snow_queen3112

New Member
Link tải miễn phí luận văn
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1
1.1.1. Kiểm toán báo cáo tài chính 1
1.1.2. Quy trình kiểm toán chung 3
1.2. KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán 6
1.2.3. Các bộ phận của lập kế hoạch kiểm toán 6
1.3. NỘI DUNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN. 8
1.3.1. LẬP KẾ HOẠCH TỔNG THỂ 8
1.3.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 8
1.3.1.2. Thu thập thông tin cơ sở. 13
1.3.1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. 15
1.3.1.4. Thực hiện các thủ tục phân tích. 16
1.3.1.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro. 17
1.3.1.6. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát. 25
1.3.2. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN 26
1.3.2.1. Thiết kế trắc nghiệm công việc 26
1.3.2.2. Thiết kế trắc nghiệm phân tích 27
1.3.2.3. Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – AASC 30
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC 30
2.1.1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của Công ty 30
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 31
2.1.3. Thị trường hoạt động của Công ty 33
2.1.4. Khách hàng của Công ty 35
2.1.5. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty 35
2.2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – AASC 36
2.2.1. Những quy định chung của Công ty AASC về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 36
2.2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 39
2.2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 43
2.2.2.3. Thiết kế chương trình kiểm toán 65
III. ĐÁNH GIÁ VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN – AASC. 72
3.1. Quy định chung về lập kế hoạch kiểm toán 73
3.2. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 74
3.3. Đánh giá rủi ro 75
3.4. Các thủ tục phân tích sử dụng trong lập kế hoạch kiểm toán 75
3.5. Thiết kế chương trình kiểm toán 76
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC 77
3.1. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 77
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán 77
3.1.2. Những phương hướng hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán 77
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN - AASC 78
3.2.1. Hoàn thiện thủ tục phân tích 78
3.2.1.1. Bổ sung phân tích các tỷ suất tài chính 78
3.2.1.2. Tăng cường phân tích ngang (Phân tích xu hướng) 79
3.2.1.3. Bổ sung thu thập và sử dụng các thông tin trong phân tích 80
3.2.1.4. Tăng cường phân tích kết quả so sánh 81
3.2.2. Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 82
3.2.2.1. Hoàn thiện việc đánh giá rủi ro kiểm soát 83
3.2.2.2. Hoàn thiện thiết kế chương trình kiểm toán 85
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng hồ sơ kiểm toán 86
3.2.3. Các điều kiện chủ yếu để hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán báo báo tài chính 87
3.2.3.1. Về phía Nhà nước 87
3.2.3.2. Về phía Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán 88
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động kiểm toán là một hoạt động độc lập, trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên luôn luôn phải tôn trọng nguyên tắc trung thực, khách quan, tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực nghề nghiệp. Do vậy, mọi hoạt động của kiểm toán phải được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật hay được pháp luật thừa nhận. Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng được thực hiện theo trình tự thống nhất, trong đó kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên của quy trình kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán bao gồm các nội dung công việc được kiểm toán theo phương pháp kiểm toán phù hợp với chi phí về vật chất, thời gian và số lượng kiểm toán viên cần thiết.
Kế hoạch kiểm toán đúng đắn là cơ sở để kiểm toán viên thu thập bằng chứng có giá trị, góp phần đưa ra các nhận xét xác đáng về thực trạng hoạt động được kiểm toán, giữ vững và nâng cao uy tín và hình ảnh Công ty kiểm toán đối với khách hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn công tác lập kế hoạch kiểm toán để tìm ra các vấn đề tồn tại và đưa ra hướng khắc phục là một điều cần thiết. Nắm bắt được vấn đề này, trong thời gian thực tập tại Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán - AASC, được sự giúp đỡ của Công ty và thầy giáo hướng dẫn, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán - AASC”.
Trong bài viết em dùng phương pháp biện chứng duy vật để lý giải dẫn dắt vấn đề từ xa đến gần, từ những nguyên tắc, quy định lập kế hoạch kiểm toán nói chung đến những hoạt động thực tiễn của kiểm toán viên trong giai đoạn này tại Công ty AASC.
