zin_va_zon00

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
lạm phát ở Việt Nam hiện nay- nguyên nhân và giải pháp khắc phục
TS. Hoàng Xuân Quế - Khoa NH- TC
Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có vị trí quan trọng hàng đầu trong điều hành chính sách của mỗi một quốc gia. Đây cũng là một trong hai mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương các nước đều hướng tới. Khái niệm chung về lạm phát được khoa học kinh tế đưa ra là sự tăng giá chung theo thời gian, khi đó mặt bằng chung về giá cả hàng tiêu dùng trên thị trường tăng lên. Còn lạm phát tiền tệ hay lạm phát giá cả được gọi theo cách nhìn nhận ở góc độ nguyên nhân của lạm phát. Theo lý thuyết kinh tế học hiện đại, lạm phát do ba nguyên nhân: cầu kéo, chi phí đẩy và quá thừa mức tiền cung ứng trong lưu thông. Tuy nhiên trong thực tế, lạm phát gia tăng còn do một số nguyên nhân nữa, thí dụ: Tâm lý của dân chúng, sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư…
Lạm phát tiền tệ được hiểu là mức tiền cung ứng cho lưu thông vượt quá mức cần thiết, biểu hiện là sự mất giá của đồng bản tệ.
Lạm phát giá cả được hiểu là giá cả hàng hoá và dịch vụ nói chung tăng lên do cầu lớn hơn cung (cầu kéo), hay do chi phí sản xuất hàng hoá và dịch vụ tăng lên (chi phí đẩy).
Trong thực tế hai loại lạm phát nói trên ít khi xẩy ra cùng một lúc, mà thường hay là lạm phát giá cả, hay là lạm phát tiền tệ.
Với Việt Nam hiện nay, tình hình lạm phát đang là mối quan tâm lớn của công luận, khi mà CPI năm 2003 là 3%, thì năm 2004 là 9,5%. Tỷ lệ này đã vượt xa con số 5% năm theo kế hoạch mà Việt Nam đề ra. Nếu chúng ta không có những giải pháp tương thích để ngăn chặn thì tỷ lệ lạm phát trong thời gian tới có thể sẽ tăng lên rất nhanh và hệ luỵ của nó là khôn lường. Bài viết này xin được lạm bàn về các nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp cơ bản để nhằm khắc phục.
A. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam
1. Xét trên góc độ phương pháp tính
Nghiên cứu lạm phát cần được hiểu và phân biệt rõ giữa lạm phát cơ bản và lạm phát theo chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng - CPI. Lạm phát cơ bản là chỉ số lạm phát được Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới thường sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ. Đó là chỉ số lạm phát đã được điều chỉnh sau khi loại bỏ bớt các yếu tố gây sức ép bên "cầu" cùng với những trông chờ kỳ vọng vào tương lai và loại bỏ những biến động lớn gây sốc bên "cung" vì các yếu tố này chỉ gây thay đổi tạm thời mức giá và sẽ biến mất sau đó mà không tạo ra được xu hướng của lạm phát về cơ bản và lâu dài. Một số nước khi tính toán và công bố chỉ số lạm phát thường loại bỏ các yếu tố biến động một số mặt hàng có tính chất thời vụ, nhất thời, gây đột biến chỉ số CPI, đặc biệt là họ loại bỏ sự biến động có thời điểm của giá lương thực, xăng dầu. Trong thực tế chỉ số CPI không thể đo lạm phát chính xác, bởi vì nó bị tác động của một số yếu tố gây sai lệch rổ hàng hoá được quy định trước. Theo một nghiên cứu tại Mỹ: (Boskin và cộng sự - 1995) dự báo lạm phát theo CPI thường cao hơn lạm phát cơ bản trung bình là 1,1%.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



xem thêm
Lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top