Bran

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 2
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam 2
1.1.1 Quá trình hình thành 2
1.1.2 Quá trình phát triển của công ty 5
1.2 Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị 6
1.2.1 Cơ cấu tổ chức theo không gian: 6
1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản trị 7
1.2.3- Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 9
1.2.3.1 Phòng tài chính kế toán 9
1.2.3.2 Phòng kế hoạch đầu tư: 10
1.2.3.3 Phòng kỹ thuật 11
1.2.3.4 Phòng kiểm tra chất lượng và sản phẩm 11
1.2.3.5 Phòng tổ chức pháp chế 11
1.2.3.6 Văn phòng 12
1.2.3.7 Các phòng kinh doanh 13
1.3Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Tổng công ty 14
1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm 14
1.3.2 Đặc điểm về lao động 15
1.3.3 Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ và thiết bị 17
1.3.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu 19
1.3.5 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn 21
CHƯƠNG 2 CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 22
2.1 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chủ yếu 22
2.2 Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu trong những năm gần đây 23
2.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty 29
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINATEA 31
3.1 Đánh giá môi trường kinh doanh của Vinatea 31
3.2 Phương hướng phát triển (đến 2010-2020) 36
3.3 Một số giải pháp phát triển kinh doanh 37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý Tổng công ty chè Việt Nam 8
Bảng 1: Báo cáo lao động Tổng công ty chè Việt Nam tính đến 31/05/2005 16
Sơ đồ 2: Dây truyền sản xuất chè xanh 18
Sơ đồ 3: Dây chuyền công nghệ chế biến chè đen 19
Bảng 2: Nguyên liệu và sản phẩm sản xuất ra trong một số năm gần đây 20
Bảng3: các chỉ tiêu dự kiến ( cuối 2007) 23
Bảng 4: kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. 29

CHỮ VIẾT TẮT
Sản xuất kinh doanh : SX-KD
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn : Bộ NN&PTNT
Công ty trách nhiệm hữu hạn : công ty TNHH
Hợp tác xã : HTX
Hội đồng quản trị : HĐQT
Tổng giám đốc : TGĐ
Phó tổng giám đốc : PTGĐ
Cổ phần : CP





LỜI NÓI ĐẦU

Cây chè được biết đến trên thế giới từ rất sớm. Ngoài những công dụng trong y học như làm thuốc chữa bệnh và làm đẹp thì giá trị kinh tế mà cây chè đem lại ngày càng cao. Tại Việt Nam, doanh thu từ xuất khẩu và kinh doanh chè đã đóng góp một phần vào ngân sách của nhà nước, giải quyết được một lượng lớn việc làm cho lao động ở vùng trung du và miền núi, góp phần xoá đói giảm ngèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc….Vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt xã hội, cây chè đã trở thành một cây trồng quan trọng và ngành chế biến kinh doanh chè cũng trở thành một trong những ngành đem lại giá trị kinh tế cao cho đất nước.
Với môi trường cụ thể là được thực tập tại Tổng công ty chè Việt Nam, lại nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Tổng công ty và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, qua tìm hiểu thực tế về những vấn đề lý thuyết đã được học tại trường, dưới đây là bản báo cáo thực tập tổng quan của em về những vấn đề cơ bản của Tổng công ty. Trong quá trình viết báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế em kính mong Lãnh đạo tổng công ty, các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và thấy giáo hết sức giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành thực tập để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn!


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam
1.1 .1 Quá trình hình thành
 Tên công ty: TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
Tên giao dịch : VINATEA
Địa chỉ : số 92 Võ Thị Sáu, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tel: (04) 6226990 Fax: (04) 6226991
 Quá trình thành lập:
Tiền thân của Tổng công ty chè Việt Nam hiện nay là Liên Hiệp Các Xí Nghiệp Công Nông Chè Việt Nam ( gọi tắt là Liên Hiệp) . Trong quá trình hoạt động tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong hơn 600 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè tại Việt Nam. Tổng công ty được thành lập theo thông báo số 5820-CP/ĐMDN ngày 13/10/1995 của chính phủ và QĐ số 394 NN-TCCB/QĐ tháng 12/1995 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn( Bộ NN-PTNT). Tuy mới được thành lập nhưng trên thực tế Tổng công ty đã trải qua quá trình phát triển lâu dài từ các nhà máy và LHCXNCNN chè Việt Nam.
