tctuvan

New Member
Link download bài tập lớn cho anh em ketnooi

Do có quen biết từ trước trong việc buôn bán lạc, đậu Nguyễn Thị H và Đỗ Thị D thấy bột ngọt nhãn hiệu MIWON trên thị trường có giá rẻ hơn bột ngọt nhãn hiệu AJINOMOTO; mặt khác bột ngọt AJINOMOTO có chất lượng tốt hơn và tiêu thụ nhanh hơn nên khoảng tháng 11/2009 H và D đã bàn nhau sản xuất bột ngọt AJINOMOTO giả với thủ đoạn: D và H mua 30 thùng bột ngọt nhãn hiệu MIWON tại siêu thị METRO với giá 12.900.000đồng (434.000 đ/thùng), đặt X sản xuất túi nilông nhãn hiệu AJINOMOTO sau đó đóng bột ngọt MIWON vào túi bột ngọt nhãn hiệu AJINOMOTO và sử dụng máy dán mép túi nilông để dán lại. D và H đã bị cơ quan điều tra bắt quả tang khi đang trên đường đi tiêu thụ.
- Hành vi của D, H và X có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không? Cụ thể là hành vi xâm phạm nào?
- Hành vi của D và H có thể bị xử lý hình sự về tội danh nào? Tại sao?
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Hành vi của D, H và X có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không? Cụ thể là hành vi xâm phạm nào?
T
rên thực tế, gia đình em và những người em quen biết, khi đi mua sắm nội trợ, luôn tin dùng các sản phẩm mang nhãn hiệu AJINOMOTO – đó là sự lựa chọn hàng đầu của những người tiêu dùng . Còn theo căn cứ pháp lý, tiêu chí để đánh giá được nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật SHTT 2005: Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán,sử dụng hàng hoá,dịch vụ mang nhãn hiệu hay thông qua quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá,dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hay số lượng hàng hoá đã được bán ra,lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá,dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng,giá chuyển giao quyền sử dụng,giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Tập đoàn AJINOMOTO được thành lập từ năm 1909 tại Nhật Bản với việc khám phá ra vị “Umami”. Cho đến nay, Tập đoàn AJINOMOTO đã có 103 nhà máy sản xuất ở 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, hoạt động trong ba lĩnh vực chính là thực phẩm, axít amin, dược phẩm và các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe với hơn 1.700 sản phẩm các loại, tạo ra hơn 30.000 việc làm và đạt doanh thu hơn 10 tỉ đô la Mỹ mỗi năm.
Được thành lập từ năm 1991, Công Ty AJINOMOTO Việt Nam (gọi tắt là AJINOMOTO Việt Nam) là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Ajinomoto, Nhật Bản với giá trị đầu tư ban đầu hơn 8 triệu đô la Mỹ. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng mở rộng và nâng công suất sản xuất các sản phẩm với tổng chi phí xây dựng, hoạt động và phát triển thị trường lên đến 65 triệu đô la Mỹ. Với sứ mệnh góp phần mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc, AJINOMOTO Việt Nam luôn nỗ lực để mang đến nhiều chủng loại sản phẩm gia vị với chất lượng tốt nhất và an toàn, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Bằng những ý tưởng và sản phẩm được liên tục cải tiến, AJINOMOTO Việt Nam làm giàu bữa ăn cho hàng triệu gia đình, góp phần mang đến cho mọi người dân Việt Nam một chuẩn mực sống tốt đẹp và khỏe mạnh hơn. Trong quá trình phát triển, AJINOMOTO Việt Nam luôn chú tâm đến việc vận hành quy trình sản xuất cũng như áp dụng những công nghệ thân thiện với môi trường và con người Việt Nam. Từ năm 1999 đến nay, nhãn hiệu AJINOMOTO luôn đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. AJINOMOTO đã được nhiều người tiêu dùng trên thế giới cũng như ở Việt Nam tin tưởng.
Vậy nhãn hiệu AJINOMOTO đã đáp ứng đủ 8 căn cứ tại Điều 75 Luật SHTT và trở thành nhãn hiệu nổi tiếng. Và Tập đoàn AJINOMOTO cũng chính là chủ sở hữu nhãn hiệu AJINOMOTO bởi vì “…Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức,cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hay có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hay có nhãn hiệu nổi tiếng”( Khoản 1, Điều 121 Luật SHTT).
