tctuvan

New Member
Vấn đều hơi bức xúc khi nuôi hổ indo là nó rất hay mất màu, đó là đặc tính của loài này. Và nên nhớ chỉ có hổ mekong, hổ thái mới ít khi bị mất màu, và đó cũng là nguyên nhân khiến hổ mekong, hổ thái rất đắt tiền

Mình tổng hợp được một số ý kiến giúp hổ Indo lên màu từ các cao nhân, Xin chia sẻ với các bạn!

Các cụ lão làng không lên tiếng thì em xin thí mạng già này nhận gạch đá vậy.
Theo ngu kiến của em, indo nếu nuôi nên lưu ý những điều sau:

1 / Bể nếu nuôi từ 3 con trở lên, thay nước không nhiều nên cho muối vì bể có hổ, giống như sam ăn nhiều ị nhiều sẽ sinh độc trong nước, cá dễ nhiễm bệnh.

2/ Nước nên sạch, bộ lọc thay rửa định kỳ, ít nhất 6 tháng thay rửa tuần tự các ngăn lọc nếu nuôi nhiều hổ và cho nhiều muối.
Vì muối và phân hổ nặng đọng các ngăn lọc sinh tích tụ độc tố và là môi trường vi sinh yếm khí hoạt động, không phải điểm mong đợi. Khoảnh '' không gian sống'' của lọc có vi sinh bị thu hẹp.

3/ Thức ăn: không nên để tôm hay trạch đọng thừa trong bể hay chui xuống chết trong lọc. Thức ăn không hết đó sẽ phân huỷ thành H2S, NH3, NH4, NO2, NO3 cái chất này giết cá hổ nhanh nhất.


4/ Thay nước: 1 trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng nước, đến việc lên màu. Cá nhân mình nhận thấy nước thay đều, tốt nhất thay nhỏ giọt lượng vừa đủ theo chu kỳ tốt hơn nhiều so với thay nước 20-30 % 1 lần.
Thay nước nhiều không làm cá sốc, thay đổi chất lượng nước mà còn " gây sốc vi sinh" , vi sinh nhạy cảm hơn cá nên trở trời là cá nấm vì vi sinh chết, mất nhân công dọn bể.
Do đó thay nước nhiều vi sinh chết trước, kéo theo lượng nước mới thay thế độc tố nhưng lượng độc mới lại k có lao công xử lý nên vài ngày đầu sau thay nước rơi vào tình trạng lợi bất cập hại.

5/ Oxy : cần và rất cần. Cái này thừa hơn thiếu vì hệ hô hấp của cá hổ yếu. Hay ăn no nên hô hấp càng kém nếu thiếu oxy. Thường ta thấy hổ hay ngóc đầu đón luổng xả bọt góc bể, đó là biểu hiện của bể thiếu oxy
Nên cho sủi vào trong bể và các khe ngăn lọc để cung cấp oxy cho cá và oxy cho vi sinh.
Nếu bể có to mà không có nhiều oxy cho vi sinh dưới lọc thì vi sinh cũng tự chết.
Nếu chỉ sủi trên bể, lượng oxy hoa tan cao hơn không khí nó sẽ tự khuếch tán ngược trở lại không khí. Do đó cung cấp oxy cho cá là 1 chuyện, cần cho cả vi sinh dưới dưới lọc, thường qua ngăn đâu đã hết oxy, các ngăn sau có thể vô tác dụng nên có sủi các ngăn sau là vì thế.

6/ Luồng: không nên để luồng quá mạng và tâm trung, cá bơi mệt và có xu hướng tránh luồng đứng góc.

