thanhcarter1987

New Member
Link tải miễn phí luận văn

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1.1. Hoạt động Thanh toán Quốc tế của ngân hàng thương mại. 2
1.1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế quốc dân. 2
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM). 2
1.1.1.2. Chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại. 2
1.1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế quốc dân. 3
1.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại. 3
1.1.2.1. Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT). 3
1.1.2.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế. 4
1.1.2.3. Các cách thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. 5
1.2. cách thanh toán tín dụng chứng từ trong TTQT. 10
1.2.1. Khái niệm, đặc trưng của cách thanh toán tín dụng chứng từ. 10
1.2.1.1. Khái niệm cách tín dụng chứng từ (TDCT). 10
1.2.1.2. Đặc điểm của cách tín dụng chứng từ. 11
1.2.2. Thư tín dụng chứng từ (Letter of Credit - L/C). 12
1.2.2.1. Khái niệm thư tín dụng. 12
1.2.2.2. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng. 13
1.2.2.3. Các loại thư tín dụng. 15
1.2.3. Mối quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia cách thanh toán tín dụng chứng từ. 21
1.2.3.1. Các bên tham gia thanh toán. 21
1.2.3.2. Mối quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia. 23
1.2.4. Quy trình thanh toán. 24
1.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của các bên tham gia cách thanh toán tín dụng chứng từ. 26
1.2.5.1. Đối với nhà nhập khẩu. 26
1.2.5.2. Đối với nhà xuất khẩu. 26
1.2.5.3. Đối với ngân hàng. 27
1.3. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc theo cách tín dụng chứng từ. 28
1.3.1. Rủi ro trong các hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. 28
1.3.1.1. Rủi ro thương mại. 28
1.3.1.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế. 29
1.3.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ. 30
1.3.2.1. Rủi ro tín dụng. 31
1.3.2.3. Rủi ro quốc gia. 34
1.3.2.4. Rủi ro pháp lý. 35
1.3.2.5. Rủi ro ngoại hối. 36
1.3.2.6. Rủi ro về tác nghiệp. 37
1.3.3. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ. 38
1.3.3.1. Chỉ tiêu về định mức ký quỹ. 38
1.3.3.2. Chỉ tiêu về cho vay bắt buộc. 39
1.3.3.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn. 39
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro trong thanh toán theo cách TDCT. 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI 41
2.1. Thực trạng hoạt động TTQT theo cách TDCT tại Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội (2005 - 2007). 41
2.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhno & ptnt nam hà nội (2005 – 2007). 41
2.1.1.1. Huy động vốn. 42
2.1.1.2. Dư nợ cho vay. 43
2.1.2. Khái quát về hoạt động TTQT của Chi nhánh (2005 -2007). 44
2.1.3. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 47
2.1.3.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. 47
2.1.3.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu. 51
2.1.4. Kết quả thực hiện hoạt động TTQT theo cách TDCT tại chi nhánh (2005 - 2007). 55
2.2. Thực trạng về rủi ro trong thanh toán theo cách TDCT tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội (2005 – 2007). 58
2.2.1. Rủi ro tín dụng. 58
2.2.2. Rủi ro tác nghiệp. 63
2.2.3. Rủi ro đạo đức. 67
2.2.4. Rủi ro kinh tế, chính trị, pháp lý. 69
2.2.5. Rủi ro ngoại hối. 70
2.3. Đánh giá về thực trạng rủi ro trong cách TDCT tại Chi nhánh( 2005 – 2007). 71
2.3.1. Kết quả đạt được. 71
2.3.2. Hạn chế. 72
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI 74
3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo cách TDCT tại Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 74
3.1.1. Phân tích và đoán môi trường hoạt động của chi nhánh. 74
3.1.2. Định hướng phát triển chung của chi nhánh. 77
3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo cách TDCT của chi nhánh. 78
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán theo cách tín dụng chứng từ tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 79
3.2.1. Giải pháp hạn chế rủi ro khách quan. 79
3.2.1.1. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng. 79
3.2.1.3. Mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài. 81
3.2.1.4. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ TTQT. 82
3.2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro chủ quan. 83
3.2.2.1. Xây dựng chính sách lãi suất và phí dịch vụ hợp lý. 83
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá và phân loại khách hàng. 84
3.2.2.4. Hoàn thiện, chuẩn hoá quy trình thanh toán TDCT. 86
3.2.2.5. Hiện đại hoá công nghệ thanh toán qua ngân hàng. 89
3.2.2.6. Xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp với chi nhánh. 90
3.3. Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 93
3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước, chính phủ. 93
3.3.1.1. Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động TTQT và thanh toán TDCT của các NHTM. 93
3.3.1.2. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. 94
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước. 95
3.3.2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 95
3.3.2.2. Xây dựng chế độ tỷ giá linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ cụ thể. 96
3.3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra ngân hàng. 97
3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 98
3.3.3.1. Cần có đội ngũ cán bộ chuyên trách về XNK, có năng lực và am hiểu về luật TMQT và TTQT. 98
3.3.3.2. Không ngừng đào tạo cán bộ trẻ, cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 98
3.3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác tìm hiểu độ tin cậy của đối tác. 99
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU

