sad_daytv9999

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Những giải pháp để phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa





MỤC LỤC

I. Phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là một tất yếu khách quan. 1

1.Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá. 1

1.1. Kinh tế tự nhiên. 1

1.2. Kinh tế hàng hoá. 1

2. Kinh tế thị trường và tiền đề phát triển kinh tế thị trường. 4

3. Sự cần thiết phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. 5

II.Bản chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta 8

1. Bản chất của nền kinh tế thị trường ở nước ta 8

2.Đặc điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta 11

2. 1. Nền kinh tế hàng hoá còn ở trình độ kém phát triển 11

2.2. Nền kinh tế hàng hoá với nhiều thành phần kinh tế 11

2.3. Nền kinh tế hàng hoá vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 12

III. Những giải pháp để phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa 13

1.Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần. 13

2. Mở rộng phân công lao động, phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường. 14

3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 14

4. Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, triệt để xoá bỏ cơ chế quản lý hành chính bao cấp, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả. 15

5. Xây dựng và kiện toàn hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh tế giỏi, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa 15

6. Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế hàng hoá, phát huy nội lực, giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. 16

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nhau.
Do phân công lao động xã hội và sự độc lập tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất, cho nên quan hệ giữa những người sản xuất là quan hệ mâu thuẫn : họ vừa liên hệ phụ thuộc vào nhau vừa độc lập với nhau. Giải quyết mối quan hệ mâu thuẫn này tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ trao đổi dựa trên cơ sở giá trị, nghĩa là dựa trên cơ sở trao đổi ngang giá.
Phân công lao động xã hội phát triển thì quan hệ trao đổi cũng được mở rộng và ngày càng phức tạp. Phân công lao động xã hội làm xuất hiện thủ công nghiệp và tách nó ra khỏi ngành nông nghiệp, làm hình thành xu hướng công nghiệp thành thị dần dần tách khỏi nông nghiệp nông thôn. Phân công lao động xã hội phát triển cũng dẫn tới sự ra đời của ngành thương nghiệp. Khi thương nghiệp ra đời, quan hệ trao đổi có sắc thái mới: người sản xuất và người tiêu dùng có quan hệ sản xuất với nhau qua người thứ ba là thương nhân. Việc mở rộng phạm vi xã hội hoá sản xuất đồng thời cũng kéo theo việc chuyên môn hoá ngành nghề. Người sản xuất chuyên sản xuất, còn lưu thông hàng hoá đã có thương nhân đảm nhận. Thông qua hoạt động mua bán của mình, thương nhân đã thực hiện vai trò nối liền sản xuất với sản xuất và sản xuất với tiêu dùng. Qua đó khơi dậy những nhu cầu mới đối với sản xuất và hướng sản xuất phục vụ nhu cầu của thị trường. Thương nghiệp phát triển, làm cho sản xuất và lưu thông hàng hoá cùng với lưu thông tiền tệ được phát triển nhanh chóng. Điều này dẫn tới sự mở rộng quan hệ trao đổi giữa các vùng, đồng thời liên kết người sản xuất với nhau cuốn hút họ vào quỹ đạo của kinh tế hàng hoá.
Quan hệ trao đổi được mở rộng và phát triển đòi hỏi hệ thống giao thông vận tải cũng phải mở rộng và phát triển. Đây là điều kiện vật chất làm tăng thêm các phương tiện trao đổi mở rộng thị trường. Sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống giao thông vận tải có vai trò thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển cao hơn. Điều này dẫn tới sự ra đời của các hoạt động dịch vụ, chế biến, .... làm cho dân cư chịu sự chi phối của những quy luật phổ biến của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
2. Kinh tế thị trường và tiền đề phát triển kinh tế thị trường.
Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường chỉ khác nhau về trình độ phát triển. Kinh tế thị trường chính là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Kinh tế hàng hoá phát triển điều đó có nghĩa là phạm trù hàng hoá, phạm trù kinh tế thị trường được phát triển và được mở rộng. Hàng hoá không chỉ bao gồm những sản phẩm đầu ra của sản xuất mà còn bao hàm cả các yếu tố đầu vào của sản xuất. Dung lượng thị trường và cơ cấu thị trường được mở rộng và hoàn thiện. Mọi quan hệ trong xã hội đều được tiền tệ hoá. Khi đó người ta gọi kinh tế hàng hoá là kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường được hình thành với những điều kiện sau đây:
