yeunhoanh_nhiu

New Member
Luận văn: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở Trường Trung học phổ thông Thanh Nưa huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 01 14
Nhà xuất bản: Đại học giáo dục
Ngày: 2015
Miêu tả: 92 p. + CD-ROM
Luận văn ThS. Quản lý giáo dục
Danh mục sơ đồ……………………………………………………………...vii
MỞ ĐẦU…………………………………………………...……..………….1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ SỰ THAY
ĐỔI.................................................................................................................. 16
1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................... 16
1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 16
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 17
1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 18
1.2.1. Quản lý................................................................................................... 18
1.2.2. Quản lý nhà trường và quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường....... 21
1.2.3. Phương pháp dạy học và đổi mới Phương pháp dạy học............................ 23
1.2.4. Thay đổi và sự thay đổi .......................................................................... 25
1.2.5. Lý thuyết quản lý sự thay đổi.................................................................. 26
1.3. Một số vấn đề cơ bản về quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự
thay đổi ở trường THPT. .................................................................................. 29
1.3.1. Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường THPT.................................. 29
1.3.2. Yêu cầu của việc đổi mới PPDH và của quản lý đổi mới PPDH ở
trường THPT.................................................................................................... 30
1.3.3. Quản lý đổi mới PPDH theo các nguyên tắc quản lý sự thay đổi ............ 33
1.3.4. Nội dung Quản lý thực hiện đổi mới PPDH ở trường THPT................... 33
1.3.5. Quy trình quản lý thực hiện đổi mới PPDH trong trường THPT theo
tiếp cận Quản lý sự thay đổi ............................................................................. 36
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đổi mới PPDH ...... 40
1.4.1. Các yếu tố chủ quan ............................................................................... 40
1.4.2. Các yếu tố khách quan............................................................................ 41
Kết luận Chương 1 ........................................................................................... 44
Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TRƯỜNG THPT THANH NƯA HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH
ĐIỆN BIÊN...................................................................................................... 45
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu............................................... 45
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội ...................... 45
2.1.2. Khái quát về trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên ...................... 46
2.1.3. Kết quả học tập và rèn luyện của HS trường Thanh Nưa ........................ 47
2.2. Thực trạng quản lý đổi mới PPDH ở trường THPT Thanh Nưa................. 49
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và GV trường THPT Thanh Nưa về mục
đích của đổi mới PPDH..................................................................................... 49
2.2.2. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý đổi mới PPDH của GV
trường THPT Thanh Nưa .................................................................................. 50
2.2.3. Thực trạng quản lý thực hiện quy trình đổi mới PPDH theo tiếp cận
quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa................................................ 61
2.2.4. Đánh giá về hoạt động quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận
quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên .................... 72
Kết luận Chương 2 ........................................................................................... 74
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI Ở TRƯỜNG THPT
THANH NƯA HUYỆN ĐIỆN BIÊN- TỈNH ĐIỆN BIÊN ........................... 75
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.................................................................... 75
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích và kế thừa và phát triển ..................................... 75
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn và tính hiệu quả .................................................. 75
3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ và tính khả thi...................................................... 76
3.2. Các biện pháp quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự
thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa................................................................. 76
3.2.1. Nhận diện chính xác các nội dung của đổi mới PPDH, phát hiện các rào
cản khi triển khai thực hiện đổi mới PPDH và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu
cho việc thực hiện đổi mới PPDH ...................................................................... 76
3.2.2. Chú trọng bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, về kỹ năng đổi mới
PPDH và khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng............................................. 79
3.2.3. Xây dựng các qui định, hướng dẫn và hỗ trợ quá trình đổi mới PPDH.... 80
3.2.4. Huy động hiệu quả các nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà
trường tham gia và đảm bảo các hoạt động đổi mới PPDH............................... 82
3.2.5. Hoàn thiện, cụ thể hóa các chuẩn đánh giá giờ dạv tích cực, thực hiện
có hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá và duy trì hoạt động đổi mới PPDH... 83
3.2.6. Hiệu trưởng làm tốt vai trò của một người quản lý khi tổ chức thực hiện
đổi mới PPDH ở trường mình........................................................................... 85
3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .............. 88
3.3.1. Mô tả cách thức tổ chức khảo sát............................................................ 88
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm.............................................................................. 89
Kết luận Chương 3 ........................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................. 98
1. Kết luận........................................................................................................ 98
2. Khuyến nghị................................................................................................. 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 102
PHỤ LỤC...................................................................................................... 105
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay, sự phồn vinh của mỗi quốc gia phụ thuộc vào sự phát
triển nguồn lực con người. Tại Đại hội lần thứ 27 của Tổ chức UNESCO
(tháng 11/1993), đã khẳng định vai trò của giáo dục trong thế kỷ XXI là “chìa
khoá vàng tiến tới một thế giới tốt đẹp hơn”.
