ghet_chua_kia

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Nghiên cứu sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay





Kể từ sau khi thống nhất đất nước, xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi quan trọng. Sự đổi mới về tư tưởng và đường lối kinh tế – xã hội tạo điều kiện cho những trào lưu văn hoá - xã hội mới xâm nhập vào nước ta, nổi bật là trào lưu Âu hóa. Kinh tế phát triển cũng là tiền đề để những tư tưởng, lối sống mới len lỏi và tác động vào suy ghĩ, quan điểm của từng người dân, đặc biệt là giới trẻ. Sự xuất hiện của những trào lưu đó mang cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực. Bên cạnh việc thúc đẩy tiến trình hoà nhập quốc tế, nó cũng góp phần làm cho sự phân hoá giàu nghèo, tình cảm và truyền thống văn hoá dân tộc bị ảnh hưởng. Các nền tảng xã hội như gia đình, cộng đồng đang dần biến đổi trước nhận thức mới, tư tưởng mới của lớp người mới.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thức được vai trò trung tâm cũng như phương hướng phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam.
Nội dung
Phần 1: Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin
về vai trò của giai cấp công nhân.
1. Sự hình thành và phát triển của giai cấp công nhân thế giới:
Cuối thế kỷ XV, các thành thị phong kiến ở châu Âu có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Hoạt động buôn bán diễn ra sôi động, tấp nập đã dẫn đến sự hình thành của một tầng lớp dân cư mới: tầng lớp thương nhân và các nhà sản xuất thủ công nghiệp qui mô lớn. Trong tình hình đó, chính sách cai trị của các triều đại phong kiến trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn xã hội nảy sinh dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản: ở Hà Lan, Anh, Pháp,… và kết quả là hàng loạt Nhà nước tư bản ra đời, đứng đầu là giai cấp tư sản.
Sự biến đổi sâu sắc của quan hệ sản xuất đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Máy hơi nước ra đời mở đầu cho thời kì cơ khí hoá sâu rộng trên các lĩnh vực của nền sản xuất xã hội. Những yếu tố đó trở thành tiền đề của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Cùng với sự phát triển kinh tế, chính sách thống trị của giai cấp tư sản và Chủ nghĩa tư bản đưa đến sự hình thành của một giai cấp đối trọng: giai cấp vô sản.
Để đẩy mạnh quá trình tích luỹ tư bản, giai cấp tư sản tiến hành thực hiện hàng loạt chính sách chiếm đoạt đất đai, đồn điền của nông dân, biến đất đai đó thành các xí nghiệp, công trường thủ công. Hậu quả là hàng triệu nông dân bị mất tư liệu sản xuất chính - đất đai- và họ buộc phải làm thuê cho các chủ tư bản. Giai cấp vô sản hình thành.
Cùng với sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh và trở thành một lực lượng đông đảo trong xã hội. Tuy nhiên, họ bị bóc lột cùng cực vì chính sách cai trị của giai cấp tư sản, dẫn đến mâu thuẫn giữ tư sản và vô sản trở nên mâu thuẫn chủ yếu của xã hội tư bản. Những cuộc đấu tranh xảy ra liên tiếp song còn mang tính tự phát của những người công nhân nên đều thất bại. Tình hình đó đòi hỏi giai cấp vô sản phải có một lý luận soi đường để tập hợp lực lượng và làm kim chỉ nam cho hành động của mình. Đó là Chủ nghĩa Mác.
Sự hình thành và phát triển của Chủ nghĩa Mác đã soi rọi con đường đấu tranh của giai cấp công nhân. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân nhận thức được vai trò và sứ mệnh lịch sử to lớn của mình - đấu tranh xoá bỏ Chủ nghĩa tư bản, thiết lập một xã hội mới văn minh và phồn thịnh.
Kể từ khi được tập hợp lại dưới ánh sáng của lý luận chủ nghĩa Mác, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã chuyển sang một giai đoạn mới – giai đoạn đấu tranh có ý thức, đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin:
Điểm đặc biệt quan trọng trong lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và biến nó trở thành công cụ lý luận của giai cấp công nhân là Mác đã nhận ra vai trò lịch sử to lớn của công nhân. Chủ nghĩa Mác khẳng định: công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của Chủ nghĩa tư bản và lịch sử đặt trách nhiệm đó lên vai giai cấp công nhân.