Một là, sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động. Trước hết cần khẳng định sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động là một tiến bộ lịch sử. Người lao động được tự do, anh ta có quyền làm chủ khả năng lao động của mình và là chủ thể bình đẳng trong việc thương lượng với người khác. Chủ nghĩa tư bản đã thực hiện được bước tiến bộ lịch sử trong khuôn khổ lợi dụng tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động để phuc vụ túi tiền của các nhà tư bản. Vì vậy đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa tư bản với lao động làm thuê. Trong điều kiện lịch sử mới – thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội – không phải mọi người có sức lao động đem bán đều là những người vô sản. Do sự chi phối lợi ích kinh tế và của chi phí cơ hội những người lao động vẫn có thể bán sức lao động của mình cho người khác nếu như họ cảm giác việc làm này có lợi hơn so với việc tổ chức quá trình tổ chức.
Trong lịch sử sự hoạt động của quy luật giá trị đã từng dẫn tới sự phân hoá những người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo. Sự phân hoá này diễn ra chậm chạp, cho nên cần có bạo lực của Nhà nước để thúc đẩy sự phân hoá này diễn ra được nhanh hơn. Chính sự phân hoá những người sản xuất thành kẻ giàu người cùng kiệt tới một giới hạn nhất định đã làm nảy sinh hàng hoá lao động và thị trường sức lao động.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế phát triển. Nó có năng suất lao động cao. Ngoài những sản phẩm cần thiết còn có những sản phẩm thặng dư. Chính sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động đã phản ánh điều đó. Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó được thể hiện tập trung ở thuộc tính giá trị sử dụng của nó. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động. Sở dĩ như vậy là vì: do kỹ thuật sản xuất phát triển cho nên năng suất lao động của người công nhân đã cao. Ngày lao động của người công nhân được chia thành 2 phần: phần thời gian lao động cần thiết và phần thời gian lao động thặng dư. Chỉ đến một giới hạn nhất định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất – khi kỹ thuật sản xuất phát triển, năng suất lao động xã hội được nâng cao thì sức lao động của người ta mới có thể trở thành đối tượng của quan hệ mua bán. Nhờ có sự xuất hiện của hàng hoá lao động và thị trường sức lao động mà tiền tệ không chỉ đơn thuần là phương tiện lưu thông mà còn trở thành phương tiện làm tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
3. Sự cần thiết phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sự tồn tại của kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Bởi vì, trong nền kinh tế nước ta lực lượng sản xuất xã hội còn rất thấp, đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau, sự phân công lao động xã hội gắn với sự tồn tại nhiều chủ thể sở hữu khác nhau như các thực thể kinh tế độc lập. Trong những điều kiện đó việc trao đổi sản phẩm giữa các chủ thể sản xuất với nhau không thể thực hiện theo nguyên tắc nào khác là nguyên tắc trao đổi ngang giá, tức là thực hiện việc trao đổi hàng hoá thông qua thị trường , sản phẩm phải trở thành hàng hoá.
ở nước ta trong thời kì quá độ muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất thì phải xã hội hoá và chuyên môn hoá lao động. Quá trình ấy chỉ có thể diễn ra một cách thuận lợi trong một nền kinh tế thị trường. Sản xuất càng xã hội hoá, chuyên môn hoá thì càng đòi hỏi phát triển sự hiệp tác và trao đổi hoạt động trong xã hội, càng phải thông qua sự trao đổi hàng hoá giữa các đơn vị sản xuất để bảo đảm những nhu cầu cần thiết của các loại hoạt động sản xuất khác nhau.
Chỉ đẩy mạnh hoạt động sản xuất hàng hoá mới làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động. Kinh tế tự nhiên do bản chất của nó, chỉ duy trì tái sản xuất giản đơn. Trong cơ chế kinh tế cũ vì coi thường quy luật giá trị nên các cơ sở kinh tế cũng thiếu sức sống và động lực để phát triển sản xuất. Sử dụng sản xuất hàng hoá là sử dụng quy luật giá tr

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A [Free] Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh doanh bất động sản ở Việt Nam trong giai đoạ Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch Luận văn Kinh tế 2
N [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong k Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Những giải pháp triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Từ Sơn -Tỉnh B Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng đầu tư và phát Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Những giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Phân tích tháp nhu cầu của người lao động do Abraham Maslow đưa ra và những giải pháp chủ yếu Luận văn Kinh tế 0
Z [Free] Quan hệ cung –cầu hàng hoá trên thị trường và những giải pháp khắc phục cơn sốt giá của mặt h Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top