bat_can_doi

New Member
Download miễn phí Đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện





MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

I. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1. Khái niệm và mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính 3

1.1. Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính 3

1.2. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính 3

2. Phương pháp tiếp cận của kiểm toán báo cáo tài chính 5

II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6

1. Khái quát chung về khoản mục nợ phải trả 6

1.1. Nội dung khoản mục nợ phải trả 6

1.2. Phân loại các khoản nợ phải trả. 6

1.3. Kiểm soát nội bộ đối với các khoản nợ phải trả. 7

2. Vai trò và mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính 8

2.1. Vai trò kiểm toán khoản mục nợ phải trả 8

2.2. Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả 10

3. Quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính. 10

3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 10

3.2. Thực hiện kiểm toán 27

3.3. Kết thúc kiểm toán. 35

PHẦN 2: KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM 39

TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) THỰC HIỆN 39

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 39

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam 39

2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong đơn vị 42

3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam 43

3.1. Đặc thù về tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam 43

3.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam 44

4. Tổ chức công tác kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam 48

4.1. Đặc điểm về tổ chức công tác kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam 48

4.2. Hệ thống kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam 51

II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN 53

1. Công việc trước kiểm toán 53

2. Lập kế hoạch kiểm toán 55

2.1. Tìm hiểu những thông tin chung về khách hàng 55

2.2. Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính 59

2.3. Xem xét tính liên tục hoạt động 59

2.4. Đánh giá rủi ro ban đầu 59

2.5. Dự kiến kế hoạch và nội dung kiểm toán. 61

2.6. Phân công nhóm kiểm toán viên thực hiện công việc 62

2.7. Thiết kế chương trình kiểm toán. 63

3. Thực hiện kiểm toán các khoản nợ phải trả do VAE thực hiện 65

3.1. Thực hiện kiểm toán đối với khoản mục “Phải trả nhà cung cấp” và “Vay ngắn hạn” 66

3.2. Thực hiện kiểm toán đối với khoản mục vay dài hạn 90

3.3. Kết thúc kiểm toán 97



PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN 101

I. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO VAE THỰC HIỆN 101

1. Ưu điểm của công tác kiểm toán Báo cáo tài chính do VAE thực hiện 101

2. Hạn chế của công tác kiểm toán báo cáo tài chính do VAE thực hiện và vài ý kiến đề xuất 104

Trên thế giới, dịch vụ kiểm toán được coi là một trong những dịch vụ có tính chuyên nghiệp cao và có ý nghĩa lớn trong việc tạo lập một môi trường kinh doanh minh bạch và hiệu quả. Ở Việt Nam, mặc dù hoạt động kiểm toán độc lập mới chỉ thực sự xuất hiện từ sau khi chuyển đổi cơ chế kinh tế nhưng do đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cũng như sự khuyến khích phát triển của nhà nước, ngành dịch vụ kiểm toán đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Cho tới nay, số lượng các công ty kiểm toán đã tăng lên đáng kể, các dịch vụ cung cấp không ngừng được đa dạng hóa. Tuy nhiên, kiểm toán tài chính vẫn được xem là một dịch vụ quan trọng hơn cả vì các Báo cáo tài chính do các doanh nghiệp lập ra là đối tượng quan tâm của rất nhiều người. Trong các phần hành của kiểm toán Báo cáo tài chính thì kiểm toán nợ phải trả là một nội dung quan trọng vì nó có liên quan trực tiếp tới khả năng thanh toán và do đó cũng ảnh hưởng tới sự tồn tại của đơn vị. Chính vì vậy, kiểm toán khoản mục nợ phải trả được xem là một phần việc quan trọng đối với các công ty kiểm toán.
Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam là một trong những công ty có uy tín lớn trong ngành kiểm toán. Qua thời gian thực tập tại công ty, em đã nắm bắt được rất nhiều kiến thức thực tiễn liên quan đến kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục nợ phải trả nói riêng. Đây chính là cơ sở để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện”. Trong phạm vi luận văn, em xin tập trung đi sâu vào nghiên cứu kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp và vay ngắn hạn, vay dài hạn.
Nội dung của luận văn gồm 3 phần chính:
Phần 1: Cơ sở lí luận về kiểm toán khoản mục nợ phải trả trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Phần 2: Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam (VAE) thực hiện.
Phần 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán các khoản nợ phải trả do Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện.
Em xin chân thành Thank sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ThS. Phan Trung Kiên cùng sự giúp đỡ của toàn thể các anh chị kiểm toán viên trong công ty đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

I. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Khái niệm và mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính
1.1 Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính
Thuật ngữ “kiểm toán” mới chỉ thực sự xuất hiện và được sử dụng ở nước ta từ hơn chục năm trở lại đây. Trên thế giới, có rất nhiều quan niệm về kiểm toán và cho đến nay vẫn chưa có một quan niệm thống nhất. Song nhìn chung có thể khái quát quan niệm hiện đại về kiểm toán như sau: “Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực”.
Kiểm toán có thể phân loại dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau: theo đối tượng cụ thể, theo phương pháp áp dụng, theo quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán...Nếu căn cứ theo đối tượng cụ thể thì kiểm toán bao gồm ba loại: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán nghiệp vụ (hoạt động) và kiểm toán liên kết. Trong đó kiểm toán báo cáo tài chính được xem là loại hình kiểm toán lâu đời và có ý nghĩa nhất ngay từ khi ra đời và phát triển “kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về sự trình bày trung thực và hợp lý của các bảng khai tài chính do các kiểm toán viên chuyên nghiệp tiến hành theo luật định”.
1.2. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính
Trong cơ chế thị trường, có rất nhiều người quan tâm đến tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: các cơ quan nhà nước cần có thông tin để điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật hay chính sách kinh tế nói chung đối với mọi thành phần kinh tế, các nhà đầu tư cần có thông tin để có hướng đầu tư đúng dắn, các khách hàng và nhà cung cấp cũng cần hiểu rõ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có quyết định kinh doanh phù hợp... Những thông tin quan trọng về doanh nghiệp lại được phản ánh khá đầy đủ trên Báo cáo tài chính: “báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hay được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu của đơn vị” (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính). Do đó các bảng khai tài chính mà bộ phận quan trọng là các Báo cáo tài chính trở thành đối tượng quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, để những thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp thực sự hữu ích thì những thông tin đó phải là những thông tin trung thực, hợp lý, phản ánh được khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó kiểm toán tài chính ra đời với ý nghĩa quan trọng là tạo niềm tin cho những người quan tâm. Điều này là nhân tố quyết định chi phối mục tiêu hoạt động của loại hình kiểm toán này.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính “mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hay được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?”. Như vậy có thể thấy rằng mục tiêu của kiểm toán tài chính là nhằm đảm bảo báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu chứ không đảm bảo rằng tất cả các thông tin trên báo cáo tài chính đều là những thông tin trung thực vì hoạt động kinh tế của doanh nghiệp rất đa dạng, các nghiệp vụ phát sinh nhiều, việc đảm bảo rằng tất cả các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính đều trung thực,hợp lý là điều rất khó khăn, tốn kém và cũng không cần thiết đối với những người sử dụng Báo cáo tài chính.
Ngoài mục tiêu trên, “mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị” (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200). Những yếu điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như cách thức khắc phục được kiểm toán viên trình bày trong thư quản lý.
Tuy nhiên, người sử dụng báo cáo tài chính cũng cần hiểu rằng “ý kiến của kiểm toán viên làm tăng thêm sự tin cậy của báo cáo tài chính nhưng người sử dụng báo cáo tài chính không thể cho rằng ý kiến của kiểm toán viên là sự đảm bảo về khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong tương lai cũng như hiệu quả và hiệu lực điều hành của bộ máy quản lý” (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, đoạn 12). Trên thực tế đã xảy ra khá nhiều vụ kiện các công ty kiểm toán do quan niệm sai lầm này.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch Luận văn Kinh tế 2
N [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong k Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Hoàn thiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương - Nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Cô Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Kiểm toán chu trình hàng tôn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Báo cáo tổng hợp ở Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Kiểm toán chu trình Bán hàng- Thu tiền do Công ty TNHH Grant Thornton thực hiện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top