Farrin

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Phương hướng đổi mới kinh tế chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân ở nước ta





Khơi dậy và phát huy tiềm năng của bộ phận dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng cường kinh tế, tạo việc làm. Kinh tế cá thể, tiểu chủ tuy quy mô nhỏ nhưng với số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nên đã động viên được nhiều nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh từ 14.000 tỷ đồng năm 1992 đã tăng lên 26.500 tỷ đồng vào năm 1996, chiếm tới 8,5% tổng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Các doanh nghiệp tư bản tư nhân đã huy động được lượng vốn vào kinh doanh là 20.665 tỷ đồng (tính đến hết năm 1996), bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1991 - 1996 tăng thêm 3.940 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư trong xã hội và 6.9% vốn kinh doanh của các ngành. Tính đến thời điểm năm 1996 khu vực kinh tế tư nhân đã huy động được tổng số vốn lên đến 47.155 tỷ đồng, chiếm tới 15% tổng số vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời mở đầu
Quá trình cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa không phải là quá trình chứng minh sôi động trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Những xu thế phát triển đi lên là phù hợp với xu thế khách quan hợp với quy luật lịch sử. Chủ nghĩa xã hội khoa học tự do dân chủ nhân đạo mà nhân dân ta mà loài người tiến bộ đang vươn tới luôn thay mặt cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, thay mặt lợi ích cho người lao động. Chủ nghĩa xã hội là người đề xướng lực lượng tiên phong chống chiến tranh vì hoà bình độc lập dân tộc. Dân chủ và tiến bộ xã hội. Nó xây dựng hình thành kiến trúc xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản đãvà đang đạt được. Nó vì sự nghiệp cao cả giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, vì sự tiến bộ chung của loài người.
Việc giải quyết vấn đề kinh tế xã hội mang tính toàn cầu như: Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng kinh tế, bùng nổ dân số, phân biệt chủng tộc và quan hệ sắc tộc đòi hỏi phải có giải pháp tổng hợp có lợi cho tất cả mọi người, mọi quốc gia. Điều đó thực hiện được là nhờ đường lối xã hội chủ nghĩa, chứ không phải nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa.
Đối với nước ta mối quan hệ giữa cách mạng dân tộc dân chủ với cách mạng xã hội chủ nghĩa là cơ sở cho việc lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu của con đường chủ nghĩa xã hội là hoà bình, độc lập dân tộc, tự do dân chủ, chống áp bức, bóc lột, bình đẳng, phồn thịnh và văn minh. Tuy nhiên để đi lên chủ nghĩa xã hội đất nước ta phải đi qua con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là quá trình hợp quy luật chuyền nền sản xuất nhỏ từng bước lên nền sản xuất lớn phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định nước ta có các thành phần kinh tế sau: Kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước.
Đối với kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của nước ta, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, có vị trí chi phối nền kinh tế, có tác dụng điều tiết thị trường và giá cả ở mức một mức độ nhất định. Kinh tế tập thể trong nông nghiệp đã chuyển sang thực hiện rộng rãi cơ chế khoán, hộ gia đình xã viên và đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất, bước đầu giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng lao động và vốn của nhân dân, kinh tế tư bản Nhà nước thành phần kinh tế mà chủ thể của nó là nhà tư bản Nhà nước cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức kinh tế trung gian, quá độ thích hợp để chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn ở nước ta. Còn hai thành phần kinh tế là kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân được gọi chung là kinh tế tư nhân sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau của tỉêu luận.
Kết cấu tiểu luận: Tiểu luận được chia làm ba phần:
Phần I: Cơ sở khách quan tồn tại thành phần kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ.
Phần II: Thực trạng của kinh tế tư nhân ở nước ta.
Phần III: Phương hướng đổi mới kinh tế chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân ở nước ta.
I. Cơ sở khách quan tồn tại thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta.
Đặc điểm bao trùm, xuyên suốt, phản ánh thực chất và nội dung chủ yếu của sự phát triển kinh tế nền kinh tế quá độ. Sở dĩ nền kinh tế trong thời kỳ quá độ tồn tại nhiều thành phần kinh tế vì:
Thứ nhất, khi phân biệt sản xuất hàng hoá giản đơn và sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, kết luận về phương pháp luận là khi giai cấp vô sản giành được chính quyền cần có thái độ khác nhau với loại tư hữu của hai loại hình sản xuất trên.