1.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nói chung và của đào tạo
nguồn nhân lực nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và xác định
là nhiệm vụ ưu tiên trong đường lối và các chiến lược phát triển quốc gia. Gần
đây nhất, tháng 11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban
hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong đó,
mục tiêu của đổi mới giáo dục lần này được xác định rõ: Tạo chuyển biến căn
bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng
tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân
dân... Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt,
quản lý tốt; có cơ cấu và cách giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã
hội học tập; Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới Giáo dục phổ thông nói
riêng đang là vấn đề cấp bách được toàn ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT)
quan tâm, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở các cấp
học, bậc học.
Đổi mới PPDH đã và đang triển khai sâu rộng ở tất cả các cấp học và
nhà trường từ thập kỷ 70 (thế kỷ XX), và đến nay vẫn là một yêu cầu tất yếu,
có vai trò then chốt trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, quá trình
đổi mới PPDH ở trường phổ thông nói chung, ở các trường trung học phổ
thông (THPT) nói riêng còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng các mục tiêu nâng
cao chất lượng giáo dục - dạy học. Trong đó có nguyên nhân quan trọng hàng
đầu thuộc về lĩnh vực quản lý nhà trường, quản lý đổi mới PPDH, về vai trò
của người Hiệu trưởng nhà trường còn chưa có được những biện pháp quản lý
hiệu quả...
1.2. Quá trình quản lý nhà trường cần thích ứng với những thay đổi nhanh
chóng hiện nay, trong đó có vấn đề quản lý các hoạt động đổi mới PPDH để
tạo hiệu quả dạy học tốt hơn và phát huy năng lực học tập của học sinh (HS)...
Có thể nói, bản chất của quản lý đổi mới PPDH thực chất là “quản lý sự thay
đổi”. Tuy nhiên những biện pháp công tác và việc làm trong quá trình triển
khai đổi mới PPDH ở các trường THPT hiện nay dường như chưa tiếp cận
“quản lý sự thay đổi” và càng chưa vận dụng được quan điểm lý luận quản lý
tiên tiến này vào thực tế.
1.3. Nhiều năm qua, các trường THPT ở tỉnh Điện Biên đã có nhiều nỗ lực
trong việc tổ chức quản lý nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học và đặc
biệt là quản lý đổi mới PPDH góp phần đưa công tác quản lý nhà trường từng
bước đi vào ổn định, đáp ứng xu thế phát triển giáo dục chung của cả nước.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục, việc quản lý
đổi mới PPDH ở các trường THPT tỉnh Điện Biên nói chung và ở trường
THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên nói riêng vẫn còn nhiều bất cập ngay
trong từng khâu thực hiện chức năng quản lý: Kế hoạch - tổ chức - chỉ đạo -
kiểm tra..., cũng như vai trò chủ thể quản lý của người Hiệu trưởng nhà
trường. Thực trạng quản lý và cung cách quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở
các trường THPT nhìn chung chưa thích ứng được với sự thay đổi của xã hội
và yêu cầu đổi mới Giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu lý thuyết “quản lý sự thay đổi”, từ đó đề xuất các biện pháp
quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận “quản lý sự thay đổi” nhằm nâng cao
chất lượng các hoạt động dạy học - giáo dục là một việc làm quan trọng và
cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên chúng tui chọn đề tài “Quản lý đổi
mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa
huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận quản
lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên- tỉnh Điện Biên,
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH và từ đó góp phần nâng cao
chất lượng dạy học của nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đổi mới PPDH ở trường THPT,
trong đó có tiếp cận lý luận “quản lý sự thay đổi”.
3.2. Điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đổi mới PPDH ở trường
THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên- tỉnh Điện Biên.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự
thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa và khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi
của các biện pháp đề xuất.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đổi mới PPDH ở trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên
-tỉnh Điện Biên.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý các hoạt động đổi mới PPDH theo tiếp cận “quản lý sự thay
đổi’ ở trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường THPT Thanh
Nưa huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên hiện nay như thế nào?
