future_ocean007

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đã từ lâu, ngôn ngữ và văn bản văn học luôn có mối quan hệ mật thiết gắn
kết với nhau. Ngôn ngữ là chất liệu cơ bản tạo nên văn bản văn học và ngược lại
văn bản văn học muốn tồn tại lâu dài trong kí ức người tiếp nhận thì phải nhờ
vào dấu ấn của hệ thống ngôn ngữ. PGS.Đinh Trọng Lạc trong bài viết “Về sự
phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn học trong nhà trường” đã khẳng định: “Ngôn
ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, ngôn ngữ trở thành vật liệu xây dựng nên
những hình tượng diễn đạt tư tưởng, nghệ thuật. Nếu học sinh tri giác và nhận
thức được những đặc điểm của ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học, thì các em
sẽ hiểu và cảm được sâu sắc sự miêu tả nghệ thuật, nội dung tư tưởng của tác
phẩm văn học đó”. Tác giả Nguyễn Trọng Khánh trong công trình “phân tích tác
phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ” tiếp tục khẳng định: “...xuất
phát từ góc độ ngôn ngữ, không ít ý nghĩa chân chính của các từ ngữ , hình ảnh,
chi tiết trong tác phẩm văn học đã được phát hiện, không ít những cách lí giải có
tính chất áp đặt chủ quan hay xa rời tác phẩm tồn tại bấy lâu trong nhiều tài liệu
giảng dạy, đã được xem xét, điểu chỉnh lại một cách có cơ sở khoa học và phù
hợp hơn; góp phần khơi dậy niềm hứng thú, say mê văn học từ chính quá trình
nhận thức và làm chủ ngôn ngữ - phương tiện biểu hiên chủ yếu của tác phẩm”...
Tuy nhiên, trong thực tế dạy học hiện nay việc học ngôn ngữ và tiếp cận
văn bản vẫn còn tách rời nhau, do vậy mà dẫn đến kết quả có rất nhiều nhận định
phân tích chưa thật xuất phát từ chất liệu của văn bản. Mối quan hệ giữa văn bản
văn học và ngôn ngữ có rất nhiều khía cạnh cụ thể như: phân tích các biện pháp
tu từ, phân tích các kiểu câu, phân tích hệ thống nghĩa của từ...nhưng trong đó,
xét về văn bản văn học thì trường nghĩa lại mang hiệu quả rất cao trong việc xác
định chủ đề, đề tài, đặc điểm nhân vật, đặc điểm sự vật, hiện tượng hay các đánh
giá nhân vật của tác giả... Đặc biệt, cụ thể trong việc nghiên cứu từ vựng – ngữ
nghĩa của ngôn ngữ, trường nghĩa đóng góp một phần rất quan trọng vào việc
phân chia các lớp từ cũng như vạch ra mối quan hệ bản chất giữa các nhóm từ
trong một lớp, giữa các từ trong một nhóm. Khi đi sâu vào phân tích ngữ nghĩa
từ vựng, trường nghĩa còn cho ta nhìn nhận một cách hệ thống về quá trình phát
triển nghĩa của từ và việc phân tích các hình tượng văn học. Đây là hướng
nghiên cứu rất có ích đối với việc tìm hiểu nghĩa của từ trong văn bản đặc biệt
giúp cho chúng ta có cơ sở vững vàng để lý giải các hiện tượng ngữ nghĩa trong
văn bản, nhanh chóng giải mã được những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác
phẩm một cách hợp lí và logic. Đặc biệt, lý thuyết trường nghĩa giúp chúng ta
phát hiện ra những quy tắc chi phối sự vận động của từ trong lịch sử và trong
hoạt động thực tiễn chức năng.
Trường nghĩa là khái niệm được quan tâm nhiều trong truyền thống ngôn
ngữ học trong nước và nước ngoài, song hầu như ít được đề cập đến trong chương
trình dạy Ngữ văn nói chung và dạy Tiếng Việt nói riêng ở nhà trường phổ thông.
Từ sau những năm 2000, với những thay đổi nhất định trong chương trình dạy - học
Ngữ văn, khái niệm trường nghĩa và những vấn đề có liên quan mới được đưa vào
giảng dạy ở phổ thông và trực tiếp là ở Trung học cơ sở (lớp 8). Việc đưa trường
nghĩa vào dạy học ở nhà trường phổ thông là một biểu hiện quan trọng, hướng việc
dạy tiếng đến rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn mới được đưa vào chương trình phổ
thông (lớp 12). Đây là nhà văn lớn, với một trước tác đồ sộ, trong đó có thành
tựu đáng kể về thề kí. Ông là một cây bút viết kí thành công của văn học đương
đại, là thế hệ kế thừa rất sáng tạo của những cây đại thụ kí nghệ thuật Việt Nam
từ sự khởi đầu xuất sắc của Lê Hữu Trác đến Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Thạch
Lam... Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” là một trong những áng văn xuất
sắc nhất của ông, từng được nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá là “một trong mấy
nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay”. Đây là một tác phẩm hay, tiêu
biểu cho phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Về phương pháp
giảng dạy tác phẩm này đã được tìm hiểu trong một số công trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, dạy học đoạn trích này dựa trên lý thuyết trường nghĩa vẫn là một
hướng đi mới mẻ. Do vậy, trong công trình nghiên cứu này chúng tui mong
muốn góp vào một hướng tiếp cận mới để làm rõ hơn về văn bản này. Bởi
nghiên cứu lý thuyết trường nghĩa sẽ góp phần làm sáng rõ về tư tưởng và dụng
ý nghệ thuật của nhà văn trên bình diện phân tích ngôn ngữ của tác phẩm.
Vì những lý do trên, chúng tui chọn “Vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào
dạy học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ
Ngọc Tường làm đề tài nghiên cứu luận văn này. Từ việc làm sáng tỏ quá trình
vận dụng lý thuyết trường nghĩa trong tác phẩm văn học cụ thể chương trình
SGK, chúng tui còn muốn áp dụng vào các tác phẩm khác. Ngoài ra, luận văn
này cũng muốn đóng góp vào hướng phát triển ngôn ngữ trong quá trình đọc
hiểu các tác phẩm truyện ngắn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà
trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về lý thuyết trường nghĩa
Lý thuyết về trường nghĩa được một số nhà ngôn ngữ học Đức và Thụy Sĩ
đưa ra từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Người ta vẫn nhắc đến W. Humboldt như là người khởi sướng ra nó. Tiếp
đó, năm 1896, M. Pokrovxkij nghiên cứu vấn đề này trong công trình “nghiên
cứu ngữ nghĩa học trong các ngôn ngữ cổ”, ông cho rằng “từ và ý nghĩa của
chúng không tồn tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng và độc lập
với ý thức thành những nhóm nhất định…”[4, tr.243]. Năm 1900, H. Osthof
cũng có ý kiến tương đồng: “Có những hệ thống nhất định những ý nghĩa phụ
thuộc lẫn nhau và vị trí ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ có thể được hiểu rõ nhờ
vào cấu trúc của từng hệ thống đó”[4, tr.243]. Mười năm tiếp sau đó, năm 1910,