Luận văn của em gồm có 3 phần:
Phần I. Những vấn đề lý luận cơ bản về lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính.
Phần II. Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán - AASC.
Phần III. Một số giải pháp hoàn thiện lập kế hoạch tại Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán - AASC.

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1. Kiểm toán báo cáo tài chính
Hoạt động kiểm toán là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Song song với sự phát triển đa dạng, rộng khắp và ngày càng qui mô của các công ty kiểm toán, hoạt động kiểm toán đã được khẳng định là một yếu tố tích cực, đảm bảo cho các luật lệ và chuẩn mực kế toán được giữ vững; các tài liệu, số liệu kế toán được trung thực. Điều đó đã làm cho kiểm toán trở thành một việc làm rất được quan tâm, không những đối với các chủ doanh nghiệp và các cơ quan chức năng Nhà nước mà còn đối với những đối tượng khác nhau có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, như các cổ đông, các bên tham gia liên doanh, các nhà đầu tư cho vay vốn, các khách hàng, tập thể lao động… Mỗi tài liệu báo cáo kiểm toán luôn được người quan tâm coi trọng, coi nó như một yếu tố không thể thiếu khi đưa ra những quyết định.
Theo chức năng cụ thể của kiểm toán, hoạt động kiểm toán được chia ra thành ba loại cơ bản, bao gồm: kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Tuy nhiên, kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán bởi nó chứa đựng đầy đủ “sắc thái kiểm toán” ngay từ khi ra đời cũng như trong quá trình phát triển. Đặc trưng cơ bản đó của kiểm toán tài chính bắt nguồn từ chính đối tượng kiểm toán tài chính và từ quan hệ chủ thể - khách thể kiểm toán. “Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do những người có trình độ nghiệp vụ tương xứng đảm nhận dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực”
Đối tượng cụ thể của kiểm toán tài chính là các bảng khai tài chính. Bộ phận quan trọng của những Bảng khai này là Báo cáo tài chính. Là bảng tổng hợp, các bảng khai này đều chứa đựng những thông tin lập ra tại một thời điểm cụ thể trên cơ sở những tài liệu kế toán tổng hợp và chi tiết dựa trên những nguyên tắc nhất định. Do đó, mỗi thông tin chứa đựng trong mỗi bảng khai tài chính trên một khoản mục cụ thể đều mang trong mình nhiều mối quan hệ theo những hướng khác nhau… Chính vì vậy, để xác minh và bày tỏ ý kiến về Bảng khai tài chính, kiểm toán tài chính không thể tách rời các tài liệu kế toán, các hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của đơn vị nhằm xác minh cụ thể độ tin cậy của từng khoản mục cũng như mối quan hệ kinh tế chứa đựng trong các số dư, trong các chỉ tiêu phản ánh các mối quan hệ bên trong của hoạt động tài chính.
Khi tiến hành kiểm toán, có hai cách cơ bản để tiếp cận và phân chia các Bảng khai tài chính thành các phần hành kiểm toán: theo khoản mục hay theo chu trình.
Tiếp cận theo khoản mục trên Báo cáo tài chính: Là cách phân chia máy móc từng khoản mục hay nhóm các khoản mục theo thứ tự trong các Bảng khai vào một phần hành. Cách tiếp cận này tuy đơn giản, tiết kiệm thời gian và dễ thực hiện song lại không hiệu quả, do tách biệt những khoản mục ở vị trí khác nhau nhưng lại có liên hệ chặt chẽ với nhau, như hàng tồn kho và giá vốn hàng bán chẳng hạn.
Tiếp cận theo chu trình: Là cách chia thông dụng hơn căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành, các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính. Cách tiếp cận này hiệu quả hơn do xuất phát từ mối liên hệ vốn có của các nghiệp vụ và từ đó thu gom được các đầu mối của các mối liên hệ trong kinh tế và trong ghi sổ kế toán chứa đựng trong Bảng khai tài chính.
