hoangkhws

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 8
PHẦN I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 10
I. Lý luận chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 10
1 Vai trò, vị trí của hoạt động nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường 10
1.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của hoạt động nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường 10
1.2 Yêu cầu quản lý đối với hoạt động xuất, nhập khẩu 12
2 Đặc điểm và các thủ tục cần thiết trong hoạt động nhập khẩu 12
2.1 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu 12
2.2 Các cách nhập khẩu tại Việt Nam 13
2.2.1. cách nhập khẩu theo Nghị định thư 13
2.2.2. cách nhập khẩu ngoài Nghị định thư 14
2.3 Các hình thức nhập khẩu hàng hóa 14
2.3.1. Nhập khẩu trực tiếp 14
2.3.2. Nhập khẩu ủy thác 14
2.4 Các cách thanh toán quốc tế trong hoạt động nhập khẩu 15
2.5 Giá cả, tiền tệ và địa điểm giao hàng theo Luật thương mại quốc tế (International commercial terms – INCOTERMS) 23
2.6 Các bước thực hiện hợp đồng nhập khẩu 26
II Tổ chức công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu 28 28
1 Ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu 28
2 Một số quy định chung về kế toán lưu chuyển hàng nhập khẩu 29
2.1 Hàng hóa nhập khẩu 29
2.2 Thời điểm hàng hóa nhập khẩu 30
2.3 Giá thực tế hàng nhập khẩu 30
2.4 Giá trị xuất kho của hàng nhập khẩu 31
2.5 Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT 32
2.6 Nguyên tắc kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ 33
3 Hệ thống tài khoản sử dụng cho hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu 34
4 Hệ thống chứng từ sử dụng trong hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu 36
5 Các phương pháp hạch toán hàng nhập khẩu 39
5.1 Phương pháp kê khai thường xuyên 39
5.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ 40
6 Hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa 41
6.1 Nhập khẩu trực tiếp theo hình thức ngoài Nghị định thư 41
6.1.1. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên 41
6.1.2. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ 53
6.2 Nhập khẩu ủy thác 55
6.2.1. Hạch toán tại đơn vị giao ủy thác nhập khẩu 55
6.2.2. Hạch toán tại đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu 57
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY FPT 61
I. Đặc điểm chung về tổ chức quản lý, kinh doanh và tổ chức bộ máy kế toán của công ty FPT 61
1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 61
2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của công ty 64
2.1 Chức năng 64
2.2 Nhiệm vụ 64
2.3 Các nguyên tắc hoạt động của công ty 65
2.4 Đặc điểm về sản phẩm 66
2.5 Đặc điểm về thị trường và khách hàng 67
3 Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của FPT 68
4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 72
4.1 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán 72
Nhiệm vụ của Kế toán trưởng 72
Nhiệm vụ của cán bộ phân tích tài chính 73
Nhiệm vụ của Tổ kế toán 73
Kiểm soát tài chính 74
4.2 Hình thức kế toán tại công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT 75
II. Thực trạng hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty FPT 77
1 Một số vấn đề chung về lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu 77
1.1 cách nhập khẩu 77
1.2 cách thanh toán hợp đồng ngoại 77
2 Các nguyên tắc chung trong kế toán nhập khẩu tại công ty FPT 78
2.1 Thời điểm xác định hàng hóa nhập khẩu 80
2.2 Phương pháp tính giá mua hàng nhập khẩu 80
2.3 Phương pháp tính giá bán hàng nhập khẩu 80
2.4 Lập và hoàn nhập dự phòng 81
2.5 Phương pháp hạch toán tỷ giá và chênh lệch tỷ giá 81
3 Kế toán quá trình nhập khẩu hàng hóa 81
3.1 Phương pháp hạch toán 81
3.2 Hệ thống tài khoản sử dụng cho kế toán nhập khẩu tại công ty 82
3.3 Hệ thống chứng từ sử dụng cho kế toán nhập khẩu tại công ty 84
3.4 Sổ sách và các báo cáo sử dụng trong công tác kế toán nhập khẩu 85
4 Kế toán các hình thức nhập khẩu 85
4.1 Nhập khẩu trực tiếp 85
4.1.1. Quá trình luân chuyển chứng từ 85
4.1.2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng và bán hàng nhập 87
4.2 Nhập khẩu uỷ thác 97
4.2.1. Quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu uỷ thác 97
4.2.2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác 97
5 Phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty FPT 104
PHẦN III: Phương hướng hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hóa tại công ty FPT 107
I Những ưu điểm và những tồn tại trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng như trong kế toán nhập khẩu 107
1 Về hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá 107
2 Về tổ chức kế toán và tổ chức hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá ở FPT 109
2.1 Ưu điểm 109
2.2 Nhược điểm 111
II Cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá 113
III Đề xuất phương hướng hoàn thiện nhập khẩu hàng hoá của FPT 116
1 Đối với hoạt động nhập khẩu hàng hoá 116
2 Đối với kế toán nhập khẩu hàng hoá 118
2.1 Về tài khoản sử dụng và cách hạch toán 118
2.2 Về hệ thống sổ sách 123
2.3 Về tổ chức bộ máy kế toán 124
KẾT LUẬN 125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 127

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa các quốc gia độc lập và sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy lợi ích của hoạt động ngoại thương trên tầm vĩ mô. Muốn phát triển nhanh, mỗi nước không thể đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải biết tận dụng có hiệu quả tất cả những thành tựu kinh tế, khoa học, kỹ thuật mà loài người đã đạt được.
Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương, Đảng và Nhà nước ta đã nhận định: Tăng cường hoạt động ngoại thương là đòi hỏi khách quan của thời đại. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa các mối quan hệ và giao lưu quốc tế của nước ta ngày càng được mở rộng, đặc biệt là khi Việt Nam trở thành nước thành viên của ASEAN, chuẩn bị gia nhập AFTA, WTO.
Nắm bắt được xu hướng phát triển, tận dụng những cơ hội của thị trường và những chính sách ưu đãi của Nhà nước, trong những năm gần đây, công ty FPT đã không ngừng mở rộng, tăng cường các hoạt động kinh doanh vượt qua biên giới lãnh thổ Việt Nam, bắt nối với thị trường nước ngoài. Song song với các hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài, công ty cũng tổ chức hiểu quả hoạt động nhập khẩu, tăng cường chiều sâu cho thị trường trong nước.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, công ty luôn tìm mọi biện pháp để kinh doanh hiệu quả, nâng cao doanh thu, giảm thiểu chi phí, đảm bảo chất lượng dịch vụ, hàng hóa. Để đạt được mục tiêu này, công ty nhận thức được vai trò của thông tin kế toán, coi đây là công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu và từ đó tìm ra những quyết định quản trị đúng đắn.
Trong quá trình thực tập tại công ty FPT, em nhận thấy những năm gần đây hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập khẩu của công ty đã gặt hái được nhiều thành công và đang đóng góp tỷ lệ lớn vào thu nhập của công ty. Từ những lý luận chung về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và những kiến thức thực tiễn trong quá trình thực tập tại công ty FPT – một công ty có nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa nhập khẩu là lý do chính vì sao em chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT”
Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm ba phần chính sau:
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY FPT
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY FPT


PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI
I. Lý luận chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
1. Vai trò, vị trí của hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường
1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của hoạt động nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường
Trong lịch sử phát triển của loài người, trao đổi hàng hóa đã thúc đẩy lịch sử và nền kinh tế phát triển. Hoạt động thương mại ra đời gắn liền và thúc đẩy nền sản xuất phát triển, quan hệ tiền – hàng từ đó cũng bước sang một trang mới. Thế giới phát triển, vượt qua hình thái là sự tồn tại giữa các quốc gia độc lập để tiến tới quan hệ vùng, miền, lục địa và hình thành nên mối giao thương xuyên lãnh thổ. Khi đó, hoạt động thương mại được mở rộng từ nội thương ra ngoại thương và khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu cũng hình thành từ đây. Xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng của ngoại thương, tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước.
Nhập khẩu để bổ sung hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hay sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập về những hàng hoá mà nếu sản xuất trong nước sẽ không lợi bằng nhập khẩu.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá đất nước.
- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định.
- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân, tạo thêm việc lập và đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng, đảm bảo đầu vào của sản xuất.
1.2. Yêu cầu quản lý đối với hoạt động xuất, nhập khẩu
Trong những năm qua, các chính sách quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu đã đóng góp những ý nghĩa không nhỏ trong quản lý hoạt động ngoại thương của nước nhà, song cùng với thời gian, nền kinh tế với những cơ chế mới đã đặt ra nhiều vấn đề cần điều chỉnh, sửa đổi trong trong các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Những yêu cầu đổi mới quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu đã được đặt ra và nhiều hạn chế chủ yếu của chính sách xuất, nhập khẩu hiện hành đã được các chuyên gia nhận diện, bao gồm:
- Thứ nhất, một số quy định chưa phù hợp với những nội dung đã cam kết trong quá trình đàm phán quốc tế và đang thực hiện cần được luật hoá để đảm bảo tính minh bạch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Đó là quy định về giá tính thuế nhập khẩu, quy đinh về thuế suất, về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, về ưu đãi thuế nhập khẩu...