7/ Thức ăn: tốt nhất cho hổ ăn mồi sống vì đồ đông lạnh đã mất một số vitamin cần thiết. Các loại vitamjn trộn thức ăn thường ghi rõ là bổ xung cho thức ăn đông lạnh.
Cá hổ tốt nhất cho ăn cá mồi hay chạch.
Ăn đồ sống, khi đói bắt hổ phải đuổi làm cho hổ có tâm lý dạn hơn nhiều.
Ăn cá mồi không sợ nấm hay bệnh, thường thì chỉ lây ở bệnh trùng mỏ leo nhưng hầu như hiếm gặp. Nếu bị dùng chai số O chuẩn diệt trùng ok ngay dù bể có rồng và sam.


8 / Đèn : quan đểm cá nhân là dùng ánh sang mạnh thời gian đầu, sau đó giảm cường độ sáng vừa đủ khắp bể, không để khoảnh tối để cá núp tạo phong cách nhút nhát.

9/ Cá kè: từ bé nếu tự tay nuôi nên nuôi chung hổ với các loài hung hăng nhưng vô hại với hổ như hồng két để tranh ăn, tạo tính tự tin, dạn cá với hổ.
Không nên ghép hổ trên 20 vào bể có rồng to dữ, khả năng bị tỳ cao.

10/ Phông nền: điều này rất quan trọng, phông nền kết hợp với đèn quyết định sống còn việc nên màu và màu đẹp của hổ.
Nếu phông sáng quá thì cần giảm hạ đèn, phông tối cần tăng đèn hơn.
Bể sáng phông đèn vừa phải làm cá không quá sợ.
Tối thì rúc chúi góc tối
Sáng quá thì sợ, căng thẳng là những yếu tố không tốt cho hổ tự tin.
Bể đen phông tối có thể vẫn có những chú hổ đẹp nhưng màu sẽ k vàng chanh mà chuyển sang màu đồng. Mắt theo thời gian sẽ có màng trắng mờ và màu sẽ sẫm dần.

11/ Cách cho ăn: với hổ ham ăn, chủ quan cá nhân mình thấy nên nhử hổ để hộ tạo được thói quen dạn người hơn.
Giống như rồi, hay người cũng vậy , ăn mức 60-70% khả năng là háo háo và cảm giác xung nhất. Ăn no là núp, rất ít con ăn no là bơi nhiều trừ hổ nhỏ.

12/ Bối cảnh bể: không nên cho lũa hay tạo chỗ trú kín để hổ rúc, sẽ làm hổ kém dạn.

13/ Cơ cấu số lượng hổ:
Hổ có tính hiếu chiến nên muốn hổ đẹp thì nuôi 1-2 con hay nhiều hơn trên chục con
Sau đó dùng phương pháp chọn lọc dần.
Cá thể hung hăng bắt tạm ra bể khác sau đó thả vào sau khi các cá thể khác dạn hơn. Không nuôi hổ lệch size qua nhiều
Muốn nuôi đàn thì phải chấp nhận bỏ con xung dữ để chọn được số đông còn lại.
Con nào kém ăn, nhát, còi cũng loại.

14/ Điều không phải ai cũng làm được: đó là vỗ cho con cá khoẻ mạnh, yêu quý chăm sóc nó, cho ăn từ lúc gầy thành béo tốt. Môi trường tốt cá mới xung khoẻ, dạn và biểu hiện tốt được. Có thực mới vực được đạo.
Chăm sóc và chờ đợi thay vì thất vọng khi không như ý rồi bỏ bê nó.
Và cầu nguyền may mắn đến với mình

15/ là điều còn khó hơn nữa, có người sẽ nói tui nói bát nháo chi khươn, nhưng đúng là không phải ai cũng có tay nuôi cá.
Nhiều người nuôi amator cá vẫn đẹp.
Nhiều người sát cá nuôi đâu hỏng đó, chết đó, cá con không sống nói chi đến đẹp.
Nên nếu tử vi năm - tháng sinh không có số chăn nuôi thì cũng nên điều chỉnh ở mức độ vừa phải, em nghiệm bản thân mình thấm thía vụ này lắm ạ

16/ Xin hết và chờ gạch đá của các cụ ghét và không ưa em
 
Chia sẻ thêm một số cách để hổ indo lên màu ổn định

1- cách chọn những chú hổ có tố chất tốt, cách nhận biết chúng qua đặc điểm nhận dạng.