Năm 1974, LHCXNCNN chè Việt Nam được thành lập, là sự hợp nhất của các nhà máy chế biến chè xuát khẩu của Trung ương và một số xí nghiệp chè Hương ở Miền Bắc. Liên hiệp được hình thành trọng tâm nhiệm vụ là chế biến và xuất khẩu chè theo kế hoạch nhà nước giao cho. Đây chính là quá trình vận động liên kết trong ngành chè theo chiều ngang.
Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 30/4/1975, cả hai miền Nam, Bắc bắt đầu công cuộc tái thiết đất nước, tình hình sản xuất kinh doanh của cả nước nói chung và của ngành chè nói riêng hết sức gặp khó khăn. Những mâu thuẫn nảy sinh giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ của Trung ương với nhau trong vấn đề quản lý sản xuất và vùng nguyên liệu chè. Tình hình này đã làm cho sản lượng nguyên liệu đưa vào chế biến chỉ đạt không đến 50% công suất.
Đứng trước tình hình đó, liên tục các Quyết định của chính phủ được đưa ra: Quyết định số 75( tháng 3/1979); Quyết định số 224(tháng 6/1979) về việc thống nhất tổ chức ngành chè, hợp nhất hai khâu trồng chế biến và giao cho các nông trường trồng chè của địa phương, đều chịu sự thống nhất quản lý của Trung ương. Trên cơ sở các quyết định này, vào năm 1980, LHCXNCNN chè Việt Nam được thành lập.
Ban đầu, liên hiệp được tổ chức theo mô hình quản lý ngành dọc, được chia thành ba loại chủ yếu sau:
- Xí nghiệp liên hợp công nghiệp- nông nghiệp : đây là những xí nghiệp lớn, có quy mô vùng hay liên vùng, bao gồm các nông trường, các xí nghiệp chế biến chè; có 2 xí nghiệp:
 Xí nghiệp liên hiệp chè Trần Phú ( huyện Văn Chấn – Yên bái): gồm 4 nông trường và 3 xí nghiệp, sản lượng 70 tấn búp tươi/ngày
 Xí nghiệp chè sông Lô( Huyện Yên Sơn- Tuyên Quang) gồm 2 nông trường và 3 xí nghiệp , tổng công suất 73.5 tấn /ngày.
Hai xí nghiệp này chiếm 1/3tổng sản lượng chè của toàn Liên Hiệp, là đơn vị xuất khẩu chủ lực của ngành chè lúc đó.
- Các xí nghiệp công nông nghiệp : gồm 1 nông trường và xí nghiệp chế biến. Hình thành ở một số vùng : Quân Chu( Bắc Thái); Tân Trào(Sơn Dương- Hà Tuyên); Biển Hồ( Gia lai)
- Các xí nghiệp trực thuộc : gồm các nông trường, các xí nghiệp chế biến chè hương và chè xuất khẩu.
Bước sang năm 1989, Đảng và Nhà Nước thực hiện đường nối đổi mới kinh tế, chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Trong xu hướng ấy, ngành chè cũng có những đổi mới tích cực. Cuối năm 1988, Liên hiệp giải thể hai xí nghiệp liên hiệp công nông nghiệp, đồng thời tổ chức mô hình sản xuất thống nhất là xí nghiệp công nông nghiệp với quy mô 1 nông trường + 1 xí nghiệp chế biến và các đơn vị dịch vụ. các xí nghiệp này thuẹc hiện sản xuất và chế biến chè thành phẩm. Mặc dù thị trường truyền thống về chè của liên hiệp bị mất do nhũng biến động về chính trị đầu thập niên 90, nhưng thay vào đó là những thị trường mới : Anh, Đài Loan, Irac, Singapo, Pháp…với giá XK từ 700-800USD/tấn. Tính đến năm 1994 kim ngạch XK chè đã đạt tới 18.295 USD.Toàn Liên Hiệp có 21 xí nghiệp công nông nghiệp và 15 đơn vị dịch vụ
Tháng 12/1995 theo QĐ số 394 NN- TCCB/QĐ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc sắp xếp lại Liên Hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam và đổi tên thành Tổng công ty chè Việt Nam. Thực hiện chương trình đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của chính phủ, ngày 13/9/2005, theo QĐ số 2374/QĐ- BNN/ĐMDN của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về chuyển Tổng công ty chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Hiện nay trong điều lệ doanh nghệp của VINATEA, nhiệm vụ đầu tiên là trực tiếp sản xuất và kinh doanh, hình thức sở hữu của Tổng công ty hiện nay là đa sở hữu, cơ cấu của tổng công ty bao gồm:
• 25 nhà máy chế biến chè hiện đại gắn với vùng nguyên liệu tập trung ổn định.