- Tiếp theo, hiện có những quy định qua thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu về quản lý Nhà nước trong chống gian lận thương mại, thất thu ngân sách như quy định về thời hạn nộp thuế, về miễn thuế và xét miễn thuế, về điều kiện giảm thuế...
- Thứ ba, có một số điểm chưa phù hợp giữa Luật thuế xuất, nhập khẩu với Luật Hải quan và yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan như bãi bỏ thông báo thuế, quy định về truy thu, truy hoàn thuế, thẩm quyền ban hành biểu thuế và thuế suất.... Chính vì vậy, hiện nay theo Luật thuế xuất nhập khẩu mới kết hợp cấp mã số thuế kinh doanh nội địa với cấp mã số thuế xuất nhập khẩu.
Theo Nghị định số 33CP của Chính phủ ngày 19/4/1994, các doanh nghiệp muốn tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, cần có đủ 4 điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo đúng pháp luật và cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp hiện hành.
- Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng tiền Việt Nam tương đương 200.000 USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu. Riêng đối với các doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền núi và các tỉnh khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh những những mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu mà không đòi hỏi nhiều vốn, mức vốn lưu động nêu trên được quy định tương đương 100.000 USD.
- Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương.
2. Đặc điểm và các thủ tục cần thiết trong hoạt động nhập khẩu
2.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu:
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mua hàng của thương nhân Việt Nam và bán hàng của thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa. Cũng như hoạt động kinh doanh xuất khẩu, hoạt động kinh doanh nhập khẩu có những đặc điểm sau:
- Đặc điểm về thời gian lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu:
Thời gian lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu bao giờ cũng dài hơn thời gian lưu chuyển hàng hóa trong hoạt động kinh doanh nội địa do phải thực hiện giai đoạn mua hàng ở thị trường nước ngoài và bán hàng tại thị trường trong nước.
- Đặc điểm về hàng hóa kinh doanh nhập khẩu:
Mức dự phòng cần lập cho niên độ (N+1) = Số lượng hàng tồn kho mỗi loại x Mức chênh lệch giảm giá của mỗi loại
+ Số dự phòng thực tế ghi vào chi phí tại ngày 31/12/N hay số dự phòng thực tế được hoàn nhập cho năm N được tính toán trên 2 cơ sở; theo số dự phòng tính toán phải lập và số dự phòng đã lập còn lại tới ngày 31/12/N.
Mức dự phòng thực tế cần lập hay hoàn nhập = Số dự phòng phải lập cho năm (N+1) - Số dự phòng đã lập cho năm (N) còn lại
Nếu chênh lệch của phép tính trên là (+) thì ngoài mức dự phòng đã lập cho năm N còn tới cuối năm, Công ty cần lập thêm mức dự phòng mới ghi vào chi phí của năm N. Như vậy dự phòng chuyển cho năm (N+1) sẽ bằng số đã lập năm trước còn lại cuối năm N và số bổ sung thực hiện cuối niên độ N. Nếu ngược lại chênh lệch cho ta biết số dự phòng phải lập cho năm (N+1) nhỏ hơn mức đã dự phòng còn lại cuối niên độ N, Công ty sẽ ghi nhận mức chênh lệch (-) đó vào sổ thu nhập của niên độ N gọi là hoàn nhập dự phòng.
Để lập phản ánh số liệu hiện có và tình hình biến động của dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Trình tự hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho thực hiện như sau:
Đối với dự phòng phải thu khó đòi, cuối năm, công ty tiến hành kiểm tra các khoản phải thu của khách hàng, nếu thấy khách hàng nào khó khăn về tài chính, công ty đoán số tiền khách hàng không trả được và lập dự phòng cho khách hàng đó.
