Chancey

New Member

Download miễn phí Luận văn Tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động giai đoạn 2006-2010





MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Phần I : Lý luận chung về công tác tìm kiếm & mở rộng thị trường lao động ngoài nước trong hoạt động XKLĐ 3

I.Một số khái niệm liên quan 3

1. Khái niệm và đặc điểm thị trường lao động ngoài nước 3

2.Vài nét về hoạt động xuất khẩu lao động 5

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của XKLĐ 7

II.Nội dung và sự cần thiết của công tác tìm kiếm & mở rộng thị trường lao động ngoài nước. 11

1.Nội dung của công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước. 11

2. Sự cần thiết của công tác tìm kiếm và mở rộng TTLĐ ngoài nước 20

Phần II: Đánh giá thực trạng hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động

ngoài nước trong công tác XKLĐ 26

I.Đánh giá công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước của Việt Nam trong thời gian qua 26

1. Quy mô và thị phần các thị trường lao động ngoài nước của Việt Nam 26

2. Hiệu quả từ hoạt động mở rộng thị trường lao động ngoài nước 33

II. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước 38

1. Những thuận lợi của Việt Nam trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước 38

2. Những hạn chế và thách thức trong việc xúc tiến mở rộng thị trường lao động ngoài nước 42

2. Phòng thị trường lao động- Cục Quản lý lao động ngoài nước- Bộ LĐTB&XH. 42

III.Phân tích và đánh giá một số thị trường lao động tiềm năng 52

1. Khu vực Đông Bắc á: Đây là thị trường trọng điểm của Việt Nam, trong tương lai vẫn còn có tiềm năng phát triển manh mẽ, bao gồm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Hện ta có hơn 100.000 lao động đang làm việc tại các nước trên. 52

1.1 Nhật Bản: 53

1.2 Hàn Quốc: 57

1.3 Đài Loan: 58

2. Khu vực Đông Nam á và Thái Bình Dương: 62

 3. Thị trường lao động trên biển 62

4. Các nước khu vực Vùng Vịnh (Trung Đông) 63

5. Thị trường các nước thuộc khối EU 65

6. Thị trường Hoa Kỳ 66

6.1 Một số điều cần biết về thị trường lao động Mỹ 66

Phần III : Giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp cận và khai thác các thị trường lao động tiềm năng 70