• 2 trung tâm tinh chế và đóng gói chè.
• 2 nhà máy chế tạo thiết bị và phụ tùng cho các nhà máy chế biến chè.
• 1 trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp.
• 2 công ty xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông, thủy lợi.
• 3 công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.
• 1 công ty 100% vốn hoạt động tại Nga.
• 2 công ty liên doanh quy mô lớn với nước ngoài về trồng và chế biến và xuất khẩu chè.
 Chức năng nhiệm vụ của công ty: Tổng công ty chè Việt Nam là đơn vị sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè tại Việt Nam. VINATEA lớn gấp nhiều lần doanh nghiệp đứng thứ 2 ngay sau nó trên tất cả các lĩnh vực về vốn – tài sản, kỹ thuật – công nghệ.
- sản xuất kinhdoanh và xuất nhập khẩu các loại chè ,nông, lâm , thuỷ sản, hàng công nghiệp thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng ;
- Kinh doanh vật tư, nguyên nhiên vật liệu, máy móc, phụ tùng, thiết bị chế biến chè và lắp đặt thiết bị tại các nhà máy chè; phương tiện giao thông vận tải
- Dịch vụ tư vấn đầu tư và khoa học kĩ thuật;
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất;
- Thi công xây lắp, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng; các công trình thuỷ lợi (xây dựng kè cống, kênh mương, đập giữ nước, cống tưới tiêu, san lấp ao hồ…), làm đường giao thông;
- Kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà hàng, vận tải;
- Kinh doanh nhà ở và bất động sản.
1.1.2 Quá trình phát triển của công ty
Từ khi thành lập đến nay quá trình phát triển của công ty được chia thành các giai đoạn sau:
(1) Giai đoạn từ năm 1974 đến năm 1995
Đây là giai đoạn tiền thân của Tổng công ty bây giờ, trong giai đoạn này là giai đoạn hoạt động của Liên Hiệp Các Xí Nghiệp công nông chè Việt Nam, hoạt động với nhiệm vụ quản lý các xí nghiệp cấp dưới, không có nhiệm vụ kinh doanh, không xuất khẩu.
(2) Giai đoạn từ 1995 đến nay
Giai đoạn này, chính thức ra đời Tổng công ty chè Việt Nam, công ty là đơn vị trực thuộc nhà nước do nhà nước quản lý, bắt đầu nhận nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh, xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu chè trong giai đoạn này liên tục tăng. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty là Liên Xô, Đông Âu và Italia.
Thực hiện chương trình đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của chính Phủ, ngày 13/09/2005, căn cứ quyết định số 2374/QĐ- BNN/ĐMDN của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc chuyển Tổng công ty Chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty mẹ là sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại chè; kinh doanh vật tư nghuyên liệu vật liệu, máy móc, phụ tùng, thiết bị chế biến chè…Trong giai đoạn này sản lượng xuất khẩu tăng vọt, diện tích trồng chè tăng mạnh.

Đi cùng với tình hình an ninh chính trị ổn định là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây khá cao. Chính mức tăng trưởng kinh tế cao, cộng với chính trị ổn định là sức hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành chè đặc biệt, tổng công ty có một công ty liên doanh hợp tác với phía nước ngoài là Iraq. Chính điều này tạo ra những cơ hội về học tập kinh nghiệm quản lý, tranh thủ vốn hiện đại hóa dây chuyền sản xuất...
Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty còn bao gồm cả yếu tố kỹ thuật công nghệ sản xuất. hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu máy móc dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại trên thế giới và khu vực.
Môi trường ngành
Môi trường ngành quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Các yếu tố cơ bản của môi trường ngành bao gồm đối thủ cạnh tranh; người tiêu dùng; người cung ứng và sản phẩm thay thế.
Từ phía nhà cung cấp, đối với tổng công ty chè Việt Nam nhà cung ứng chính là các hộ nông dân, nông trường, hợp tác xã trồng chè. Hiện nay, vùng nguyên liệu của Vinatea mới đáp ứng được một nửa nguyên liệu chế biến, một số nhà máy của tổng công ty có vùng nguyên liẹu riêng như: Công ty chè Long Phú (Hòa thạch- huyện Quốc Oai- Hà Tây) với diện tích vườn chè là 263,7ha. Công ty Chè Mộc Châu (huyện Mộc Châu- Sơn La), vườn chè diện tích 1100ha. Ngoài ra còn một số công ty khác có vườn chè riêng song diện tích còn ít. Do vậy lượng nguyên liệu chè phải mua ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn, dẫn đến khó khăn trong khâu kiểm soát chất lượng nguyên liệu, giảm sự chủ động nguyên liệu cho chế biến.
