Link tải luận văn miễn phí cho ae


Trình bày những vấn đề chung về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nghiên cứu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong 11 năm (2001-2011). Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều
thành tựu rất quan trọng. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng,
tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường. Đời sống văn hóa, xã
hội tiến bộ trên nhiều mặt, cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân được
cải thiện; chương trình xóa đói, giảm cùng kiệt được thực hiện đạt nhiều kết quả nổi
bật.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tác động của nhiều nguyên
nhân, tình hình tội phạm nói chung, các tội phạm về chức vụ và tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng diễn ra tương đối nghiêm trọng và
phức tạp, trên nhiều lĩnh vực và gây hậu quả nghiêm trọng hơn. Theo đánh
giá của các cơ quan chuyên môn thì tình hình tội phạm về chức vụ ngày càng
tăng và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng, các vụ án ngày càng khó
khăn phức tạp hơn, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Điều này xuất phát
từ tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm về chức vụ chưa cao, tội phạm
ngày càng tinh vi hơn, người phạm tội có chức vụ khá cao tại các cơ quan nhà
nước, bản thân đội ngũ cán bộ chưa trau dồi về phẩm chất đạo đức, một bộ
phận bị tha hóa, biến chất hay trình độ chưa đáp ứng với năng lực chuyên
môn v.v... Thực tế áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân dân (TAND) thành phố
Hà Nội cho thấy, phần lớn bị cáo bị đưa ra xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng là cán bộ lãnh đạo và chủ yếu trong lĩnh vực quản lý
kinh tế, quản lý nhà nước…
Trong Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1999, khái niệm các tội
phạm về chức vụ được qui định tại Điều 227, Chương XXI BLHS là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có chức vụ thực hiện trong khi thực
hiện công vụ, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Việc
qui định khái niệm tội phạm chức vụ trong BLHS là cần thiết, đáp ứng yêu
cầu khách quan trong phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Đây là
cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng phân biệt tội phạm về chức vụ
với các hành vi vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ quyền hạn
nhằm xử lý đúng đắn, chính xác đối với tội phạm này. Việc làm sáng tỏ để áp
dụng một cách chính xác các quy phạm này là rất cần thiết và cấp bách, góp
phần hoàn chỉnh thêm các vấn đề liên quan đến các tội phạm về chức vụ. Bởi
lẽ, việc áp dụng đúng đắn và hiệu quả các quy phạm chương tội phạm về chức
vụ trong BLHS năm 1999 vào thực tiễn sẽ mang lại những lợi ích thiết thân
cho Nhà nước, cho mỗi công dân và cho toàn xã hội. Đối với Nhà nước, mà
trực tiếp là các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền sẽ nâng cao uy tín của
mình trước nhân dân, làm cho nhân dân tin vào tính công minh và sức mạnh của
pháp luật, qua đó khuyến khích người dân tham gia tích cực vào công cuộc
đấu tranh phòng chống tội phạm. Đối với mỗi công dân sẽ an tâm về hiệu quả
hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền mà toàn tâm toàn ý
hỗ trợ, cùng với các cơ quan tư pháp này giải quyết thấu đáo, triệt để vấn đề.
Còn đối với toàn xã hội sẽ có được một pháp chế vững mạnh và chắc chắn -
đó chính là nền tảng cơ bản để chúng ta xây dựng thành công một Nhà nước
pháp quyền.
Tuy nhiên, đây là một đối tượng nghiên cứu rất phức tạp, bởi lẽ:
Thứ nhất, các qui phạm về tội về chức vụ quy định trong pháp luật
hình sự thực định của nước ta còn thiếu rõ ràng và cụ thể, đôi khi chưa có sự
thống nhất như giữa các văn bản quy phạm pháp luật như: khái niệm chức vụ
quy định tại BLHS, Luật cán bộ công chức và Luật phòng chống tham nhũng
không thống nhất; bản chất pháp lý của các tội phạm về chức vụ cũng như của
tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, v.v…
Thứ hai, đây là vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực về phòng chống
tham nhũng, về cán bộ công chức… do đó việc làm rõ vấn đề này cần có
sự phối kết hợp đồng bộ của các luật liên quan. Tuy nhiên, dấu hiệu định
lượng về thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng… lại chưa có sự thống nhất về
mặt quan điểm cũng như sự nghiên cứu rõ ràng của các nhà lý luận. Vì vậy,
việc nghiên cứu về chương tội phạm về chức vụ là rất cần thiết, nhưng cũng
không thể có sự hoàn thiện ngay bởi điều đó cần đến sự giúp đỡ đồng bộ và
toàn diện của các phạm trù có liên quan nữa.
Ngoài ra, do các quy định của luật hình sự Việt Nam về tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng còn chưa cụ thể, rõ ràng, chưa bảo đảm tính
hệ thống, đồng bộ; đặc biệt là thiếu các quy định liên quan đến các yếu tố
định lượng và định khung hình phạt nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau,
không thống nhất trong việc nhận thức các dấu hiệu pháp lý, việc định tội danh
và đường lối xử lý đối với các tội phạm này.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận
về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nói chung và thực tế áp
dụng tại TAND thành phố Hà Nội nói riêng, qua đó đánh việc xét xử trong
thực tiễn để đưa ra kiến giải lập pháp là mô hình lý luận và các giải pháp nâng
cao hiệu quả áp dụng quy phạm của tội phạm này trong giai đoạn hiện nay
không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là
vấn đề mang tính cấp thiết. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài "Tội
