt là các nhân tố học đường – vai trò của giáo viên ít được nghiên cứu đến.
Xuất phát từ những nhận định trên, đề tài nghiên cứu "Nhận thức của giáo viên
tiểu học về chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú
ý ở một số trường tiểu học ở Hà Nội" là cần thiết và có ý nghĩa về lý luận và thực
tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về những chiến lược
quản lý hành vi đối với trẻ tiểu học có dấu hiệu TĐGCY, từ đó đề xuất một số cách
thức tác động nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về học sinh có dấu
hiệu rối loạn TĐGCY và giúp giáo viên có chiến lược quản lý hành vi phù hợp.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của giáo viên tiểu học về những chiến lược quản lý hành vi đối với
học sinh có dấu hiệu TĐGCY.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 145 giáo viên thuộc 5 trường tiểu học trên địa bàn Hà
Nội, bao gồm: Thành Công B (Quận Ba Đình), Tô Vĩnh Diện (Quận Đống Đa),
Lương Yên (Quận Hai Bà Trưng), Đặng Trần Côn A (Quận Thanh Xuân), Văn Yên
(Quận Hà Đông).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. đố tượ g g ê cứu
1.4. Nhận thức của giáo viên về các biểu hiện TĐGCY có mức độ không đồng
đều nhau. Các giáo viên có nhiều nhận thức đúng nhất về biểu hiện tăng động (giá
trị đạt gần tuyệt đối là 2.79), các dấu hiệu về giảm chú ý có mức độ độ nhận thức
thấp hơn và nhận thức về các biểu hiện xung động ở mức kém nhất (2.34). Việc
giảng dạy ở các khối lớp có ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên về dấu hiệu
giảm chú ý khi giáo viên khối lớp 5 nhận thức đúng nhiều nhất trong 5 biểu hiện
giảm chú ý. Trong khi đó kinh nghiệm giảng dạy có ảnh hưởng đến nhận thức của
giáo viên về biểu hiện tăng động khi các giáo viên càng có nhiều kinh nghiệm có
nhiều nhận thức đúng về biểu hiện tăng động hơn. Đối với biểu hiện xung động,
kinh nghiệm đã từng làm việc với trẻ có rối loạn TĐGCY có ảnh hưởng đến nhận
thức của giáo viên, các giáo viên chưa từng tiếp xúc hay làm việc với trẻ có ít nhận
thức đúng hơn về các dấu hiệu xung động.
1.5. Nhận thức về chiến lược làm việc phù hợp với trẻ có rối loạn TĐGCY của
giáo viên thể hiện tốt nhất ở nhóm chiến lược thiết lập quy tắc lớp học và nhóm
chiến lược sử dụng khen thưởng với mức độ nhận thức cao (giá trị trên 2.7). Trong
khi đó nhận thức về nhóm chiến lược sử dụng hệ quả tiêu cực giảm thiểu hành vi
của giáo viên chưa cao, các giá trị nhận thức hầu như đều dưới mức trung bình.
Trong nhóm chiến lược thiết lập quy tắc, sắp xếp chỗ ngồi phù hợp và sử dụng
sổ ghi chép nhắc việc là 2 chiến lược được nhiều giáo viên nhận thức đúng nhất.
Đồng thời việc tìm hiểu thông tin qua báo chí đã tác động đến nhận thức của giáo
viên về các chiến lược này. Yếu tố giảng dạy khối lớp cũng có ảnh hưởng khi các
giáo viên dạy các lớp cao có nhận thức đúng nhiều hơn các giáo viên dạy các lớp
đầu cấp.
Trong nhóm chiến lược sử dụng khen thưởng thì các giáo viên có nhiều nhận
thức đúng hơn về chiến lược sử dụng khen.
Trong nhóm chiến lược sử dụng hệ quả tiêu cực, các chiến lược dập tắt hành
vi được nhiều giáo viên nhận thức đúng hơn các chiến lược lấy đi đặc quyền. Có
một số giáo viên trong nghiên cứu cho rằng sử dụng trừng phạt là phù hợp với trẻ
TĐGCY, và mức độ cho rằng là phù hợp cao hơn so với nhận thức đúng về chiến
lược lấy đi đặc quyền.
1.6. Nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định.
- Bảng hỏi được thiết kế và kiểm định độ tin cậy trên mẫu thử tương đối nhỏ
(20 giáo viên tiểu học), vì vậy độ tin cậy của bảng hỏi chưa cao.
