Guifford

New Member

Download miễn phí Đề tài Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ ngoại thương Việt - Mỹ





MỤC LỤC

Lời Nói Đầu 1

I/.Sự cần thiết phải đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt – Mỹ 2

1.Phát triển và mở rộng được một thị trường lớn nhất thế giới: 2

2.Lợi ích từ hệ thống ưu đãi thuế quan chung (GSP) và triển vọng gia nhập WTO. 4

3.Lợi ích từ việc thu hút được nhiều nguồn đầu tư trực tiếp (FDI) từ nước ngoài vào Việt Nam. 4

4." Thêm bạn bớt thù" trong quan hệ quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. 5

1. Phát triển thị trường xuất khẩu. 5

2. Lợi ích từ việc mở rộng nguồn cung cấp một số nguyên vật liệu từ Việt Nam. 6

3. Là thị trường tiêu thụ những máy móc thiết bị đã khấu hao hết của Mỹ, các dây chuyền sản xuất của thập kỷ 80 nhưng vẫn phù hợp với điều kiện của Việt Nam. 7

Phần II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt-Mỹ trong thời gian qua. 8

I/.Giai đoạn trước khi Mỹ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. 8

1. Thời kỳ trước năm 1975: 8

2. Giai đoạn từ 1975 tới 1993: 8

II/. Giai đoạn sau khi lệnh cấm vận bị huỷ bỏ: 9

1.Quan hệ Ngoại thương Việt Mỹ sau khi lệnh cấm vận bị loại bỏ 9

2.Những thành quả ban đầu: 10

Phần III: GiảI pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt – Mỹ 18

I.Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ khi hiệp định thương mại song phương có hiệu lực: 18

