Download miễn phí Luận văn Xây dựng phương pháp kinh tế quản lý về ô nhiễm môi trường sản xuất công nghiệp





MỤC LỤC

danh mục trang

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔI TRƯƠNG ,Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

I. Cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường

II. Cơ sở thực tiễn môi trường việt nam.

III. Quá trình xây dựng luật bảo vệ môi trường.

IV. Các nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường.

V. Luật bảo vệ môi trường với kế hoạch hoá.

VI. Những khó khăn trong công tác quản lý BVMT và kiến nghị.

VII. Chính sách bảo vệ môi trường .

VIII. Mục tiêu chiến lược BVMT và phát triển bền vững giai đoạn 1995- 2010

CHƯƠNG II : HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.

I. Hiện trạng sản xuất công nghiệp ở nước ta.

II. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp

III. Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải môi trường ở việt nam

IV. Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý chất thải và định hướng phát triển công nghệ môi trường.

V. Tác động môi trường trong sản xuất công nghiệp ở việt nam.

CHƯƠNG III : XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM.

I. Phương pháp tính phí ô nhiễm môi trường.

II. Các công cụ kinh tế tronh quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm.

III. Gắn vấn đề môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

IV. Kết hợp đầu tư với bảo vệ môi trường.

V. Phương pháp tính toán định giá thuế ô nhiễm môi trường

VI. Thực nghiệm tính chi phí đơn vị cho xử lý một số loại ô nhiễm nước thải công nghiệp.

 KẾT LUẬN

 Tài liệu tham khảo.

 

 