- Đổi mới PPDH theo tiếp cận “quản lý sự thay đổi” sẽ bao gồm những nội
dung gì, đáp ứng yêu cầu nào để nâng cao được hiệu quả quản lý hoạt động dạy
học?
- Biện pháp nào cần có và tương thích để quản lý có hiệu quả hoạt động
đổi mới PPDH theo tiếp cận “quản lý sự thay đổi” tại trường THPT Thanh
Nưa huyện Điện Biên- tỉnh Điện Biên?
6. Giả thuyết khoa học
Hiện nay trong công tác quản lý thực hiện đổi mới PPDH ở trường
THPT Thanh Nưa vẫn còn những hạn chế, bất cập và do đó chưa đạt được các
mục tiêu đề ra. Nếu các biện pháp quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng
được nghiên cứu đề xuất trên cơ sở vận dụng các lý luận khoa học QLGD,
trong đó có lý thuyết “quản lý sự thay đổi” và phù hợp với các điều kiện thực
tiễn của nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH và từ đó
góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu các biện pháp
quản lý đổi mới PPDH ở trường THPT Thanh Nưa huyện Điện giai đoạn 2014-
2020.
7.2. Giới hạn về khách thể điều tra: Trong khuôn khổ của luận văn, đề tài chỉ
tiến hành nghiên cứu khảo sát ở trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên
trong 3 năm học 2011 – 2012; 2012 – 2013; 2013 - 2014.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận
và thực tiễn có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp khảo sát (điều tra thông
qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu); Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, Phương
pháp xin ý kiến chuyên gia.
8.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc quản lý đổi mới PPDH ở các
trường THPT theo tiếp cận “quản lý sự thay đổi”.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất những biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận “quản lý
sự thay đổi” phù hợp với thực tế địa bàn nghiên cứu và có tính khả thi giúp
nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH và từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy
học của nhà trường THPT Thanh Nưa. Qua đó có thể giúp nhân rộng kinh
nghiệm quản lý cho các trường THPT trong tỉnh Điện Biên và toàn quốc.
10. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đổi mới PPDH ở trường THPT
theo tiếp cận quản lý sự thay đổi
Chương 2: Thực trạng quản lý đổi mới PPDH ở trường THPT Thanh
Nưa huyện Điện Biên- tỉnh Điện Biên
Chương 3: Biện pháp quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự
thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên- tỉnh Điện Biên
11. Lộ trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn
STT Thời gian Nội dung thực hiện
1 Tháng 4 năm 2014 Nhận đề tài và xin ý kiến cán bộ hướng dẫn.
2 Tháng 4 đến tháng 5 Xây dựng đề cương và thông qua đề cương
nghiên cứu.
3 Tháng 5 đến tháng 6
Rà soát và cụ thể hóa đề cương nghiên cứu.
Xây dựng danh mục tài liệu tham khảo. Xin ý kiến
cán bộ hướng dẫn và chỉnh sửa.
4 Tháng 6 đến tháng 7
Sưu tầm, tập hợp tài liệu tham khảo. Đọc tài liệu,
chuẩn bị và viết chương 1. Gửi cho cán bộ hướng
dẫn đọc và góp ý.
5 Tháng 7 đến tháng 8 Sửa chương 1 và làm phiếu khảo sát, chuẩn bị
các tư liệu thực tiễn để viết chương 2.
6 Tháng 8 đến tháng 9 Tiến hành khảo sát thực trạng và xử lý số liệu.
7 Tháng 9 đến tháng 10
Viết chương 2. Gửi cho cán bộ hướng dẫn đọc và
góp ý.
Đọc kỹ lại chương 1 và chương 2 để chuẩn bị nội
dung chương 3.
Viết chương 3; gửi chương 3 xin ý kiên cán bộ
3.2.5. Hoàn thiện, cụ thể hóa các chuẩn đánh giá giờ dạv tích cực, thực
hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá và duy trì hoạt động đổi mới
PPDH
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm giúp Hiệu trưởng nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ đổi
mới PPDH tại nhà trường. Giúp điều chỉnh hoạt động thực hiện đổi mới
PPDH đồng thời thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH. Đây là công việc cần làm
để thực hiện giai đoạn “tái đông" trong tiến trình thay đổi.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học, nêu rõ nội dung,
thời gian, lực lượng kiểm tra.