3.Hàng dệt và may mặc: 19

6.Một số mặt hàng khác: 20

II.Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu sang Mỹ. 21

1.Giải pháp từ phía nhà nước: 21

2.Giải pháp từ phía doanh nghiệp: 23

Kết luận 26

Tài liệu tham khảo 27

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nguồn cung cấp nguyên vật liệu thì Mỹ rất quan tâm đến một số sản phẩm sơ chế của Việt Nam như dầu thô, gạo, cà phê, cao su... Các doanh nghiệp Mỹ có thể nhập được những nguyên vật liệu rẻ, làm cho giá thành sản phẩm giảm xuống, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá chế biến Mỹ. Việc nhập khẩu một số sản phẩm sơ chế từ Việt Nam cũng góp phần làm ổn định hơn nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho nền sản xuất của Mỹ.
3. Là thị trường tiêu thụ những máy móc thiết bị đã khấu hao hết của Mỹ, các dây chuyền sản xuất của thập kỷ 80 nhưng vẫn phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế hướng vào xuất khẩu, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nhu cầu về máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất là rất lớn. Có thể thấy cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ. Do vậy các doanh nghiệp Mỹ đã có thêm một thị trường về thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ lớn, có nhu cầu cao và nắm được tâm lý là người Việt Nam muốn nhập công nghệ nguồn. Do đó đây cũng là một lợi thế của Việt Nam do có thể tiếp cận được công nghệ nguồn về thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ, sản xuất hàng xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế.
Phần II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt-Mỹ trong thời gian qua.
I/.Giai đoạn trước khi Mỹ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
1. Thời kỳ trước năm 1975:
Trước năm 1975, Mỹ có quan hệ kinh tế thương mại với chính quyền Sài Gòn cũ. Kim ngạch buôn bán không lớn, chủ yếu là hàng nhập khẩu bằng viện trợ Mỹ để phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược. Về xuất khẩu sang Mỹ có một số mặt hàng như cao su, gỗ hải sản, súc sản, đồ gốm... nhưng kim ngạch xuất khẩu không đáng kể.
Tháng 5/1964, áp dụng đạo luật buôn bán với kẻ thù, Mỹ cấm vận chống miền Bắc nước ta và tháng 4/1975 mở rộng cấm vận trên toàn cõi Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực thương mại, tài chính tín dụng ngân hàng và tài sản. Đồng thời áp dụng chế tài khống chế các nước đồng minh và các tổ chức quốc tế do Mỹ thao túng trong mọi quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam.
2. Giai đoạn từ 1975 tới 1993:
Đây là giai đoạn Việt Nam bị cấm vận hoàn toàn. Tuy nhiên thông qua con đường trực tiếp hay gián tiếp Việt Nam vẫn có quan hệ kinh tế và viện trợ phát triển với nhiều nước, nhiều tổ chức và các tổ chức phi chính phủ. Ngay chính nhiều công ty của Mỹ qua con đường gián tiếp cũng đã có hàng xuất khẩu vào Việt Nam. Năm 1987 hàng nhập vào Việt Nam có trị giá 23 triệu USD, năm 1988 đạt 15 triệu USD, năm 1989 đạt 11 triệu USD (theo số liệu của Bộ thương mại Mỹ tháng 7/1994).
Trong những năm 1988-1993, tuy còn cấm vận song một số công ty Mỹ thông qua các chi nhánh hay liên doanh đăng ký tại các nưóc khác đã có 6 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với số vốn đăng ký khoảng 3,3 triệu USD. Từ tháng 4/1992 Mỹ bắt đầu đi vào lộ trình hướng tới bãi bỏ lệnh cấm vận mở đầu bằng việc cho phép xuất khẩu sang Việt Nam hàng hoá đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người. Tiếp đó cho phép các công ty Mỹ mở văn phòng đại diện, tiến hành nghiên cứu khả thi rồi cho phép các hãng Mỹ tham gia đấu thầu các công trình tại Việt Nam, ra quy định về cấp giấy phép buôn bán với Việt Nam. Hoạt động ngoại thương hai nước trong những năm đầu thập kỷ 90 này đã có những bước đột phá ban đầu. Theo số liệu thống kê, nếu xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thời kỳ 1986-1989 hầu như không có gì, thì năm 1990 đã xuất khẩu được lượng hàng trị giá khoảng 5000 USD, tăng lên 9000 USD năm 1991, 11000 USD năm 1992 và lên 58000 USD năm 1993. Về nhập khẩu trong ba năm 1991-1993, giá trị hàng nhập khẩu vào Việt Nam đạt gần 7 triệu USD so với 5 triệu USD của cả thời kỳ 1986-1990.
II/. Giai đoạn sau khi lệnh cấm vận bị huỷ bỏ:
1.Quan hệ Ngoại thương Việt Mỹ sau khi lệnh cấm vận bị loại bỏ
Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Bill Clinton đã chính thức “tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam”. Từ đó đến nay đã được 5 năm, ta có thể tóm tắt quá trình đó qua các sự kiện như sau:
Tháng 11/1995: đoàn liên bộ Mỹ thăm Việt Nam tìm hiểu hệ thống luật lệ thương mại đầu tư của Việt Nam.
Tháng 4/1996: Mỹ trao cho Việt Nam bản “những yếu tố bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam”
Tháng 7/1996: Việt Nam trao cho Mỹ bản “Năm nguyên tắc bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại và đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ” đáp lại văn bản nói trên.
Tháng 9/1996: Bắt đầu quá trình đàm phán hiệp định thương mại Việt-Mỹ.
Ngày 10/3/1998 Tổng thống Mỹ tuyên bố bãi bỏ việc áp dụng điều luật bổ sung Jacson-Vannic đối với Việt Nam. Đây là điều luật ngăn cấm việc dành cho các nước XHCN quy chế MFN trong thương mại. Điều luật này không cho phép các quốc gia XHCN tham gia vào mọi chương trình của chính phủ Mỹ, trong đó có cả hoạt động cung cấp tín dụng, bảo đảm tín dụng, bảo đảm đầu tư dưới hình thức trực tiếp và gián tiếp. Đáng chú ý hơn là điều luật bổ sung Jacson-Vannic còn cấm ngân hàng xuất khẩu (EXIMBANK) trợ cấp tín dụng giúp các công ty Mỹ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sang Việt Nam hay tài trợ trực tiếp cho Việt Nam để mua hàng hoá của Mỹ. Do vậy việc tuyên bố bãi bỏ việc áp dụng điều luật bổ sung Jacson-Vannic đã góp phần thúc đẩy bình thường hoá quan hệ thương mại. Hàng năm quyết định này đều được tiếp tục gia hạn như ngày 3/6/1999 và tháng 6/2000.
Ngày 19/3/1998: Mỹ chính thức ký kết hiệp định để OPIC (Quỹ đầu tư tư nhân hải ngoại- cơ quan bảo hiểm và xúc tiến đầu tư Mỹ sang các nước đang phát triển) được hoạt động tại Việt Nam. Ngày 26/3/1998 Việt Nam cũng chính thức ký hiệp định này.
Ngày 9/12/1999: TạI Hà Nội, ngân hàng nhà nước Việt Nam và ngân hàng xuất khẩu Mỹ (EXIMBANK) ký hai hiệp định bảo lãnh khung và khuyến khích các dự án đầu tư của Mỹ tại Việt Nam .
Ngày 14/7/2000: Việt Nam và Mỹ ký hiệp định thương mại song phương, hoàn tất quá trình bình thường hoá hoàn toàn quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
2.Những thành quả ban đầu:
Từ năm 1994 đến nay, sau khi quan hệ ngoại giao được bình thường hoá, quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Hoa kỳ vẫn còn gặp những trở ngại lớn do trong thời gian này hai bên Việt Nam và Mỹ chưa ký được hiệp định thương mại song phương và do Mỹ chưa dành cho Việt Nam quy chế MFN. Do đó hầu hết hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ còn phải chịu mức thuế cao. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng lên một cách nhanh chóng (xem bảng 2).
Đối với hàng hoá Mỹ tại Việt Nam, tuy chưa có con số thống kê chính xác là hàng Mỹ chiếm bao nhiêu thị phần ở Việt Nam, song có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các hãng nổi tiếng như Microsoft, General, caltex, Esso, Peppsi, Coca-cola, Carrier, Dial, Ford, Cargill... đều đã có mặt tại Việt Nam. Mặc dù đến muộn hơn so với các nước khác song với nguồn vốn lớn, chiến lược Marketing độc đáo, sản phẩm chất lượng cao, các sản phẩm của Mỹ đã nhanh chóng giành được cảm tình lớn của người Việt Nam và tăng mạnh thị phần của mình trên thị t...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng đầu tư phát triển nông thôn Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top