Meyer đã xuất bản một công trình nghiên cứu và đi đến kết luận rằng mỗi thuật
ngữ chỉ xác định được giá trị theo vị trí trong toàn hệ thống của nó. Và sau này,
những nguyên lý của F.De Saussure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”
– xuất bản năm 1973 mới chính là cơ sở hình thành nên lý thuyết các trường, ông
cho rằng “Giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố xung quanh quy
định” và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra
những yếu tố mà nó chứa đựng” [4, tr.244].
Ở Đức, lí thuyết về trường nghĩa gắn với tên tuổi của J. Trier và L.
Weisgerber. Hai ông là thay mặt của phái Humboldt mới trong ngữ nghĩa học, là
phái chủ trương phân chia từ vựng của ngôn ngữ bị quy định bởi hình thái bên
trong của ngôn ngữ. Trier đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử ngữ nghĩa
học trong việc thử nghiệm quan điểm cấu trúc vào lĩnh vực từ vựng ngữ nghĩa.
Ở Việt Nam, lí thuyết trường nghĩa ra đời vào mấy chục năm gần đây, nhà
ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên vận dụng lí thuyết này vào việc
nghiên cứu tiếng Việt. Dựa trên cơ sở của những người đi trước, ông đã đưa ra
những vấn đề cơ bản về trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng. Các công
trình nghiên cứu về ngôn ngữ của ông, phải kể đến như “Cơ sở ngữ nghĩa từ
vựng – NxbGD,1998), “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt – NxbGD, 1999)…ngoài
ra, còn một số tạp chí như: “trường từ vựng – ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ
trong tác phầm nghệ thuật”, “Khái niệm trường và việc nghiên cứu hệ thống từ
vựng”, “nhận xét về tính loại biệt và khái quát của từ tiếng Việt”…Sau này, tiếp
nối thành tựu đó, một số nhà ngôn ngữ lại tiếp tục phát triển và nghiên cứu sâu
hơn, cụ thể hơn như : Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Bùi Minh Toán,
Đỗ Việt Hùng…Đặc biệt, năm 2010 nhà ngôn ngữ học PGS.TS. Đỗ Việt Hùng,
đã đưa ra “Một số khía cạnh ứng dụng trường nghĩa trong hoạt động giao tiếp”;
Năm 2011 với việc xuất bản cuốn “Nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ” PGS.TS. Đỗ
Việt Hùng đã đưa ra các phương pháp phân tích từ ngữ thông qua vận dụng lí