2- cách để chăm sóc hổ ổn định khoẻ mạnh hơn.

Ở vế thứ nhất, các kinh nghiệm được nêu ra rất đáng quý như :

1 - vạch hổ không quấn qua vây lưng ( Kientrucsu Ba)

2- vạch lỗi mà không vỡ vạch ( Kientrucsu Ba )

3 - Độ đồng đều của nền thân cá và của sọc cá ( mod Thái Hổ )

4 - test độ đậm nhạt màu thân và vạch bằng sự bất thường dòng chảy( yếu tố bất ngờ tác động lên thân cá) để nhận biết sự ổn định của con cá. Cá càng ổn định trong lúc test luồng thì sự ổn định màu của cá thể đó càng cao ( KN mod @Thái Hổ)



Vế thứ hai chăm sóc cá: bổ xung kinh nghiệm phông nền sẫm xanh từ nhỏ sẽ giảm độ vỡ sọc. Do cá thể có xu hướng hoà vào môi trường, nếu nuôi phông sáng quá từ bé, sắc tố đen của vạch sẽ hạn chế phát triển, do đó vạch của chú cá sẽ bị vỡ nếu nuôi lớn nhanh ở nền sáng ( KN của Mod Vương Hưng BD )


Mời anh em tiếp tục đóng góp kinh nghiệm để anh em học hỏi, có càng nhiều chú cá đẹp và Hội ta phát triển hào hứng hơn.
 

Bartlet

New Member
Chia sẻ thêm một số cách để hổ indo lên màu ổn định

Thank các bạn đã cho e những bài viết rất hay .kinh nghiệm và bổ ít cho em mới vào nghề
 

cnjuding

New Member
Re: Mẹo giúp cá hổ lên màu ổn định

Theo mình Bản chất nằm ở đây:

Ta cần hiểu rõ tại sao cá lên màu đậm, ổn định, tại sau cá xuống màu, tại sao cá vỡ vạch khi lớn?

Cá lên màu, hay không lên màu đó chính là cách "phản ứng" reaction của cá đối với môi trường xung quanh.


Môi trường xung quanh có thể là phông nền, chất lượng nước, bạn cùng bể....


Có những chú cá chỉ lên màu khi có đối tượng làm nó bị xì trét, có những chú cá lên màu để ra oai những những bạn cùng bể.
Có những chú cá bị đuổi đánh thì xuống màu, nhưng lại có những chú lên màu.

Theo kinh nghiệm của mình thấy thì đa số cá thể sẽ lên màu tốt khi nó bị xì trét "nhẹ":
+ thay đổi môi trường
+ có bạn cùng bể hằm hè
+ khi muốn ra oai

Lưu ý là xì trét nhẹ thôi nhé. Còn nếu bị nặng như mới vừa vận chuyển, bị đuổi đánh thì tùy từng con sẽ có phản ứng khác nhau.

Theo mình những điều trên không chỉ đúng với indo mà còn cả mekong.

Mekong được bắt từ môi trường hoang dã nên chắc chắn "bể cá" sẽ có môi trường khác biệt với nơi ở của nó. Đó cũng là lý do mà một số chú mekong nuôi lâu tại bể cũng có sự giảm về màu.
Tuy nhiên đặc điểm chung của dòng mekong là reaction của nó mạnh hơn indo, nên màu của mekong lên ổn định hơn indo nhiều. Nhưng, thật đáng tiếc là điệu này lại đang làm hại nó, khiến nó khó có thể sinh sản trong môi trường nhân tạo.


Từ những đúc kết trên, mình có thể khẳng định, bất cứ con hổ nào mình cũng có phương pháp để lên màu được. Tuy nhiên cần sự công phu và đam mê!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top