ngochuy_nguyen

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thị trường cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã và đang gây
ra những ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống kinh tế - xã hội trên toàn thế giới
nói chung, cũng như ở nước ta nói riêng. Cuộc khủng hoảng nợ công ở nhiều
quốc gia trong khối Liên minh Châu Âu như Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha, Ai Len… là một trong những biểu hiện rõ nét của suy thoái kinh tế, và
kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng. Trong bối cảnh toàn
cầu hóa, Việt Nam cũng đã và đang chịu những ảnh hưởng nhất định của
khủng hoảng kinh tế thế giới, trong đó sự gia tăng số lượng người lao động
mất việc làm là một vấn đề rất nan giải.
Ở Việt Nam tính đến ngày 01/7/2012, cả nước có 50,8 triệu người từ 15
tuổi trở lên, chiếm 58,5% dân số trong đó bao gồm 49,5 triệu người có việc
làm và 1,3 triệu người thất nghiệp [33]. Từ những số liệu này có thể thấy,
nước ta là một nước có dân số trẻ với lực lượng lao động rất dồi dào, tuy
nhiên việc sử dụng nguồn nhân lực này lại chưa được hiệu quả. Theo thống kê
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì năm 2012 cả nước ta có
khoảng hơn 1,3 triệu người thất nghiệp thì khu vực nông thôn là 649.000
người, còn khu vực thành thị là 652.000 người. Dự tính đến năm 2015, khu
vực nông thôn sẽ có khoảng 665.000 người và khu vực thành thị có khoảng
847.000 người thất nghiệp [7].
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng thất nghiệp
đó là khi các doanh nghiệp thay đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh đã khiến cho
nhiều người lao động không tìm được việc làm hay đang làm việc nhưng lại
bị mất việc. Người lao động bị thất nghiệp sẽ mất đi khoản thu nhập để nuôi
sống bản thân và gia đình, chất lượng cuộc sống giảm và khiến cho người lao
động luôn e sợ làm thế nào để tìm được một công việc mới. Tình trạng thất
nghiệp kéo dài cùng với chất lượng cuộc sống không được đảm bảo sẽ dễ gây
ra sự suy giảm niềm tin của người dân đối với các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của nhà nước, và có thể gây ra những biến động không tốt về chính
trị. Song song với những hậu quả tiêu cực đó, thất nghiệp gia tăng còn gây ra
sức ép lớn về tài chính dùng cho các quỹ, chương trình, chính sách để hỗ trợ
và chống thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp với mục đích hỗ trợ phần nào thu nhập cho người
lao động, tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề là một trong những biện
pháp hữu hiệu củ nhà nước nhằm khắc phục tình trạng thất nghiệp và đã được
nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, Trung Quốc… áp dụng thành
công. Ở nước ta, bảo hiểm thất nghiệp được ghi nhận trong Luật Bảo hiểm xã
hội và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Qua 5 năm thực
hiện, bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của
người lao động, người sử dụng lao động, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội của đất nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm thu nhập của người
lao động và giúp họ sớm tìm được việc làm trở lại. Tuy nhiên, đây vẫn còn là
một chính sách mới nên trong quá trình áp dụng không tránh khỏi còn nhiều
khó khăn, vướng mắc, bộc lộ nhiều bất cập như: đối tượng tham gia bảo hiểm
thất nghiệp còn hạn chế dẫn tới một bộ phận không nhỏ người lao động chưa
được bảo đảm quyền lợi khi họ bị mất việc làm; tình trạng người sử dụng lao
động nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp; sự lợi dụng của người lao động đối với
việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp, tâm lý ỷ lại không muốn đi tìm việc làm
mới…Việc tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục tình trang trên
là điều hết sức cần thiết để bảo hiểm thất nghiệp có thể phát huy được vai trò
và ý nghĩa vốn có của nó trong cuộc sống.

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Bảo hiểm thất nghiệp trong
Luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” làm luận văn
thạc sỹ luật học của mình với mong muốn tìm ra những nguyên nhân vướng
mắc, tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp từ đó làm
cơ sở để nâng cao hiệu quả áp dụng bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế
quốc tế, thất nghiệp trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng ở mọi quốc gia.
Theo đó, các vấn đề về trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp đã thu hút
được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học với các bài viết, chuyên đề dưới
nhiều góc độ. Có thể kể đến như:
Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Nghiên cứu những nội dung cơ bản
của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại, vấn đề lựa chọn hình thức thất nghiệp tại
Việt Nam” (2004) của TS. Nguyễn Huy Ban đã nêu lên vấn đề thất nghiệp và
bảo hiểm thất nghiệp, cũng như yêu cầu xây dựng chế độ bảo hiểm thất
nghiệp ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ luật học “Chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam” (2005) của NCS. Lê Thị Hoài Thu đã đi sâu nghiên
cứu và trình bày một cách hệ thống những nội dung chủ yếu của chế độ bảo
hiểm thất nghiệp, những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng chế độ bảo
hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, đồng thời có sự so sánh với quy định của Tổ
chức lao động quốc tế (ILO) và một số nước trên thế giới.
Sách “Pháp luật Bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị rường ở Việt
Nam” (2008) của TS. Lê Thị Hoài Thu đã một lần nữa hệ thống những nội
dung chủ yếu của bảo hiểm thất nghiệp và vấn đề xây dựng chế độ bảo hiểm
thất nghiệp ở Việt Nam
Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
hiện nay” (2011) của Quách Đại Huấn đã nêu ra một số nội dung cơ bản của
bảo hiểm thất nghiệp cũng như thực trạng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam sau 2 năm thực hiện.
Khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng thu nộp quỹ bảo hiểm thất nghiệp và
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ bảo hiểm thất nghiệp
theo pháp luật Việt Nam hiện nay” (2010) của tác giả Nguyễn Thu Trang đã
đề cập đến thực trạng thu nộp quỹ bảo hiểm thất nghiệp và đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiêu ̣ quả của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý
như: “Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp sau 03 năm thực hiện ở Việt Nam” của
ThS. Đỗ Thị Dung đăng trên tạp chí Luật học số 9/2012; “Một số bất cập
trong thi hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp” của tác giả Bùi Đức Hiển
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4(189) tháng 2/2011; “Vấn đề lao
động mất việc làm và chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay”
của tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 174
tháng 7/2010; “Thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” của TS. Lê Thị
Hoài Thu đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 12/2008…
Sau năm năm thực hiện, bảo hiểm thất nghiệp đã bộc lộ nhiều vướng
mắc và bất cập, dẫn đến những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật đối với
cả người sử dụng lao động và người lao động cũng như các cơ quan chức
năng có thẩm quyền. Tuy nhiên, các công trình trên chưa đánh giá toàn diện
về thực trạng pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam từ khi thực hiện cho
đến nay. Chính vì vậy, đề tài “Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã
hội ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý
luận về bảo hiểm thất nghiệp cũng như thực trạng bảo hiểm thất nghiệp ở
nước ta từ khi có hiệu lực cho đến nay.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

minha2cp

New Member
Re: Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01

bác ơi cập nhật lại link đi ạ, link die mất rồi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top