Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG: CHỨNG CỨ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3
I. Khái niệm sự hình thành, tính chất của chứng cứ 3
1. Khái niệm 3
2. Cơ sở lý luận 3
3. Các thuộc tính của chứng cứ 5
4. Đối tượng chứng minh 6
II. Quá trình chứng minh. 7
1. Khái niệm 7
2. Cung cấp chứng cứ. 8
3. Thu thập chứng cứ. 8
4. Kiểm tra, biện pháp kiểm tra. 10
5. Đánh giá chứng cứ. 10
III. Phân loại chứng cứ. 11
2. Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp: 12
3. Chứng cứ buộc và chứng cứ gỡ. 12
IV. Hoạt động thu thập, thẩm tra xác minh, chứng cứ trong hoạt động thanh tra 12
1. Đặc điểm 12
2. Lấy lời khai, lời giải trình, tường trình, báo cáo của đối tượng, người làm chứng và người có liên quan. 13
3. Tổ chức đối thoại và đối chất trong thanh tra. 13
4. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu. 13
5. Phương pháp thẩm tra xác minh bằng gợi ý và hỏi: 13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14
Kết luận 14
Kiến nghị: 14
PHẦN MỞ ĐẦU
Thực hiện chỉ thị số 29/ 2003/CT-TTg ngày 23/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước, trong đó có yêu cầu sớm thành lập thanh tra sở tại Sở kế hoạch và đầu tư. Bộ kế hoạch và đầu tư đã có văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động thanh tra sở kế hoạch và đầu tư. Với nhiệm vụ mới và tổ chức mới hình thành nhưng được sự giúp đỡ của nhà trường đã tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho ngành kế hoạch và đầu tư. Sau thời gian học tập ở nhà trường tui nhận thức sâu sắc là trong bất kỳ hoạt động quản lý nào để đảm bảo hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra nhất thiết phải tiến hành công tác điều tra thanh tra phải coi trọng vị trí thanh tra, thanh tra trong quản lý Nhà nước thể hiện trong luật thanh tra năm 2004 có ghi: "Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các biện pháp khắc phục; pháp huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân".
Để thực hiện được mục đích thanh tra như luật đã ghi, đòi hỏi mỗi cán bộ thanh tra ngoài các yêu cầu khác thì yêu cầu phải giỏi nghiệp vụ thanh tra. Qua học tập các nghiệp vụ thanh tra, tui nhận thấy chứng cứ trong hoạt động thanh tra là rất quan trọng. Trong thanh tra, điều này được thể hiện qua sắc lệnh số 64SL ngày 23/11/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh ký thành lập ban thanh tra đặc biệt. Ngay trong các văn bản pháp luật đầu tiên về công tác thanh tra thì việc điều tra tang vật thu thập chứng cứ đã được coi là biện pháp cơ bản của nghiệp vụ thanh tra, chứng cứ tang vật là cơ sở vật chất quan trọng trong các quyết định thanh tra.
Trên cơ sở nhận thức về chứng cứ trong hoạt động thanh tra, tui chọn đề tài này làm tiểu luận thu hoạch sau khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra.
PHẦN NỘI DUNG
CHỨNG CỨ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
I. KHÁI NIỆM SỰ HÌNH THÀNH, TÍNH CHẤT CỦA CHỨNG CỨ
1. Khái niệm
Để giải quyết một cuộc thanh tra, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan thanh tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ , các tình tiết liên quan để phục vụ cho công tác thanh tra nhằm giải quyết chính xác, khách quan vụ việc cụ thể. Quá trình thu thập chứng cứ là các tình tiết có liên quan thực chất là quá trình tái tạo lại quá khứ, các sự kiện, số liệu, tài liệu, chứng từ. Quá trình diễn biến đã xảy ra và đảm bảo đầy đủ ba thuộc tính được thừa nhận thì được coi là chứng cứ.
Như vậy chứng cứ trong hoạt động thanh tra là những gì có thật, có liên quan đến hoạt động thanh tra được các thành viên đoàn thanh tra dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi vi phạm cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ sở lý luận
Chứng cứ trong hoạt động thanh tra là một vấn đề vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn. Chứng cứ đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nghiên cứu theo những góc độ khác nhau. Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa: Với bản chất Nhà nước là của dân do dân, vì dân pháp chế thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, nông dân, các tầng lớp trí thức. Vì vậy Nhà nước đã quy định những vấn đề cơ bản về thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong hệ thống pháp luật.
Cơ sở lý luận về chứng cứ trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Con người có khả năng nhận thức được mọi hiện tượng và mọi sự vật như vậy dù người có hành vi vi phạm có sử dụng những thủ đoạn tinh vi đến đâu cũng không che dấu được.
Các Mác đã nói: "con ngừơi là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội". Do vậy, trong quá trình tham gia vào các quan hệ xã hội, thực hiện giao tiếp hay hành vi, con người bao giờ cũng để lại dấu vết nhất định trong thế giới khách quan. Dấu vết đó được chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Những dấu vết mà người bị hại, người làm chứng có thể biết được qua những giác quan của mình như: trông, nghe thấy…
Nhóm 2: Những vật chứng, tài liệu chứng minh hành vi vi phạm và tội phạm như: Dấu vân tay… hay để lại trên các tài liệu.
Những dấu vết mà người có hành vi vi phạm và tội phạm để lại trong thế giới khách quan là sự phản ánh những mặt riêng lẻ của sự việc phạm tội. Các cơ quan bảo vệ pháp luật dựa vào những dấu vết, tài liệu thực tế đó có thể phác thảo được sự kiện vi phạm và phạm tội.
Trong hoạt động thanh tra cho ta thấy khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, ta có thể trực tiếp biết hay chưa biết khi chưa tiến hành thanh tra, xong trong quá trình thanh tra, bằng việc gặp gỡ đối tượng qua chứng từ, báo cáo… ta xác định được diễn biến sự việc , hành vi, người vi phạm, mức độ vi phạm. các thanh tra viên căn cứ vào các sự kiện tài liệu thực tế đó để tư duy đúng đắn, làm chứng lý bảo vệ cho các kết luận, kiến nghị và các quyết định xử lý của mình.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn Luận văn Luật 0
D hoạt động thu thập chứng cứ trong bộ luật tố tụng dân sự tại tòa án nhân dân huyện lấp vò – tỉnh đồng tháp Luận văn Luật 0
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
M Nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam :Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 04 Luận văn Luật 0
F Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luậ Luận văn Luật 0
B Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự : Luận v Luận văn Luật 0
P Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 2
N Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm Luận văn Luật 3
T Ngày 22-9-2014, mua hàng để lời 23,8% trong thời gian ngắn. Cứ mua bán chứng là lời. Tài chính, Chứng khoán 0
K Vấn đề đánh giá chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về ma tuý Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top