Đối với tư hữu tư bản chủ nghĩa: thái độ đối sử bằng quốc hữu hoá. Nhưng bản thân quá trình quốc hữu hoá có nhiều hình thức và giai đoạn hay bằng tịch thu, hay bằng hình thức chuộc loại và phải thực hiện tiến hành từng bước một, hay bằng sự liên kết của Nhà nước với các cơ sở kinh tế tư bản Nhà nước. Vì thế trong một thời gian dài vẫn còn tồn tại thành phần kinh tế tư bản tư nhân.
Đối với tư bản nhỏ của những người sản xuất hàng hoá nhỏ thì chỉ có thông qua con đường hợp tác hoá. Để tiến hành hợp tác hoá theo quy luật và nguyên tắc cần có thời gian. Do đó trong thời kỳ quá độ còn thành phần kinh tế cá thể của nông dân và thợ chủ công, tiểu thương là một tất yếu.
Thứ hai, các thành phần kinh tế tư nhân do lịch sử để lại, trong thời kỳ quá độ, cần được phát triển để sản xuất và đời sống không bịmất mát, gián đoạn, nó phù hợp với lợi ích người lao động; và có vai trò quan trọng trong việc xác lập và phát triển hệ thống kinh tế mới.
II/ thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta
1- Sự phát triển về số lượng của kinh tế cơ bản tư nhân ở nước ta.
Trước những năm 1980, ở nước ta kinh tế tư nhân không được khuyến khích phát triển và là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa theo kiểu mệnh lênh hành chính. Trong thời gian này, nền kinh tế nứơc ta chỉ có hai hình thức kinh tế chính là: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ yếu dưới dạng phụ thuộc vào kinh tế tập thể, hay kinh tế nhà nước hay công ty hợp doanh.
Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986), kinh tế tư nhân đã được hồi sinh trở lại và mở rộng quy mô, phạm vihoạt động khá nhanh chóng. Năm 1990 mới có khoảng 800.000 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ, thì đến năm 1992 - sau một năm thực hiện nghị định số 221/HĐBT, đã có 1.498.600 hộ cá thể, tiểu chủ đăng kí kinh doanh. Hai năm sau, năm 1994, đã lên tới 1.533.100 cơ sở; năm 1996 có 2.215.000 cơ sở, tăng thêm 164.900 cơ sở (so với năm 1995). Bình quân giai đoạn 1990-1996 mỗi năm tnăg 533.775 cơ sở, và tốc độ tăng hàng năm hơn 20%. Cùng với kinh tế cá thể, tiểu chủ, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là 414 doanh nghiệp thì đến năm 1992 là 5.198 doanh nghiệp (tăng 1,119%); tương tự các năm 1993, 1994, 1995, 1996, 1997, là: 6.808 doanh nghiệp (tăng 31% ), 10.880 doanh nghiệp (tăng 24%), 25.002 doanh nghiệp (tăng 32%) và năm 1998 đã tăng lên đến 26.021 doanh nghiệp (tăng 4%), gấp 62 lần so với số doanh nghiệp năm 1994. Tính bình quân giai đoạn 1991 - 1998, mỗi năm tăng thêm, mỗi năm tăng thêm 3.2.52. doanh nghiệp, tức là khoảng 32% và gấp 1.5. lần mức tăng của các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ trong cùng thời gian.
Nhìn chung, các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng trong giai đoạn 1992 - 1994, có nguyên nhân sâu xa là sự khuyến khích của các chính sách vĩ mô, đặc biệt là Luật doanh nghiệp tư nhân và luật Công ty; còn sự suy giảm về số lượng doanh nghiệp trong giai đoạn 1997 - 1998 là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, sự phát triển chậm lại của nền kinh tế nước ta nói chung và những yếu kém của bản thân các doanh nghiệp, cùng với những hạn ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A [Free] Phương hướng đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Chất lượng phục vụ và phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ tại Công ty Khách s Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Phương hướng và giải pháp xây dựng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty vật liệu nổ cô Luận văn Kinh tế 0
W [Free] Đặc điểm nguồn khách và phương hướng, biện pháp nhằm thu hút khách du lịch tại chi nhánh OSC Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh và mục tiêu, phương hướng của của công ty cổ phần Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK): Hiện trạng và phương hướng phát triể Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán nguyên Vật liệu tại Xí nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
Q [Free] Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển hợp tác xã nông nghiệp huyện Thủy Nguyên Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Đề án Thực trạng, phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam thời k Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top