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam"
làm luận văn thạc sĩ luật học là cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dưới góc độ thực tiễn: Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã có văn
bản hướng dẫn việc xử lý một số khía cạnh liên quan đến các tội này như
Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC
hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS năm
1985. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một văn bản nào của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết các dấu
hiệu về định lượng "hậu quả nghiêm trọng", "hậu quả rất nghiêm trọng" hay
"hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" trong tội phạm này. Cũng như các tiêu chí
đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tiêu
chí về để định tội danh, tiêu chí để phân biệt với các tội phạm khác có cùng tính
chất.
Dưới góc độ khoa học pháp lý: Việc nghiên cứu tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên
cứu khoa học của các cơ sở đào tạo luật học như Trường Đại học Luật Hà
Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật
thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam và một số cơ sở đào tạo khác. Trong đó
phải kể đến một số giáo trình, sách chuyên khảo hay những bài viết như: GS.TS
Nguyễn Ngọc Hòa - Các tội phạm về chức vụ, trong Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam (Phần các tội phạm), tập thể tác giả do TSKH.GS Lê Văn Cảm chủ
biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên),
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, 2003. Ngoài ra, các vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử còn được
nghiên cứu trong một số công trình nghiên cứu của ThS. Đinh Văn Quế như
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 - Phần chung, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, 2000; Bình luận chuyên sâu Bộ luật hình sự, tập V, các tội phạm về
chức vụ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2003. Bên cạnh đó, còn phải kể đến
một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học chuyên ngành Tư pháp hình
sự nghiên cứu các tội phạm về chức vụ.
Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý, đến nay chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận và thực
tiễn xét xử đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng ở cấp độ
một luận văn thạc sĩ luật học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Nam
cụ thể là: khái niệm chức vụ, khái niệm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng, nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, những đặc trưng của tội
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, so sánh với các tội thiếu trách
nhiệm khác và tội phạm với các tội phạm khác cùng chương, kết hợp với thực
tiễn áp dụng, xét xử để qua đó chỉ ra những nguyên tắc cơ bản và đề xuất các
kiến giải lập pháp cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, luận văn nghiên
cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng theo luật hình sự Việt Nam dưới góc độ của luật hình sự, thực
tiễn xét xử tại TAND thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2001-2011,
đồng thời cũng có đề cập đến một số quy phạm của luật tố tụng hình sự nhằm
hỗ trợ cho việc giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý
luận những nội dung cơ bản về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng theo luật hình sự Việt Nam và việc áp dụng các quy định của BLHS
năm 1999 về tội này trong thực tiễn xét xử, từ đó rút ra những tồn tại, bất cập
để đề xuất kiến giải lập pháp bằng việc đưa ra mô hình lý luận của quy phạm
về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo luật hình sự nước ta,
cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của
BLHS hiện hành về tội phạm này trong thực tiễn xét xử.
4.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách hình sự của Nhà
nước về của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình
sự Việt Nam, phân tích khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, đặc điểm của tội
phạm, phân biệt tội phạm với các tội phạm khác cùng chương, phân biệt tội
phạm với các tội về quản lý kinh tế, phân tích nội dung và điều kiện áp dụng
tội phạm, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự của tội phạm trong BLHS
năm 1999 hiện hành để làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ
bản của quy phạm theo luật hình sự Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng quy phạm pháp
luật hình sự của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong thực
tiễn xét xử tại TAND thành phố Hà Nội, đồng thời phân tích những tồn tại
xung quanh việc lập pháp và áp dụng pháp luật nhằm đề xuất và luận chứng
sự cần thiết phải hoàn thiện và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng quy phạm pháp luật về tội này trong pháp luật hình sự Việt Nam.
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh
phòng và chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật, cũng như thành tựu
của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về Nhà
nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố
tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình
nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà
khoa học luật hình sự Việt Nam và nước ngoài.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

leonardotran

New Member
Re: Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật Hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40

Link die rồi mod ơi

[ Post bai thong qua Mobile ]
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top