Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng quan về sinh học bảo tồn; mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Nghiên cứu các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư tại vùng lõi khu bảo tồn và công tác bảo tồn thiên nhiên của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Tìm hiểu các hoạt động sinh kế của cộng đồng địa phương và ảnh hưởng của các hoạt động đó tới khu bảo tồn. Liệt kê và phân tích các hoạt động quản lý và bảo tồn và những ảnh hưởng của chúng đối với cộng đồng địa phương. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, bảo tồn của Vân Long

MỞ ĐẦU
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long đƣợc thành lập theo quyết
định số 2888/QĐ- UB, ngày 18/12/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, có
tổng diện tích là 2.736 ha thuộc địa giới hành chính 7 xã miền núi huyện Gia Viễn
là: Gia Hƣng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh (Đỗ
Văn Các, 2011).
Là khu vực có các hệ sinh thái thay mặt cho hệ núi đá vôi và đất ngập nƣớc nội
địa ở đồng bằng Bắc Bộ. Vân Long đƣợc biết đến nhƣ là một trong những khu vực
cƣ ngụ quan trọng của các loài thủy sinh nƣớc ngọt, các loài chim nƣớc di cƣ và đặc
biệt Vân Long là nơi có quần thể voọc mông trắng có số lƣợng tốt nhất còn lại trên
thế giới (Nadler, 2003).
Bên cạnh các lợi thế về tự nhiên,Vân Long cũng đang chịu nhiều các tác động
bất lợi từ các hoạt phát triển kinh tế của cộng đồng và địa phƣơng nhƣ xâm lấn đất
canh tác, khai thác thủy sản, săn bắt động vật, khai thác đá vôi… Các hoạt động
kinh tế và khai thác tài nguyên không có kiểm soát nhƣ trên đang gây ra các ảnh
hƣởng tiêu cực đến khu bảo tồn ở Vân Long (Nguyễn Bá, 2000).
Chính vì thế, việc bảo vệ và duy trì sự phục hồi và phát triển khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nƣớc ở Vân Long nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc sự hài hòa với các hoạt
động kinh tế và phát triển ở địa phƣơng đang đƣợc đánh giá là một thách thức đối
với hoạt động bảo tồn ở đây. Dó đó, cần thiết phải có các đánh giá nhằm xác định
đƣợc các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội đang có các ảnh hƣởng tích cực đến khu
bảo tồn cũng nhƣ tìm ra đƣợc các bất cập trong quản lý bảo tồn chƣa phù hợp đang
gây ra các ảnh hƣởng đến sinh kế của cộng đồng địa phƣơng. Và đặc biệt, là dựa
trên các bất cập đó để đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm giảm thiểu đƣợc các tác động
bất lợi, tăng hiệu quả của công tác bảo tồn thiên nhiên và hài hòa đƣợc việc khai
thác và sử dụng tài nguyên bền vững sẽ là kết quả quan trọng nhất hƣớng tới giải
quyết hiệu quả hoạt động quản lý bảo tồn ở Vân Long.
Nhận thức đƣợc ý nghĩa quan trọng của các hệ sinh thái, tính cấp thiết của việc
tăng cƣờng các hoạt động hiệu quả hơn cho các hoạt động bảo tồn Khu bảo tồn Thiên nhiên Vân Long, tui chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh kế của
ngƣời dân địa phƣơng và hoạt động bảo tồn ở Khu bảo tồn Thiên nhiên đất
ngập nƣớc Vân Long, tỉnh Ninh Bình”. Kết quả của đề tài nhằm đƣa ra đƣợc các
vấn đề phát triển kinh tế của cộng đồng địa phƣơng đối với các hoạt động bảo tồn ở
Vân Long, tìm ra đƣợc các bất cập trong quản lý bảo tồn và phát triển của địa
phƣơng; dựa trên các đánh giá đó để đƣa ra đƣợc các khuyến nghị nhằm giúp cho
việc quản lý bảo tồn thiên nhiên đặc biệt là trung hòa đƣợc việc khai thác và sử
dụng tài nguyên của cộng đồng và quản lý bảo tồn ở Vân Long.
Ý nghĩa khoa học: Đây là cơ sở khoa học để có thể áp dụng cho các mô hình
quản lý bảo tồn tại các khu bảo tồn khác dựa vào cộng đồng địa phƣơng.
Ý nghĩa thực tiễn: Đƣa ra đƣợc thứ tự các hoạt động sinh kế làm suy giảm đa
dạng sinh học và đánh giá mức độ quản lý bảo tồn nhằm kết hợp hài hòa giữa sinh
kế và bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long đạt hiệu quả
nhất.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đánh giá mối quan hệ giữa sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng
và hoạt động bảo tồn thiên nhiên để đƣa ra các biện pháp bảo tồn hiệu quả hơn.
Mục tiêu cụ thể:
 Tìm hiểu các hoạt động sinh kế của cộng đồng địa phƣơng và ảnh hƣởng của
các hoạt động đó tới khu bảo tồn.
 Liệt kê và phân tích các hoạt động quản lý và bảo tồn và những ảnh hƣởng của
chúng đối với cộng đồng địa phƣơng.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động
quản lý, bảo tồn của Vân Long.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đốitượng nghiên cứu:
Các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ tại vùng lõi khu bảo tồn và công
tác bảo tồn thiên nhiêncủa khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long.
Phạm vi nghiên cứu:
Cộng đồng cƣ dân sống ở vùng lõi khu bảo tồn thuộc 2 xã là Gia Hƣng và Gia
hòa bao gồm 5 thôn : Hoa Tiên, Cọt, Gọng Vó, Đồi Ngô, Vƣờn Thị.
Kết cấu luận văn
Phần mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian, đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận
Kết luận, kiến nghị

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phucndo2o

New Member
Re: Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh kế của người dân địa phương và hoạt động bảo tồn ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình : Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững

ad up lại tài liệu này giúp em với. Thank nhiều ạ
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Luận văn Kinh tế 0
D NGHIÊN CỨU MỐI NỐI DỊ THỂ PN TRÊN NỀN VẬT LIỆU ZnO Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu đặc điểm địa mạo và mối liên quan của chúng với cấu trúc địa chất vùng Ba Vì - Sơn Tây Luận văn Sư phạm 4
T Nghiên cứu đa dạng sinh học một số nhóm động vật không xương sống ở đất (Mối, Collembola, Nhện, Giun Luận văn Sư phạm 0
B Nghiên cứu, đánh giá xu thế biến động địa môi trường đới ven biển Tiên Yên - Hà Cối trong các mối qu Luận văn Sư phạm 0
B Nghiên cứu hiệu chỉnh mối quan hệ giữa các mô hình tính toán và dự báo sự lan truyền chất ô nhiễm tr Luận văn Sư phạm 2
P Nghiên cứu mối tương quan giữa các phương pháp điều chế polyme L-lactic với phân tử lượng và các đặc Luận văn Sư phạm 0
Y Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ phơi ngày của tán xạ, tổng xạ và thời gian nắng ở Việt Nam Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top