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng tổng hợp của các nguồn thải ô nhiễm lại tăng lên gấp bội.
- Nguồn gây ra ô nhiễm không khí đầu tiên là khói thải từ các lò đốt. Tuy thành phần của lượng khói thải ra không đa dạng lắn, nhưng khối lượng của chúng lại rất lớn nên gây ra nhiều ô nhiễm. Nồng độ NO2 phát sinh từ nguồn này của một số nhà máy lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Mức độ ô nhiễm do khí SO2 gây ra thấp hơn nhưng ở một số nhà máy vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
- Lượng bụi và hơi khí độc hại phát sinh từ các công đoạn sản xuất của các nhà máy cũng là vấn đề đáng quan tâm. Lượng khói thải này tuy không lớn bằng lượng khó thải từ các lò đốt, nhưng sự đa dạng của chúng lại lớn gấp bội. Mức độ nguy hiểm của nguồn ô nhiễm này cao hơn rất nhiều so với nguồn trên. Chúng có tác hại trực tiếp, gián tiếp, trước mắt, lâu dài tới chất lượng môi trường không khí.
- Vấn đề an toàn lao động của công nhân trong các nhà máy cũng đáng quan tâm. Công nhân của các nhà máy phần lớn phải làm việc trong điều kiện vệ sinh không tốt. Các điều kiện như ánh sáng, vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm) hay độ ồn phần lớn đều ở mức không đảm bảo. Công nhân không được trang bị đầy đủ các trang phục an toàn lao động như găng tay, mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ…. để tránh bụi, tránh tiếng ồn, tránh nguy hiểm trong thao tác. Để đảm bảo sự trong sạch một cách lâu dài của môi trường không khí, đồng thời để cải thiện điều kiện làm việc của người công nhân trong nhà xưởng, việc nghiên cứu đề ra biện pháp xử lý lượng khí thải từ các nguồn là hoàn toàn cần thiết.
Sự phân loại ô nhiễm không khí thải ra gây ra được trình bày với các tiêu chuẩn sau:
- Ô nhiễm nhiệt độ
- Ô nhiễm tiếng ồn
- Ô nhiễm do bụi
- Ô nhiễm do các loại khí độc hại.
6. áp dụng công nghệ môi trường để xử lý ô nhiễm công nghiệp.
6.1. Phân tích lựa chọn công nghệ.
Việc lựa chọn công nghệ hợp lý cho sản xuất cũng như xử lý ô nhiễm có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, phục vụ cho phát triển bền vững trong tương lai. Yêu cầu đặt ra ở đây là các công nghệ đề nghị phải mang tính hiện đại, tính kinh tế cao và phù hợp với các điều kiện thực tế tại Việt Nam. Dựa vào các yêu cầu đó, việc phân tích lựa chọn các công nghệ dựa trên các loại công nghệ như sau:
- Công nghệ thích hợp.
- Công nghệ thông dụng
- Công nghệ ít hay không chất thải
- Công nghệ sạch.
Như vậy việc chọn lựa công nghệ phải được kết hợp giữa các loại công nghệ trên, phù hợp với các điều kiện và hoàn cảnh sẵn có.
6.1.1. Công nghệ thích hợp.
Đối với các công nghệ sản xuất của các ngành công nghiệp thì việc lựa chọn công nghệ thích hợp đã được các chủ đầu tư xem xét kỹ lưỡng. Tuy vậy khái niệm "công nghệ thích hợp" rõ ràng là sẽ thay đổi theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, một số nhà máy xí nghiệp ở nước ta (nhất là ở miền Bắc), trải qua nhiều năm tháng, công nghệ đã trở nên cũ kỹ, lạc hậu và đang là nguồn sản sinh ra những chất thải gây ra ô nhiễm đáng kể đối với môi trường. Công nghệ thích hợp còn phải xem xét đến khía cạnh nguyên liệu phục vụ cho sản xuất… vì các yếu tố này là các tác nhân có thể gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Tóm lại, theo quan điểm bảo vệ môi trường, công nghệ thích hợp được đưa ra xem xét ngoài các chỉ tiêu thích hợp về công nghệ sản xuất ra các sản phẩm của ngành mình, còn phải là công nghệ bảo đảm các yếu tố về bảo vệ môi trường, mà cụ thể là:
- ít hay không tạo ra chất thải ô nhiễm
- Các chất thải tạo ra không hay ít gây ra ô nhiễm đến môi trường
- Không sử dụng quá nhiều hay liên quan đến việc khai thác nguồn tài nguyên quá lớn có thể gây ra ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- ít sử dụng các nguyên liệu coh các quá trình đốt cháy
- Không sử dụng quá nhiều nhân công lao động cho các công việc chân tay.
Đối với công nghệ xử lý các chất thải ô nhiễm thì khái niệm "công nghệ thích hợp" sẽ có các nội dung chính như sau:
- Công nghệ được lựa chọn để xử lý các chất ô nhiễm (nước, không khí, chất thải rắn) phải là công nghệ xử lý triệt để hay phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường (các chất sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn xả thải theo như qui định của luật môi trường)
- Công nghệ xử lý ô nhiễm thích hợp còn là công nghệ phù hợp với các điều kiện thực tế như đất đai, tài chính (chi phí đầu tư xây dựng công trình xử lý, chi phí vận hành, quản lý), vận hành đơn giản ít hao tốn năng lượng…
- Ngoài ra công nghệ được gọi là thích hợp còn phải phù hợp với các yêu cầu của công nghệ thông dụng, công nghệ ít hay không chất thải và công nghệ sạch sẽ trình bày dưới đây.
6.1.2. Công nghệ thông dụng.
Nhìn chung công nghệ thông dụng là công nghệ đã được áp dụng ở nhiều nước, nhiều khu vực, đã được ứng dụng vào thực tế và cho hiệu suất làm việc cao. Tránh việc đầu tư các công nghệ quá mới mẻ có thể gây ra lúng túng cho người sử dụng hay giá thành đầu tư quá cao mà hiệu suất lại không nâng được lên bao nhiêu.
Việc áp dụng công nghệ thôngdụng trong công nghệ xử lý các chất ô nhiễm có một ý nghĩa quan trọng, nó sẽ giảm bớt được các chi phí đầu tư nghiên cứu trước khi muốn ứng dụng một công trình nào đó vào thực tế. Chính vì thế công tác nghiên cứu động học cơ bản các quá trình xử lý ô nhiễm trong điều kiện phòng thí nghiệm là hết sức quan trọng và cần thiết.
6.1.3. Công nghệ ít hay không chất thải.
Đây là xu hướng hiện nay của các nước đang phát triển nhằm hạn chế ô nhiễm ở các đô thị và khu công nghiệp, ở nước ta đây cũng là yêu cầu đòi hỏi cho quá trình đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
Đối với các ngành công nghiệp đang hoạt động thì phương hướng sạch hoá sản xuất, nghiên cứu tận dụng các chất thải công nghiệp và xây dựng các công nghệ không hay ít chất thải dang được Nhà nước quan tâm và các cơ quan chuyên ngành đầu tư nghiên cứu. Đây là một vấn đề lớn và gặp không ít khó khăn do đặc điểm công nghiệp của Việt Nam như đã trình bày ở trên.
Một số kiến nghị đã được thực hiện bởi các cơ quan chuyên môn với mục tiêu sạch hoá các ngành công nghiệp. Sau đây là vài ví dụ:
- Đối với ngành công nghiệp luyện kim: Cân đặt ra vấn đề khảo sát ô nhiễm do luyện cok do luyện gang, đặc biệt đánh giá chất lượng nước thải đưa vào nguồn tiếp nhận, khảo sát thêm khí quyển… để xử lý các yếu tố nguy hại nhất. Phổ biến công nghệ xử lý các chất độc hại, đề cao hơn nữa công tác an toàn và bảo hộ lao động.
- Đối với ngành công nghiệp hoá học: Tận thu khí SO2 để giải quyết ô nhiễm axit sulfuric của một số nhà máy, giải quyết chông ô nhiễm F và chuyển F thành thương phẩm, giải quyết ô nhiễm ClO…
6.1.4. Công nghệ sạch.
Thực ra không có xí nghiệp công nghiệp nào là không tạo ra chất thải, ít nhất cũng là chất thải sinh hoạt của các CBCNV trong xí nghiệp. Công nghệ sạch ở đây được xem là công nghệ hay không tạo ra các chất thải từ quá trình sản xuất hay các chất thải tạo ra không gây ô nhiễm đến môi trường và con người. M...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Xây dựng thiết kế website về kho bạc thị xã nghĩa lộ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Hoàn thiện công tác tiền lương tại Xí nghiệp 296 - Công ty xây dựng 319 - Bộ Quốc Phòng Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Đồng Văn tỉnh Hà Nam Luận văn Kinh tế 0
J [Free] Một số ý kiến nhằm Xây dựng và phát triển VHDN tại Công ty Đầu Tư - Xây Dựng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Xây dựng phần mềm quản trị quan hệ khách hàng tại công ty công nghệ tin học Tinh Vân Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và hoạt động tác nghiệp tại hiệu sách Nguyễn Văn C Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đấu thầu ở Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Xây dựng phân hệ thông tin tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Hưng Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng s Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Một số kiến nghị và giải pháp xây dựng, phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top