Áp lực từ phía người tiêu dùng, trước hết là sở thích uống chè ngày nay có nhiều thay đổi. Những cách uống chè truyền thống, với ấm chén và cách pha cầu kỳ ngày ngày càng ít dần đi, thay vào đó là phong cách uống chè đơn giản, nhanh bằng những loại chè hòa tan, chè pha sẵn. Hơn nữa đối tượng thưởng thức chè cũng đã mở rộng hơn, không chỉ có những người lớn tuổi mà ngày nay, thanh niên, giới trẻ uống chè ngày càng rộng rãi. Do đó, việc đa dạng hóa sản phẩm là chiến lược theo đuổi hàng đầu của tổng công ty trong thời gian gần đây. Đặc biệt sản lượng chè của tổng công ty chủ yếu là xuất khẩu, nên áp lực từ phía khách hàng nước ngoài là rất lớn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra trong ngành kinh doanh có một thách thức rất lớn mà công ty phải đối mặt là cạnh tranh với những doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh chè. Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam cả nước ta có hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè, và hơn 1000 hộ chế biến chè. Đó là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vinatea, bên cạnh đó các loại chè hòa tan các hãng chè ngoại như Lipton, Delmah… cũng đã xâm nhập thị trường Việt Nam trong những năm gần đây và chiếm thị phần tương đối lớn. Ngoài những doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh chè thì những đối thủ tiềm ẩn đang đe dọa đến thị phần của Vinatea là những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống như café, bột dinh dưỡng…sẵn có những công nghệ dây chuyền chế biến hòa tan. Thêm nữa là sự thay thế các sản phẩm đồ uống khác. Hiện nay, Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều loại nước uống giải khát: nước cam, cocacola, pepsi cola, sữa tươi… đó là những loại nước uống có thể thay thế chè và được nhiều người tiêu dùng rộng rãi.
Trên đây là những điểm mạnh và những khó khăn thách thức mà tổng công ty chè Việt Nam đang phải đối mặt, căn cứ trên những thành tựu đã đạt được và những khó khăn ấy tổng công ty đã có những phương hướng phát triển và biện pháp khắc phục.

3.2 Phương hướng phát triển (đến 2010-2020)
Mục tiêu: Xây dựng tổng công ty chè Việt Nam nhà nước giữ cổ phần chi phối thành một Doanh Nghiệp mạnh, hoạt động đa ngành trên cơ sở ngành chè là chính, đủ mạnh để làm chủ lực cho ngành chè Việt Nam hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới.
Chính phủ, Bộ NN&PTNT và Hiệp hội chè Việt Nam đã để ra mục tiêu ổn định ngành chè Việt Nam ở mức 130-140 ngàn ha. Mục tiêu này là hợp lý, có thể hiểu là ngành chè phải phát triển theo chiều sâu (thâm canh, nâng cao chất lương và giá trị gia tăng) hơn là phát triển theo chiều rộng hiện nay (tăng diện tích, chất lượng yếu, năng lực cạnh tranh kém). Trên cơ sở đó, phấn đấu đến năm 2010 toàn ngành đạt doanh thu khoảng 250-300 triệu $ (gần bằng doanh thu từ chè của Srilanka vào năm 2005. Mức doanh thu tổng hợp từ chè và các nguồn khác vào thập niên 20 trở ra dự kiến ở mức 500-750 triệu $. Những mục tiêu này là tham vọng và phải phấn đấu quyết liệt vì tổng kim ngạch hiện nay mới đạt hơn 100 triệu $. Năng suất bình quân dự kiến khi định hình đạt 12 tấn búp tươi/ha (tức là hơn 2,5 tấn khô/ha). Mức năng suất này là tiên tiến, cao gần gấp đôi năng suất bình quân hiện nay. Việc xác định mục tiêu này là căn cứ vào mức độ năng suất đại trà của các vùng trọng điểm, việc tăng các diện tích trồng giống mới tiến bộ và việc cải tạo đất. Tổng sản phẩm đến khi định hình ước đạt 200-250 ngàn tấn, trong đó tiêu dùng trong nước khoảng 50 ngàn tấn, mục tiêu này có thể đạt được.