Cơ sở lý luận khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là sản phẩm của Chủ nghĩa tư bản, sinh ra từ nền sản xuất đại công nghiệp. Do đó, giai cấp công nhân là người có khả năng nhận thức sâu sắc những đặc điểm của xã hội tư bản, thấy được bản chất bóc lột của giai cấp tư sản. ở đâu có Chủ nghĩa tư bản, ở đó giai cấp công nhân là bộ phận đông đảo nhất của xã hội, là lực lượng sản xuất chính và thay mặt cho cách sản xuất tiên tiến nhất của thời đại.
Thứ hai, công nhân là những người bị bóc lột nặng nề nhất trong xã hội tư bản. Bóc lột giá trị thặng dư, giai cấp tư sản làm giàu trên cơ sở sức lao động và giá trị do người công nhân sáng tạo ra, trong khi những gì mà người công nhân nhận được chỉ là đồng lương rẻ mạt không đủ nuôi sống bản thân. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc khắt khe và không đảm bảo cũng là một nguyên nhân là cho mâu thuẫn giữa công nhân và giới chủ tư bản ngày càng sâu sắc, trở nên mâu thuẫn chủ yếu của xã hội tư bản.
Thứ ba, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất của xã hội. Dưới chủ nghĩa tư bản, các giai tầng chủ yếu trong xã hội gồm có: giai cấp tư sản, giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Giai cấp tư sản lúc đầu là lực lượng tiên phong của xã hội, là thay mặt cho cách sản xuất mới tiên tiến – cách sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, càng ngày giai cấp tư sản càng bộc lộ rõ bản chất phản động của mình và trở thành thế lực cản trở sự phát triển xã hội. Giai cấp nông dân vốn có lịch sử lâu đời, song nó không thay mặt cho cách sản xuất mới. Do đó, nông dân chỉ có thể là động lực quan trọng của cách mạng chứ không thể là người lãnh đạo cách mạng. Còn tầng lớp trí thức luôn mang đặc điểm không vững vàng về lập trường cách mạng vì nó xuất thân từ rất nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội: tư sản, vô sản và nông dân. Tầng lớp trí thức sẽ ngả về bên nào thắng lợi trong cuộc cách mạng vì nó về cơ bản không có mâu thuẫn đối kháng về lợi ích với các giai cấp khác. Trong tình hình đó, chỉ có giai cấp công nhân – những người sinh ra trong xã hội tư bản, nắm trong tay cách sản xuất tiên tiến nhất mới có thể là người lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh lật đổ sự thống trị của chủ nghĩa tư bản.
Cuối cùng, công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng tập hợp xung quanh mình một lực lượng đông đảo quần chúng cách mạng, đấu tranh vì một ngọn cờ chung. Mối liên hệ sâu xa giữa công nhân và nông dân cũng như cảnh có một kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản cho phép giai cấp công nhân có thể thiết lập một liên minh vững chắc và sâu rộng với những người nông dân để hình thành nên một lực lượng cách mạng đông đảo.
Những điều kiện để giai cấp công nhân thực hiện thành công vai trò lịch sử to lớn của mình:
Lịch sử đã đặt lên vai giai cấp công nhân một sứ mệnh cao cả, song để thực hiện thành công nhiệm vụ đó, giai cấp công nhân cần có những điều kiện cụ thể, đó là:
Có một lý luận tiên tiến soi đường: những cuộc đấu tranh trong thời kì đầu của giai cấp công nhân tuy mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng song đều thất bại. Đó là vì họ chưa có một lý luận làm kim chỉ nam cho hành động của mình. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã đem đến luồng ánh sáng tư tưởng khoa học cho giai cấp công nhân, chỉ rõ con đường và cách thức để thực hiện thành công cuộc cách mạng xã hội. Hơn bao giờ hết, giai cấp công nhân đang có một hệ tư tưởng khoa học, sáng tạo và tiên tiến làm tiền đề cho những hành động của mình.
Có Đảng Cộng sản tiên phong lãnh đạo: để có thể thực hiện thành công vai trò lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải chọn ra trong đội ngũ những phần tử ưu tú nhất, cách ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top