- Do hạn chế về các nguồn lực (kinh phí, thời gian), khách thể nghiên cứu là
145 giáo viên tiểu học tại 5 trường thuộc 5 quận nội thành Hà Nội. Đây là 5 trường
công lập có đặc điểm tương đối đồng nhất (đều không phải các điểm, chất lượng
cao hay chuẩn quốc gia – chỉ là các trường bình thường). Với mẫu nghiên cứu thuần
nhất, chưa đa dạng về loại trường (công lập - dân lập, trường chất lượng cao –
trường bình thường, v.v.) đồng thời cỡ mẫu – khách thể nghiên cứu chưa đủ độ lớn
nên kết quả nghiên cứu chưa thể thay mặt cho thực trạng nhận thức của các giáo viên
tiểu học trên địa bàn nội thành Hà Nội.
2. Khuyến nghị
2.1. Lồng ghép các nội dung về TĐGCY trong các lớp tập huấn nghiệp vụ sư
phạm hàng năm cho giáo viên tiểu học, chú trọng đến kiến thức chung về rối loạn
TĐGCY bao gồm các loại rối loạn, nguyên nhân, ảnh hưởng, các biện pháp hỗ trợ.
2.2. Các trường cần có những cán bộ hiểu biết sâu về sức khỏe tâm thần nói
chung và về rối loạn TĐGCY nói riêng để có những hỗ can thiệp cải thiện quá trình
học tập và hành vi của trẻ ở trường, đồng thời các cán bộ cũng là cầu nói với gia
đình trong việc giới thiệu trẻ đến những cơ sở chưa trị tốt.
2.3. Các cơ sở như bệnh viện, viện nghiên cứu có liên quan đến sức khỏe tâm
thần cần tổ chức những khóa tập huấn nhận biết về dấu hiệu TĐGCY và sử dụng
các chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu TĐGCY cho cộng đồng trong
đó có giáo viên và cha mẹ để có thể giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tốt hơn.
2.4. Cần có nghiên cứu trên diện rộng về thực trạng trẻ có rối loạn TĐGCY
trong các nhà trường nói chung trên toàn quốc cũng như nói riêng đối với thành phố
Hà Nội, để từ đó đánh giá những tác động của rối loạn này ảnh hưởng đến việc học
tập và sinh hoạt của trẻ, đồng thời xây dựng chương trình hỗ trợ cho học sinh có rối
loạn TĐGCY trong trường học.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: giáo dục nhận thức hành vi cho trẻ tiểu học, bài luận văn về trẻ tăng động giảm chú ý, giáo trình quản lý hành vi học sinh tiểu học, nhận thức của trẻ tăng động, chọn 2 hành vi và chiến lược để quản lý hành vi của học sinh tiểu học, những phương pháp dạy học đối với trẻ bị tăng động, mức dộ phát triển của trẻ 5-6 tuổi tăng động giảm chú ý, MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG, nghiên cúu của thế giới về trình trạng tăng động giảm chú ý, tiểu luận về tăng động giả kchus ý ở học sinh, hành vi của nhóm trẻ tiểu học thường có hành vi hung tính, vai trò của việc quản lí hành vi trong lớp học, tăng động giảm chú ý ở học sinh tiểu học khắc phục, Rối loạn học tập và chiến lược can thiệp cho học sinh trong bối cảnh học đường, một số biện pháp giúp trẻ tăng động giảm chú ý học hòa nhập tại mầm non, những ứng dingj trong quản lí lhành vi ớp học ở tiểu học, giáo dục trẻ rối loạn tăng độn giảm chú ý nhà xuất bản việt nam, kết luận sư phạm của tăng động giảm chú ý của mầm non, BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HÀNH VI CHO TRẺ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TRONG LỚP HỌC HÒA NHẬP MẦM NON, quản lí hành vi của học sinh ở các trường tiểu học, luận văn tăng động giảm chú ý
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Nhận thức của người dân về sử dụng túi nilon Văn hóa, Xã hội 0
D Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (qua khảo sát sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền) Y dược 1
D Nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn Y dược 0
D Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện khả năng học tập nhận thức của phân đoạn N-bu Y dược 0
K Phân tích nhận thức về các phương tiện tiến công đường không và tác động của các thành tựu khoa học Khoa học Tự nhiên 2
B Tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh thông qua việc dạy học các yếu tố giải tích nguyên hàm - Kiến trúc, xây dựng 0
H Tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học chương phương pháp tọa độ trong mặt ph Kiến trúc, xây dựng 0
I Truyền thông marketing nhằm thay đổi nhận thức của khách hàng về thương hiệu Hải Hà – Kotobuki Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top