Mức dự phòng phải thu khó đòi = Số nợ phải thu khó đòi x % nợ có khả năng mất (ước tính)
Theo quy định khách hàng nợ quá hạn 2 năm trở lên kể từ ngày quá hạn thanh toán mới được quyền trích lập dự phòng, chỉ trích lập dự phòng đối với khách hàng thực sự mất khả năng thanh toán nợ cho công ty. Trường hợp đặc biệt tuy chưa quá hạn 2 năm nhưng khách hàng đang trong thời gian xem xét giải thể phá sản hay có dấu hiệu khác như bỏ trốn, đang bị giam giữ, truy cứu trách nhiệm hình sự … thì cũng được coi là nợ khó đòi (TT107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2004)
Để lập dự phòng phải thu khó đòi, công ty sử dụng TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi. Nội dung tài khoản:
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng đã lập thừa vào thu nhập bất thường
Bên Có: Lập dự phòng phải thu khó đòi ghi chi phí quản lý doanh nghiệp cho năm báo cáo
Dư Có: Dự phòng đã lập hiện có
Cuối niên độ kế toán năm N, khi lập dự phòng phải thu khó đòi, kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6426): số trích lập dự phòng
Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
Trong niên độ (N+1), nếu nợ phải thu khó đòi thực sự xảy ra, kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6426): Số tiền thực mất
Có TK 131: Số tiền không đòi được
Đồng thời ghi đơn:
Nợ TK 004: Nợ phải thu khó đòi đã xử lý
Nếu khách hàng sau khi đã xử lý xóa nợ phải thu khó đòi mà công ty đòi được tiền ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711
Đồng thời ghi có TK 004: Nợ phải thu khó đòi đã xử lý
Cuối niên độ (N+1), tiến hành lập dự phòng cho niên độ mới
- Nếu số dự phòng không thay đổi, không cần lập thêm. Nếu số cần lập lớn hơn số năm trước đã lập, thực hiện trích lập thêm theo số chênh lệch
Nợ TK 642 (6426)
Có TK 139
- Nếu số dự phòng phải lập cho năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập cho năm trước thì thực hiện hoàn nhập theo số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 139
Có TK 711
2.2. Về hệ thống sổ sách
Nhìn chung, việc hạch tóan trên các sổ chi tiết và sổ tổng hợp ở công ty khá hoàn thiện. Hệ thống sổ chi tiết đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra, cho phép chi tiết các đối tượng kế toán cần theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán các chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của công ty. Hệ thống sổ tổng hợp chủ yếu là sổ cái đã đáp ứng được yêu cầu của việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán theo trình tự thời gian. Hệ thống sổ kế toán mà công ty sử dụng là hệ thống sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung nhưng do công ty áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán nên một số sổ kế toán được sửa đổi để phù hợp với đặc điểm riêng của công ty.
Tuy nhiên, để nâng cao hơn năng lực kiểm tra, đối chiếu, sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản nên được bổ sung cột phản ánh TK đối ứng. Trong công tác kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá, kế toán nên dùng thêm sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán bằng ngoại tệ.

2.3. Về tổ chức bộ máy kế toán
Để hoạt động kế toán mang lại những thông tin chính xác, đáng tin cậy, theo đúng quy định của chế độ kế toán, nhất là đối với một Công ty khá lớn hoạt động trên cả lĩnh vực kinh doanh thương mại và xây lắp, số lượng nghiệp vụ phát sinh tương đối nhiều do vậy em thấy rằng việc thành lập kiểm toán nội bộ là thiết thực đối với công tác kế toán của Công ty. Kiểm toán nội bộ thực hiện việc đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách, thủ tục quy định do quản lý thiết lập nhằm đảm bảo một cách hợp lý rằng tài sản được bảo vệ, các thông tin tài chính kế toán được cung cấp kịp thời và đảm bảo tính hiệu quả cao trong kinh doanh, đồng thời kiểm toán nội bộ còn đánh giá tính hiệu quả, hiệu năng và tính kinh tế của các loại hình nghiệp vụ cũng như các bộ phận từ đó tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của toàn bộ đơn vị.
Trên đây là một vài đề xuất mà em mạnh dạn nêu ra mong góp phần nào đó vào vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty FPT.

KẾT LUẬN
Cùng với những kiến thức học tập tại trường và sự tìm hiểu sâu sát tại nơi thực tập về hoạt động kinh doanh của công ty, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu tìm hiểu hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập khẩu và hạch toán nhập khẩu hàng hóa: “Hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT” .
Trong phạm vi của luận văn em đã trình bày một số nội dung cơ bản sau:
- Về lý luận: Luận văn đã trình bày tương đối có hệ thống những lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh nhập khẩu và tổ chức công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã trình bày thực trạng kế toán nhập khẩu hàng hoá ở Công ty FPT trên các khía cạnh chung về lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu, những nguyên tắc chung trong kế toán nhập khẩu hàng hóa, và việc thực hiện kế toán nhập khẩu hàng hóa theo cách nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra những đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá ở Công ty FPT.
- Với sự nghiên cứu về thực tiễn và lý luận hoạt động kinh doanh và kế toán nhập khẩu hàng hóa, phần ba của luận văn nêu ra những ưu, nhược điểm trong hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu và kế toán nghiệp vụ nhập khẩu của Công ty từ đó đưa ra một số phương hướng nhằm hoàn thiện các công tác này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng Luận văn Kinh tế 2
C Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trúc Thôn Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VLXD Vi Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
K Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ, xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm và các biện pháp nâng cao lợi nh Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long Luận văn Kinh tế 2
D Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Dược liệu Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Công tr Luận văn Kinh tế 0
I Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dự Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần dệt 10/10 Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top