Theo như tình huống trên, em xin khẳng định: “Hành vi của D,H và X xâm phạm quyền SHCN và cụ thể là xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng”. Tại Điều 16 Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ quy định rằng: “Chủ sở hữu một nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký phải có độc quyền ngăn cấm những người không được phép của mình sử dụng trong hoạt động thương mại các dấu hiệu trùng hay tương tự cho hàng hoá hay dịch vụ trùng hay tương tự với những hàng hoá hay dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng như vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn. Việc sử dụng cùng một dấu hiệu cho cùng một loại hàng hoá hay dịch vụ phải bị coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn. Các quyền nêu trên sẽ không làm tổn hại đến bất kỳ quyền nào tồn tại trước, cũng không cản trở các Thành viên cấp các quyền trên cơ sở sử dụng.”. Ở nước thành viên Việt Nam, pháp luật cũng đã quy định rõ về hành vi xâm phạm tới nhãn hiệu nổi tiếng: “Sử dụng dấu hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hay dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa,phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá,dịch vụ bất kỳ,kể cả hàng hoá,dịch vụ không trùng,không tương tự và không liên quan tới hàng hoá,dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá,dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng,nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hay gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng” (Điểm d, Khoản 1, Điều 129 SHTT).
Vì thấy bột ngọt nhãn hiệu MIWON trên thị trường có giá rẻ hơn bột ngọt nhãn hiệu AJINOMOTO, mặt khác bột ngọt AJINOMOTO có chất lượng tốt hơn và tiêu thụ nhanh hơn, D và H đã mua 30 thùng bột ngọt nhãn hiệu MIWON tại siêu thị METRO với giá 12.900.000đồng (434.000 đ/thùng). Họ đã đặt X sản xuất túi nilong có gán nhãn hiệu AJINOMOTO để đựng số mì chính MIWON. Sản phẩm đó nếu đưa ra thị trường sẽ gây ra nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa. Người tiêu dùng sẽ chỉ để ý tới nhãn hiệu AJINOMOTO trên bao bì mà không thể nhận ra được mì chính đó có phải là mì chính AJINOMOTO thật hay không? D và H là những người đã chủ mưu kế hoạch này còn X là người sản xuất ra túi nilong có gán nhãn hiệu AJINOMOTO mà biết hay không quan tâm tới D,H là ai, X vẫn sản xuất cho D,H. Vì thế trong tình huống này cả 3 đối tượng D,H và X đã xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu nổi tiếng AJINOMOTO.
Để chứng minh rõ ràng hơn nữa về hành vi xâm phạm của D,H và X, em căn cứ vào Điều 5, Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật SHTT 2005 về SHCN thì hành vi xâm phạm quyền SHCN về nhãn hiệu quy định tại điều 129 được xác định dựa trên 4 căn cứ sau:
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hay cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Sở dĩ khẳng định D, H và X có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng, bởi lẽ hành vi đó đáp ứng đầy đủ 4 căn cứ trên. Cụ thể là:
Thứ nhất, AJINOMOTO được pháp luật coi là nhãn hiệu và đang được bảo hộ tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
Từ việc chứng minh ở trên (Trang 2-3), chúng ta có thể nhận định rằng AJINOMOTO là một nhãn hiệu nổi tiếng. Theo nguyên tắc chung, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng có thể được xác lập trên cơ sở sử dụng chứ không phải trên cơ sở đăng ký). Như vậy, nhãn hiệu AJINOMOTO là một nhãn hiệu nổi tiếng, việc đã được đăng ký bảo hộ ở đây có nghĩa là nhãn hiệu này đã được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng theo quyết định của Cục sở hữu trí tuệ (Thông tư 01/2007 của bộ khoa học và công nghệ).
Căn cứ vào khoản 42.2 điều 42 Mục 5 Chương I Thông tư của Bộ khoa học công nghệ số 01/2007/TT – BKHCN ngày 14/2/2007 quy định: “ Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu”. Như vậy, nhãn hiệu AJINOMOTO là nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, hành vi của D, H và X có yếu tố xâm phạm đến nhãn hiệu nổi tiếng.
Điều 11 Nghị định 105/2006, yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện, dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác trùng hay tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Căn cứ vào khoản 4 điều 11 nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định: “ Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top