- Xây dựng cụ thể các tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy tích cực để định
hướng cho GV trong quá trình soạn giảng và thực hiện các giờ giảng; đồng
thời căn cứ các tiêu chí này để đánh giá, rút kinh nghiệm các giờ dạy, cung
cấp các thông tin có tính xây dựng để điêu chỉnh việc dạy học cũng như công
tác quản lý dạy học của nhà trường. Chẳng hạn:
a. Tiêu chí về kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy và
học
+ Xây dựng câu hỏi để hướng dẫn HS tìm hiểu bài một cách hệ thống.
+ GV thường nêu vân để để HS suy nghĩ, tranh luận, phát huy khả
năng sáng tạo của họ.
+ GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động nhóm, thảo luận để giải
quvết các nhiệm vụ học tập phù hợp.
- GV sử dụng các phương pháp kĩ thuật bằng lời nói, cử chỉ, hình ảnh
nhằm nâng cao sự hợp tác, hỗ trợ và phối hợp trong lớp học
b. Tiêu chí về sử dụng tốt các phương tiện, TBDH phù hợp với nội
dung, kiểu bài lên lớp.
GV lựa chọn phương tiện dạy học phù hợp với nội dung, kiểu bài lên lớp.
+ GV biết khai thác và sử dụng hợp lý các phần mềm trong dạy học (nêu
có).
- GV sử dụng hiệu quả phương tiện hỗ trợ nghe nhìn và máy vi tính
trong dạy học.
c. Tiêu chí về tổ chức cho HS học tập chủ động, phù hợp với nội dung,
kiểu bài, với các đối tượng, HS hứng thú học tập:
+ GV đưa ra hệ thống câu hỏi đa dạng, dễ hiểu phù hợp trình độ HS.
+ GV giúp HS chia sẻ kiến thức thông qua thảo luận, làm việc nhóm,
cá nhân nhằm tạo ra môi trường học tập cởi mở, tôn trọng lẫn nhau và củna
giúp nhau trong lớp học,
+ GV tổ chức, chuấn bị, giám sát hoạt động nhóm và cá nhân nhằm
khuyến khích tất cả HS tham gia.
- GV cho phép HS có các chọn lựa trong quá trình học, dẫn dắt HS tự
đặt câu hỏi và tìm câu trả lòi cho các vấn để.
- GV khuyến khích HS nêu câu hỏi và bày tỏ quan điểm riêng về các
vấn đề học tập.
+ GV sử dụng các phương pháp đánh giá nhằm khuyến khích HS tham
gia vào quá trình tự đánh giá, giúp HS nhận ra ưu, nhược điểm và nhu cầu
của bản thân.
+ GV khuyến khích và tạo cơ hội cho HS sinh tham gia, vận dụng kiến
thúc vào quá trình giải quyết tình huống thực tiễn
+ HS tự giác tham gia vào các hoạt động cá nhân và nhóm do GV yêu
cầu.
+ HS tích cực phát biểu ý kiến xâv dựng bài.
+ HS yêu thích môn học...
- Tăng cường dự giờ đột xuất, dự giờ theo chuyên đề đổi mới PPDH,
đánh giá rút kinh nghiệm, so sánh kết quả sau mỗi đợt dự giờ. Điều này giúp
những GV đã thực hiện tốt có thể củng cố lại kiến thức, kỹ năng, duy trì đế
việc đổi mới PPDH trở thành việc làm thường xuyên, trở thành nhu cầu bản
thân; còn với GV chưa thực hiện tốt thì được rút được kinh nghiệm, góp ý.
- Tăng cường hình thức kiểm tra toàn diện trong tháng, tuần.
- Tổ chức các buổi tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm đồng thời duy trì
việc thường xuyên trao đổi với GV về đổi mới PPDH để mọi người đều nhận
thức được đổi mới phương pháp là nhiệm vụ của người GV khi thực hiện
chương trình dạy học.
- BGH nhà trường phải thường xuyên tham gia, theo dõi và điều chỉnh
các hoạt động đổi mới PPDH thông qua vai trò của tổ chuyên môn.
- Đổi mới công tác kiểm tra theo hướng coi trọng chức năng phát hiện
để phòng ngừa, điều chỉnh, tư vấn cho GV hơn là chỉ tập trung truy tìm sai sót.