thuyết trường nghĩa cụ thể giúp cho việc vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào
văn bản tác phẩm dễ dàng hơn.
Ngoài ra, còn kể đến một số công trình luận văn của một số tác giả như :
Phạm Nhị Hà: “Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ màu sắc trong thơ Xuân Quỳnh”,
“Nắng trong thơ mới nhìn từ góc độ trường nghĩa” của Lê Thị Mai Lan. “Lý
thuyết trường nghĩa và việc phân tích văn bản thơ cho học sinh THPT” của
Hoàng Thị Hà, “Trường nghĩa và việc phân tích tác phẩm văn học Thân phận
của tình yêu” của Phạm Thị Lệ Mỹ…
2.2. Lịch sử nghiên cứu phương pháp dạy – học đọc hiểu đoạn trích“Ai đã đặt
tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn mới được đưa vào chương trình phổ
thông lớp 12. Ông là một nhà văn lớn, với một trước tác đồ sộ trong đó có thành
tựu đáng kể về thể kí. Ông là cây bút viết kí thành công của văn học đương đại.
Các công trình nghiên cứu về ông cũng khá nhiều.
Tuy nhiên, nghiên cứu riêng về tác phẩm và phương hướng dạy học tác
phẩm thì chưa nhiều, hầu hết chỉ đi phân tích về nội dung và tư tưởng của tác
phẩm, một số hướng nghiên cứu về đặc trưng loại thể nhưng vẫn chưa cụ thể.
Chúng tui mới thống kê được một số công trình giảng dạy như: “Chất trữ tình
trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường – Báo cáo khoa học ngữ văn, 2003 của Lương
Thị Hiền, “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường” – Luận văn khoa học Ngữ văn, 2003 –
Vũ Thị Bích Ngọc. “Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh THPT qua tác
phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”… Nhận thấy chưa có một công trình
nghiên cứu nào nghiên cứu về tác phẩm dựa trên lý thuyết trường nghĩa.
Chính vì vậy chúng tui lựa chọn đề tài “Vận dụng lý thuyết trường nghĩa
vào dạy - học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng
Phủ Ngọc Tường để chỉ ra giá trị của hệ thống trường nghĩa trong việc thể hiện
tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: Vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn lớp 12 tập 1 : Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học : 60 14

link hỏng rồi. giúp e với
 

daigai

Well-Known Member
Re: Vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn lớp 12 tập 1 : Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học : 60 14

Trích dẫn từ lanhuongcute:
link hỏng rồi. giúp e với


ông tải gì mà lắm thế
 
Re: Vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn lớp 12 tập 1 : Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học : 60 14

hic. Anh ơi, cả nhóm trong phòng em dùng nick của e đấy chứ. đâu phải mình em tải đâu ạ. giúp e với
 

daigai

Well-Known Member
Re: Vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn lớp 12 tập 1 : Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học : 60 14

Trích dẫn từ lanhuongcute:
hic. Anh ơi, cả nhóm trong phòng em dùng nick của e đấy chứ. đâu phải mình em tải đâu ạ. giúp e với


Đã up. Thấy tải đa lĩnh vực quá tưởng là bác học.. Em đang học trường nào vậy?
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng quan điểm dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng lí thuyết hồi ứng thâm nhập vào dạy học tác phẩm văn chương ở trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài: “một số vấn đề của châu phi”- địa lí Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng Gis vào công tác quản lí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Biên Hòa Khoa học Tự nhiên 0
B Vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy - học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ( Ngữ văn 11 Luận văn Sư phạm 3
K [Free] Vận dụng lí luận về địa tô của Mac trong luật đất đai thuế nông nghiệp và việc thuê đất ở Việ Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Sự vận dụng lí thuyết kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đề án Lí luận về lạm phát tiền tệ. Thực trạng và sự vận dụng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Vận dụng lí luận giá trị sức lao động để chứng minh căn cứ khoa học việc đẩy mạnh Công nghiệ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top