Chiến lược phát triển: Sản phẩm sản xuất ra để phục vụ theo nhu cầu của khách hàng, từ chỗ bán cái ta có chuyển sang bán cái khách hàng cần; từ chỗ xuất khẩu thành phẩm tiến đến xuất khẩu thành phẩm có nhãn mác và phục vụ lợi ích người tiêu dùng.
Đa dạng hóa các mặt hàng chè (đen, xanh truyền thống) có thêm chè bổ dưỡng, chè chữa bệnh,…Và các loại chè đáp ứng nhu cầu từng vùng.
Giữ vững thị trường truyền thống và bạn hàng lớn như Pkistang, Nga, Đức, Đài Loan…
Phát triển các thị trường mới như EU, Mỹ, Nhật bản và Hàn Quốc. tôn chỉ hoạt động của Tổng công ty: “ Tín nhiệm – Chất lượng – Lâu dài – Bền vững”
3.3 Một số giải pháp phát triển kinh doanh
Biện pháp thứ nhất là cải tạo hệ thống canh tác
Giải pháp căn bản là phát triển chè theo giống chè phù hợp với độ cao so với mặt biển hay cũng gọi là giải pháp khu vực hóa giống. Bên cạnh đó xác định tỷ lệ tương thích của cơ cấu giống đối với từng vùng, tiểu vùng và các vườn chè phù hợp với công nghệ chế biến. thực hiện thâm canh cao độ để thu hoạch chè đúng tiêu chuẩn Việt Nam. Khuyến khích các hệ thống canh tác theo hướng sinh học, hữu cơ, sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật theo các chuẩn mực quốc gia và quốc tế hiện hành.
Thứ hai là phát triển khu công nghiệp chế biến của tổng công ty
Vấn đề sống còn là tiêu chuẩn hóa nhà xưởng, thiết bị, vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm theo hướng hiện đại, tương thích với các chuẩn mực quốc tế. Thực hiện sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn HACCP ISO. Phát triển các loại công nghệ truyền thống Việt Nam chất lượng cao để chế biến chè đặc sản có giá trị gia tăng, có thế mạnh riêng về bí quyết công nghệ thuần dược để nâng cao sức cạnh tranh, các loại chè ướp hoa tươi, các loại chè thảo dược bổ dưỡng, chè thuốc, chè xanh các loại cũng là thế mạnh của tổng công ty. Việc phát triển công nghiệp chế biến phải gắn chặt với việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu trong một quy hoạch tổng thể chặt chẽ, để hạn chế, tiến tới xóa bỏ những sự phát triển quá nóng của các cơ sở chế biến như một thứ qui luật cứ khoảng 10-15 năm lại lặp lại.
Giải pháp thứ 3 là lựa chọn thị trường xuất khẩu và hoạt động thương mại
Giải pháp căn bản là nâng cao chất lượng để cải thiện mặt bằng giá đơn vị
(hiện giá chè Việt Nam mới chỉ đạt 50-70% mức giá bình quân quốc tế). xác định các thị trường trọng điểm quy mô lớn và lâu dài để tạo lợi thế cạnh tranh riêng. Trong thương mại chè , giải pháp cơ bản là thành lập trung tâm đấu giá chè quốc tế ( trong khuôn khổ hoạt động tài trợ của cơ quan phát triển Pháp đã được Chính phủ cho phép triển khai bước đầu từ năm 2007 mà đối tác là Hiệp hội chè Việt Nam). Hoạt động đấu giá là hoạt động phổ dụng trong thương mại chè quốc tế hiện nay.
Giải pháp thứ tư là phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ
Giải pháp cơ bản đối với khoa học công nghệ là tập trung nghiên cứu và triển khai những đề tài và dự án liên quan đến: phát triển giống mới (chất lượng cao và năng suất phù hợp); sinh hóa chế biến liên quan đến chất lượng chè thành phẩm; bảo vệ thực vật( khâu yếu hiện nay); quy hoạch diện tích, phân bổ vùng nguyên liệu và hệ thống chế biến tương thích; khoa học quản lý; hệ thống sản xuất hợp lý và hệ thống marketing cần hoàn thiện.
Về phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo cán bộ đầu ngành; công nhân kỹ thuật; ngoại ngữ; quản lý. Yếu tố kỹ thuật, đào tạo chuyên gia chuyên sâu như kỹ sư, kỹ sư trưởng quan trọng hơn là đào tạo các bậc sau đại học được quan niệm hiện nay như Tiến sĩ, Thạc sĩ.
Tăng cường hoạt động thông tin đã có truyền thống tương đối tốt và đặc biệt là hoạt động chuyển giao công nghệ đến tay người lao động và hộ gia đình.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top