- Cải tiến công tác thi đua trong nhà trường trên cơ sở đánh giá đúng và có
chế độ khuyến khích, động viên kịp thời các hoạt động đổi mới PPDH có hiệu
quả.
- Tạo điêu kiện môi trường thuận lợi nhất cho GV thực hiện đổi mới
PPDH.
3.2.5.3. Điêu kiện thực hiện
Điều kiện quan trọng trong quá trình là nhận thức của CBQL về cải
tiến cách kiểm tra và sự quvết tâm của GV trong thực hiện cải tiến.
Chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và GV về nghiệp vụ kiểm tra,
đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực HS.
3.2.6. Hiệu trưởng làm tốt vai trò của một người quản lý khi tổ chức thực
hiện đổi mới PPDH ở trường mình
3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp
Hiệu trưởng biết biến “yêu cầu của Hiệu trưởng” thành nhu cầu “tự
thân của GV” khi thực hiện đổi mới PPDH.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện:
Hiệu trưởng cần làm tốt vai trò “chất xúc tác” thông qua việc tạo áp lực
phải thay đổi và tạo động lực cho việc thực hiện thay đổi. Một chất “xúc tác”
quan trọng trong tạo ra sự thay đổi là người quản lý phải biết tạo ra “sức ép”
đủ lớn và song hành với nó là tạo niềm tin vào kết quả của thay đổi cho mọi
người liên quan đến nhà trường để tạo sự đồng thuận cho sự thay đổi diễn ra ở
trường mình; vấn đề này rất quan trọng khi Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới
PPDH ở một NT.
Để làm tốt vai trò xúc tác, người quản lý thay đổi cần chú ý những vấn đề
sau:
a. Khích lệ thay đổi:
Hiệu trưởng làm sao cho GV có thể thuyết phục bản thân mình rằng
chủ trương đổi mới PPDH đưa ra là cần thiết và phù hợp, tạo điều kiện môi
trường (môi trường pháp lý, môi trường tâm lý...) cho GV tham gia tích cực.
GV có thể đổi mới cách họ đang làm cho đến khi họ lấy lại thăng bằng giữa
sự “hoài cổ” và sự “thay đổi”, tức là họ thấy được không đổi mới PPDH họ
không được người học yêu mến và nhà trường không được cộng đồng đánh
giá cao.
b. Chấp nhận rủi ro:
Thay đổi đi kèm với rủi ro. Học kỹ năng mới cũng có nghĩa là thử
nghiệm cái mới. Đôi lúc ngay cả những GV giỏi nhiều kinh nghiệm cũng có
thể thất bại ở một số bài lên lớp. Hãy động viên đội ngũ thử nghiệm các cách
vận dụng thay đổi từ chuyển chuẩn bị bài giảng và cách triển khai dạy học
trong lớp học của mình. Hiệu trưởng làm cho GV hiểu rằng làm mà đối mặt
với rủi ro và cùng nhau cùng tìm cách khắc phục còn hơn là không làm gì!
c. Công nhận cố gắng:
Hãy khen ngợi GV, khen cá nhân và khen công khai vì họ cố gắng thử
nghiệm những cái mới, bất luận kết quả tốt hay xấu. Hãy ca ngợi họ, công
nhận họ bằng vật chất và danh dự hay uy tín ở bất kỳ nơi nào, sáng suốt khi
nhận xét những cái chưa được và coi đó là “vấp ngã để thành công”.
d. Làm tốt vai trò người hỗ trợ suốt quá trình sự thay đổi trong giáo
dục, với nhà trường.
Nếu Hiệu trưởng không phải là một nhà sư phạm thấu hiểu sâu sắc các
nội dung và đặc điểm của đổi mới PPDH của các GV thì không thể là người
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Môn đại cương 0
D Quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học vùng đồng bằng sông Cửu Long theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Tiên Thanh, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trường THCS Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
T Nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý dự án đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị xây dựng tại Cô Luận văn Kinh tế 0
K Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia Luận văn Kinh tế 1
D Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương trong công ty cổ phần may Đáp Cầu Luận văn Kinh tế 0
Y Giải pháp thực hiện việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9002:1994 sang i Khoa học Tự nhiên 0
T Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện, đổi mới hoạt động quản lý thu - Chi bảo hiểm xã hội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top