Xu thế phát triển hội nhập của kinh tế thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính quốc tế đã tác động đến sự vận động không ngừng đến các dòng vốn thông qua các hoạt động kinh tế liên quan đến thương mại quốc tế. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên WTO đã mở ra nhiều thời cơ và cơ hội mới. Với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng chúng ta đang khẳng định mình là một thành viên trong nền kinh tế toàn cầu. Vì thế, hoạt động xuất nhập khẩu đã trở thành lĩnh vực hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hoạt động giao thương với nước ngoài đòi hỏi vai trò rất lớn của dịch vụ thanh toán quốc tế phát triển. Tuy nhiên hoạt động thanh toán quốc tế rất phức tạp và chỉ có các ngân hàng mới đảm nhiệm được, các cá nhân và tổ chức khác không thực hiện được.
Công tác thanh toán là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thanh toán làm được tốt thì giá trị hàng hoá mới được thực hiện. Công tác thanh toán quốc tế được hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển ngoại thương của một nước và ngân hàng thương mại được nhà nước giao cho độc quyền làm công tác này. Đến nay, thanh toán quốc tế đã trở thành một trong những chức năng quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Nếu được làm tốt, nó sẽ góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển, ngược lại sẽ làm kìm hãm sự phát triển của thương mại quốc tế.
Hiện nay các ngân hàng rất quan tâm và ngày càng hoàn thiện các loại hình thanh toán quốc tế, dịch vụ thanh toán quốc tế đã trở thành một mãng không thể tách rời và đem lại nguồn thu nhập lớn.
Trong các cách thanh toán quốc tế thì cách tín dụng chứng từ chiếm tỷ lệ sử dụng cao hơn cả, do cân bằng được lợi ích của hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Thanh toán bằng cách tín dụng chứng từ đem lại sự thành công cho các hợp đồng ngoại thương, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.
Là sinh viên khoa ngân hàng em thấy đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, tuy nhiên cũng chứa đựng nhiều rủi ro nên muốn đi sâu vào tìm hiểu nhằm xác định và hạn chế rủi ro trong thanh toán theo cách tín dụng chứng từ.

CHƯƠNG 1
RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM).
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện cho sự ra đời và phát triển của ngân hàng. Đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân hàng lại trở thành động lực phát triển của nền kinh tế.
Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính quan trọng đối với nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hay vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.
Theo Luật Các tổ chức tín dụng của nước CHXHCN Việt Nam: "Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán".
Nếu căn cứ trên phương diện những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì "Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế".
1.1.1.2. Chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại.
Hiện nay, hoạt động của các ngân hàng thương mại đã rất phong phú và đa dạng, thể hiện ở các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho công chúng và các doanh nghiệp. Có thể nói, thành công của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách hiệu quả.
Tầm quan trọng của các ngân hàng thương mại được thể hiện qua các chức năng chủ yếu sau:
- Huy động vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cơ quan, nhà nước và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước bằng đồng bản tệ và ngoại tệ.
- Sử dụng các nguồn vốn huy động được để cho vay, chiết khấu hay thực hiện các hoạt động đầu tư khác.
- Làm chức năng trung gian thanh toán.
1.1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế quốc dân.
Trong khi nhiều người tin rằng các ngân hàng chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong nền kinh tế - nhận tiền gửi và cho vay - thì trên thực tế, Ngân hàng đã phải thực hiện nhiều vai trò mới có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các ngân hàng ngày nay có những vai trò cơ bản sau:
- Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình, thành các khoản tín dụng chi các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu tư vào nhà cửa, thiết bị và các tài sản khác.
- Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ (như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới, thanh toán điện tử, kết nối các quỹ, phân phối tiền giấy và tiền đúc).
- Vai trò người bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán (chẳng hạn phát hành thư tín dụng).
- Vai trò đại lý: Thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát hành hay chuộc lại chứng khoán (thường được thực hiện tại Phòng uỷ thác).
- Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách kinh tế của chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.
1.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.
1.1.2.1. Khái niệm thanh toán quốc tế (TTQT).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

DaoManhCuo

New Member
Re: [Free] Giải pháp hạn chế rủi ro trong cách thanh toán tín dụng chứng tử tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam Hà Nội

Mod ơi cho mình xin bài này với nhé. Tks mod!
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Hạn chế rủi ro trong cách thanh toán tín dụng chứng tử tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam Hà Nội

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi n Luận văn Kinh tế 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Quân Đội chi nhánh Bắc Hải Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tới ngân hàng LD Lào Việt CN Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Luận văn Kinh tế 0
G Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đoan Hùng – Tỉn Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thành Đô Luận văn Kinh tế 0
B Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào Luận văn Kinh tế 0
L Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Bách Khoa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top