I. Các phương hướng đề ra 70

II. Các giải pháp để tiếp cận và khai thác các thị trường tiềm năng 71

1. Đối với khu vực Đông Bắc á 72

2. Đối với Thị trường khu vực Đông Nam á- Thái Bình Dương 75

3. Đối với thị trường lao động trên biển 76

4.Đối với các nước khu vực Vùng Vịnh (Trung Đông) 76

5.Thị trường các nước thuộc khối EU 78

6.Thị trường Hoa Kỳ và một số khu vực khác 79

III. Các kiến nghị 79

1.Trách nhiệm của Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan 79

2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động 81

3. Đối với người lao động 82

4. Các cơ quan thông tin-tuyền truyền 82

Kết luận 83

Danh mục tài liệu tham khảo 86

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trong cả nước trong việc thực hiện xuất khẩu lao động. Hệ thống chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động cũng như các văn bản hướng dẫn hoạt động xuất khẩu lao động thường xuyên được điều chỉnh, hoàn thiện và ban hành nhằm đáp ứng những thay đổi của điều kiện thị trường. Nhà nước đã thành lập quỹ hỗ trợ XKLĐ và chế độ khen thưởng đối với những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thành tích trong công tác mở rộng thị trường lao động ngoài nước (ngày 13/09/2004); thành lập hiệp hội XKLĐ Việt Nam (ngày 7/4/2004), đưa ra cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp XKLĐ, đánh thuế GTGT là 0%… Việc kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, các ngành và địa phương trong việc thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động, nghiên cứu và thử nghiệm các mô hình thí điểm, các mô hình có hiệu quả được tổng kết, áp dụng thực hiện trên quy mô rộng.
Cuối cùng, Việt Nam là một quốc gia có kinh nghiệm trong việc tiến hành các hoạt động hợp tác về lao động ở cấp Nhà nước (hoạt động xuất khẩu lao động của ta đã được tiến hành từ những năm 80, thông qua các Hiệp định Chính Phủ ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu). Điều này là một thuận lợi cho chúng ta khi trong bối cảnh hiện nay, việc hợp tác về lao động lại có xu hướng chuyển sang hướng do Nhà nước trực tiếp đứng ra thực hiện (Hàn Quốc đã thực hiện việc thi hành Luật lao động mới trên cơ sở ký kết các Thoả thuận với Chính phủ các nước phái cử và việc phái cử - tiếp nhận lao động do các cơ quan Nhà nước/các tổ chức phi lợi nhuận thực hiện; Đài Loan cũng bắt đầu có đề nghị Việt Nam nghiên cứu cơ chế hoạt động đưa lao động sang Đài Loan do Nhà nước trực tiếp đứng ra thực hiện).
1.2 Các thuận lợi cụ thể
Yếu tố thứ nhất, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, người lao động cần cù, thông minh sáng tạo.
Với quy mô dân số lớn, vào giữa năm 2004 lực lượng lao động của Việt Nam là 43,2 triệu người, chiếm 52,7% tổng dân số, bình quan hàng năm dân số bước vào độ tuổi lao động khoảng 1,2 triệu người/năm. Số lao động trẻ từ 15-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động, năm 2004 tỷ lệ này là 46,8%, đó là nguồn cung ứng lớn cho thị trường lao động trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh số lao động trẻ đang bước vào độ tuổi lao động, hàng năm còn có khoảng 600.000 lao động ở thành thị đang thất nghiệp, hàng trăm ngàn lao động mất việc do sắp xếp lại doanh nghiệp, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp…Trong khi đó, tình trạng thiếu việc làm trong nước hay việc làm có thu nhập quá thấp nên rất nhiều người có nhu cầu đi XKLĐ để có thêm thu nhập và tích luỹ vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho người thân trong gia đình và thoát khỏi đói nghèo. Khi đó nguồn cung lao động xuất khẩu là rất dồi dào, trẻ khoẻ.
Lao động Việt Nam có ưu điểm là cần cù, thông minh, sáng tạo, năng động và có khả năng tiếp thu nhanh cấc công việc khác nhau (điều này rất lợi thế trong việc xúc tiến, đa dạng hoá thị trường- theo ngành nghề). Đặc biệt, khi có động lực về kinh tế thì họ có thể lao động bất kể ngày đêm và có thể hoàn thành công việc với năng suất cao…Vì vậy, không ít lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động nước ngoài đánh giá cao, bước đầu tạo uy tín trên thị trường lao động quốc tế, được nhiều nước chấp nhận. Đây sẽ là một lợi thế to lớn trong khi Việt Nam đàm phán, tìm kiếm hợp đồng.
Yếu tố thứ hai, Thị trường lao động quốc tế đang có nhu cầu lớn về sử dụng lao động nước ngoài với những ngành nghề phù hợp khả năng của lao động Việt Nam.
Tại rất nhiều quốc gia hiên nay, xu thế già hoá dân số đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động trầm trọng, họ đang có nhu cầu khá lớn về sử dụng lao động nước ngoài. Đa số nhu cầu về ngành, nghề, việc làm thường tập trung vào những lĩnh vực yêu cầu về trình độ lao động không quá cao, phù hợp với khả năng và trình độ của lao động nông thôn Việt Nam như: lắp ráp điện tử, dệt, da, may mặc, lao động dịch vụ, giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh, trồng và khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp…hay những ngành nghề thuộc lĩnh vực 3D (độc hại, nguy hiểm, khó khăn) mà lao động bản địa ít quan tâm. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, nhu cầu ngành nghề kỹ thuật cao hơn như cơ khí, xây dựng, phần mềm tin học, lao động trên biển, đánh bắt hải sản…vẫn còn rất cao, chúng ta cũng có cơ hội tiếp cận nhưng nhìn chung thị trường cung ứng lao động của ta chưa thực sự đáp ứng được.
Một số nước châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaisia, Lào là những thị trường mà ta đã đưa đi xuất khẩu sang một lượng lao động khá lớn mà vẫn đang có khả năng tiếp nhận thêm nhiều lao động Việt Nam. Đây cũng là những nơi có điều kiện làm việc, phong tục tập quán khá phù hợp với lao động Việt Nam, quan hệ hợp tác giữa nước ta với khu vực này đang phát triển tốt đẹp. Lao động Việt Nam ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan có thu nhập cao, lao động ở Malaisia, Lào thu nhập ổn định, tuy thấp hơn các thị trường trên nhưng so với trong nước cũng cao hơn nhiều lần.
Thị trường Trung Đông và Châu Phi cũng có nhu cầu về lao động nước ngoài thông qua các dự án xây dựng, một số nước Vùng Vịnh cũng đã bắt đầu nhận lao lao động Việt Nam. Với các thị trường này, tuy xa, điều kiện khí hậu, môi trường khắc nghiệt nhưng Việt Nam có thể cung ứng lao động cho các công ty nước ngoài nhận nhận thầu công trình tại khu vực này.
Ngoài cấc thị trường trên, nhiều nước Châu Âu, Châu Mỹ cũng đang trong tình trạng thiếu hụt lao động nên có nhu cầu khá lớn về lao động ngoài nước. Các nước trong khối UE chủ trương sử dụng lao động chất lượng cao nên khả năng tiếp cận những thị trường này còn hạn chế, mặc dù thu nhập của lao động làm việc tại đây rất hấp dẫn. Hiện nay chúng ta đang nghiên cứu, tìm hiểu để ký kết hiệp định hợp tác quốc tế về lao động đối với những thị trường này. Chắc chắn với sự nỗ lực của chúng ta, trong tương lai không xa, lao động của chúng ta sẽ sang làm việc tại các thị trường này với số lượng đông đảo.
Để có cái nhìn cụ thể hơn về thuận lợi trong hoạt động xúc tiến tìm kiếm thị trường lao động mới của Việt Nam, cũng như tiềm năng của các thị trường lao động ngoài nước nói trên chúng ta sẽ phân tích trong phần sau (III. Phân tích và đánh giá một số thị trường lao động tiềm năng)
2. Những hạn chế và thách thức trong việc xúc tiến mở rộng thị trường lao động ngoài nước
2.1 Hạn chế và thách thức
Chúng ta vẫn có “độ ỳ” nhất định không chỉ trong hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường mà còn cả trong nhiều vấn đề khác, dường như đó là một thuộc tính đã ăn khá sâu vào chúng ta mà chắc phải mất thời gian chúng ta mới có thể cải thiện được, tất nhiên điều đó phải bắt đầu từ việc tự đổi mới và tự thấy được sự cần thiết của đổi mới trong tư duy của chúng ta, nếu so với sự năng động và nhạy bén về thị trường của các nước có hoạt động XKLĐ hiệu quả như Philippin, Thái Lan, Trung Quốc…t...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top