Mặt khác, cùng với các quan hệ nội tại, Bảng khai tài chính còn chứa đựng những mối quan hệ về tài chính và quản lý và từ đó - về quan hệ chủ thể - khách thể kiểm toán. Theo nguyên tắc chung về tổ chức kế toán, Bảng khai tài chính của mỗi đơn vị được lập ra trước hết từ các đơn vị kế toán cơ sở. Các đơn vị này có thể là một đơn vị độc lập riêng biệt hay là đơn vị thành viên của đơn vị hợp nhất, song đều có tư cách pháp nhân. Vì vậy, trong mọi trường hợp, khách thể kiểm toán cần được “pháp lý hoá” trong từng cuộc kiểm toán cụ thể thông qua hợp đồng kiểm toán (với kiểm toán độc lập) hay quyết định kiểm toán (với kiểm toán nhà nước hay kiểm toán nội bộ). Nói cách khác, khách thể kiểm toán là những thực thể kinh tế tương đối độc lập, có nhu cầu xác minh các bảng khai tài chính. Thông thường, kiểm toán tài chính được thực hiện bởi kiểm toán độc lập, hay kiểm toán nhà nước. Trong một số trường hợp, chủ thể kiểm toán có thể là kiểm toán nội bộ của những đơn vị có qui mô lớn với nhiều bộ phận thành viên cơ sở. Trên thực tế, công việc kiểm toán báo cáo tài chính thường do các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện. Từ sự phân tích trên cho thấy, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán là mối quan hệ ngoại kiểm, qua đó chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến được thực hiện một cách khách quan, làm cho hoạt động kiểm toán tài chính mang tính độc lập và hiệu quả cao.
Mục tiêu của kiểm toán tài chính là nhằm xác định độ tin cậy của báo cáo tài chính, làm căn cứ để doanh nghiệp quyết toán thuế đối với Nhà nước và các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. Vì thế, kiểm toán báo cáo tài chính hướng tới việc bày tỏ ý kiến trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán. Để có được những bằng chứng này, kiểm toán viên cần vận dụng các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán đặt ra. Xét trên góc độ quá trình ghi chép xử lý, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phản ánh vào báo cáo tài chính, người ta chia ra hai loại phương pháp kiểm toán; đó là phương pháp kiểm toán chứng từ (cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic) và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, thực nghiệm, điều tra). Trong kiểm toán báo cáo tài chính, các phương pháp kiểm toán cơ bản này được triển khai theo hướng chi tiết hay tổng hợp, tuỳ từng trường hợp vào tình huống cụ thể trong suốt quá trình kiểm toán. Mặt khác, đối tượng cụ thể của kiểm toán tài chính là các Bảng khai tài chính, trong đó vừa phản ánh các mối quan hệ kinh tế tổng quát, vừa phản ánh cụ thể từng loại tài sản, nguồn vốn. Vì vậy, kiểm toán tài chính phải sử dụng liên hoàn các phương pháp kiểm toán cơ bản để đưa ra ý kiến nhận xét chính xác về các tài liệu này.
1.1.2. Quy trình kiểm toán chung
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu quả trong từng cuộc kiểm toán, cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên Báo cáo tài chính, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba giai đoạn như sau:
 Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán
 Thực hiện kế hoạch kiểm toán
 Hoàn thành cuộc kiểm toán và công bố báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, kiểm toán tài chính lại có những đặc thù riêng nên quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện theo trình tự chung gắn với từng đối tượng cụ thể. Các giai đoạn trong quy trình chung này là một chuỗi liên tục, xuyên suốt của công tác kiểm toán. Trình tự kiểm toán được trình bày trên Sơ đồ 1.1.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

meomai

New Member
add cho em xin tài liệu này với. thầy giáo em bắt em viết văn báo cáo nên e sắp chết rồi.
tks add nhìu!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A [Free] Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh doanh bất động sản ở Việt Nam trong giai đoạ Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong k Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Những giải pháp để phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Những giải pháp triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Từ Sơn -Tỉnh B Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng đầu tư và phát Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Những giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Phân tích tháp nhu cầu của người lao động do Abraham Maslow đưa ra và những giải pháp chủ yếu Luận văn Kinh tế 0
Z [Free] Quan hệ cung –cầu hàng hoá trên thị trường và những giải pháp khắc phục cơn sốt giá của mặt h Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top