hoangminh_8084

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tình huống: Vay vốn theo chương trình xoá đói giảm cùng kiệt và giải quyết việc làm của ông Hoàng Văn Bình tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội





MỤC LỤC

STT Nội dung Trang

 Mở đầu 2

I Phần thứ nhất

Thực trạng dự án vay vốn của ông Hoàng Văn Bình 4

1 Quá trình thực hiện dự án 4

2 Nguyên nhân dẫn đến dự án không trả được nợ đến hạn 5

3 Những bất cập trong quản lý và hậu quả 8

II Phần thứ hai

Phương án giải quyết 10

1 Mục tiêu xử lý tình huống 10

2 Nội dung các phương án 10

3 cách thực hiện phương án 3 14

III Phần thứ ba

Những kiến nghị về việc đổi mới chính sách cho vay giải quyết việc làm, tăng cường hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn tới 15

 Kết luận 19

 Tài liệu tham khảo 21

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Ứ NHẤT
THỰC TRẠNG DỰ ÁN VAY VỐN CỦA ÔNG HOÀNG VĂN BÌNH
1. Quá trình thực hiện dự án.
Ông Hoàng Văn Bình là cựu chiến binh thời kỳ chống Mỹ sinh sống tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Thực hiện chủ trương của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Uỷ ban nhân huyện Sóc Sơn về cho vay vốn giải quyết việc làm, năm 1999, ông Bình đã được Uỷ ban nhân dân xã Thanh Xuân giao cho làm chủ một dự án vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
Nội dung dự án: Sử dụng nguồn vốn vay để tập trung cải tạo, khai thác một số diện tích đất đai đồi núi trọc và đất đai còn hoang hoá ở địa phương để tiến hành sản xuất. Qui mô dự án bao gồm: Trồng mới 20 ha cây ăn quả (vải, nhãn); trồng mới 7 ha chè và nuôi thả cá trên diện tích mặt nước 3 ha. Tổng số vốn ông Bình được vay là 120 triệu đồng, thời hạn vay 3 năm, lãi suất 0,7 % tháng. Theo dự kiến ban đầu thì dự án sẽ thu hút từ 30 - 40 lao động tại địa phương. Ông Bình có thể trả lãi sau từng năm hay thanh toán một lần cả gốc lẫn lãi khi kết thúc dự án.
Dự án được bảo đảm bằng tín chấp của Uỷ ban nhân dân xã và đã được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội phê duyệt vào tháng 9/1999. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội giao cho phòng Kinh tế - Phát triển nông thôn huyện Sóc Sơn trực tiếp theo dõi dự án và phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các nội dung tới chủ dự án. Phòng Kinh tế - Phát triển nông thôn huyện Sóc Sơn đã cử cán bộ phối hợp cùng Kho bạc Nhà nước huyện Sóc Sơn thẩm định lại dự án. Sau khi dự án được thẩm định, Kho bạc nhà nước huyện Sóc Sơn đã cấp phát trực tiếp số tiền vay một lần cho chủ dự án vào ngày 16/9/1999.
Sau khi nhận được vốn, ông Bình đã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của dự án. Cuối năm thứ nhất (2000), ông Bình đã đến Kho bạc Nhà nước huyện Sóc Sơn thanh toán khoản lãi của năm đầu tiên. Đến cuối năm thứ hai (2001), với lý do việc sản xuất gặp khó khăn do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, ông Bình đã xin hoãn nợ và chuyển sang thanh toán khi kết thúc dự án. Thực trạng quá trình sử dụng vốn của ông Hoàng Văn Bình như sau:
(Đơn vị tính: 1.000 đồng)
TT
Năm
Vốn
Tổng thu
Lãi phải trả
Số tiền đã thanh toán
Số tiền còn nợ
1
2000
120.000
25.000
10.080
10.080
120.000
2
2001
120.000
10.050
10.080
0
130.080
3
2002
130.080
45.000
10.926
30.000
111.006
Bảng: Quá trình sử dụng vốn của ông Hoàng Văn Bình
Như vậy, đến thời hạn kết thúc dự án (tháng 9/2002), chủ dự án chỉ thanh toán được 30 triệu đồng, số tiền gốc vay và toàn bộ tiền lãi là 111 triệu đồng phải chuyển sang nợ quá hạn. Qua kiểm tra, xem xét thực tế thì dự án này chỉ thu hút được 15 lao động, có thu nhập hạn chế và không đủ khả năng trả nợ.
2. Nguyên nhân dẫn đến dự án không trả được nợ đến hạn.
Ban đầu việc triển khai dự án diễn ra thuận lợi. Các diện tích đất đai đã được chủ dự án tập trung lao động và vốn để thực hiện trồng chè, vải, nhãn, diện tích ao hồ được cải tạo lại và thả cá. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án đã nảy sinh một số vấn đề khó khăn:
- Vào cuối năm 2000, với chủ trương đẩy mạnh công tác thương mại của huyện, Uỷ ban nhân dân huyện Sóc Sơn đã ra quyết định thu hồi 3,5 ha đất nằm trong khu đất sản xuất của dự án để xây dựng và mở rộng một hệ thống chợ hiện đại. Số diện tích này chủ dự án chưa làm đầy đủ thủ tục giao nhận đất, chưa được cấp quyền sử dụng đất tại thời điểm thu hồi đất nên đã không được đền bù. Trên diện tích này, ông Bình đã tiến hành trồng vải nhưng chưa đến thời kỳ thu hoạch, do đó số tiền đền bù năng suất cho cây vải là rất thấp. Việc này đã gây thiệt hại cho ông Bình khoảng 23 triệu đồng.
- Dự án lập từ tháng 2/1999 nhưng mãi tháng 9/1999 mới được phê duyệt và thực hiện. Lúc này do điều kiện thời tiết nắng nóng, không phù hợp với việc trồng cây nên một số cây mới trồng bị chết 20%, gây thiệt hại trực tiếp đến nguồn vốn đầu tư ban đầu và ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch. Việc phê duyệt dự án do nhiều cơ quan, nhiều cấp tham gia gây chậm trễ, lỡ thời vụ làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.
- Trong thời gian thực hiện dự án, cây vải và cây nhãn nằm trong khu sản xuất bị nhiễm sâu bệnh gây hại với tỷ lệ hại cao, trong khi đó chủ dự án do hiểu biết hạn chế nên hiệu quả phòng trừ sâu bệnh thấp. Thiệt hại do sâu bệnh gây ra trên nhãn và vải trong hai năm 2001, 2002 đã làm cho chủ dự án bị mất 30 - 35 % sản lượng thu hoạch. Hơn nữa, trong thời gian đầu (năm 2000), do không chăm sóc tốt nên một số diện tích nhãn vải của dự án còi cọc, phát triển không tốt gây ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch.
- Đối với việc thả cá thì vào mùa mưa bão năm 2001 do gặp bão lớn, chủ dự án lại chưa có nhiều kinh nghiệm, hồ nuôi cá đã bị nước tràn bờ, gây thất thoát khoảng 35 % sản lượng cá dẫn đến nguồn thu từ việc nuôi cá không đủ bù đắp chi phi ban đầu. Đây là nguyên nhân khách quan song chủ dự án cũng chủ quan, chưa chuẩn bị kỹ để có thể đối mặt với thiên tai.
- Mặt khác, trong thời gian này, nhiều địa phương lân cận đã tiến hành mở rộng diện tích trồng các loại cây vải, nhãn (Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam,...). Tại thời điểm năm 2001 và 2002, lượng vải xuất khẩu đi Trung Quốc nhiều dẫn đến tình trạng bị ép giá, giá vải xuống thấp chỉ còn 2000 - 3000 đồng/1kg bán buôn nên dự án không đủ khả năng trả nợ. Trong khi đó, việc qui hoạch, đầu tư xây dựng mạng lưới chế biến rau quả sau thu hoạch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nền sản xuất hàng hoá của vùng nông thôn. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc của địa phương chưa phát huy tác dụng bảo hộ sản xuất của nông dân một cách có hiệu quả.
- Về cây chè do không hợp đất đai và điều kiện tiểu khí hậu ở địa phương nên đã bị chết nhiều. Trong tổng số 7 ha chè ban đầu đã có gần 3 ha chè bị chết, diện tích còn lại thì cây chè còi cọc, sâu bệnh phát sinh gây hại nặng làm giảm đáng kể năng suất chè khi thu hoạch. Ởở địa phương không có cơ sở chế biến chè, chủ dự án chỉ bán sản phẩm dưới dạng chè tươi hay dạng sơ chế với giá thu mua rất rẻ, thu nhập không đáng kể. Nguyên nhân này là do việc xây dựng dự án vật nuôi, cây trồng chưa thật phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương dẫn đến mức khả thi của dự án không cao.
- Thời gian sinh trưởng của cây vải và nhãn dài, 3 năm là thời gian quá ngắn chưa đủ để thu hồi vốn vay. Nguyên nhân này là do sự chuẩn bị của chủ dự án chưa tốt, chưa tìm ra loại cây trồng thích hợp với điều kiện của dự án nên hiệu quả không đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra. Chủ dự án có ý định sử dụng nguồn lợi thu dược từ cây chè và nuôi cá để bổ sung, bù chi phí sản xuất cho cây nhãn, vải là cây lâu năm có thời gian thu hồi vốn dài. Nhưng trên thực tế, việc trồng chè và nuôi cá cũng gặp nhiều khó khăn bất lợi (cả chủ quan lẫn khách quan) nên đã không đáp ứng được mục đich này.
- Trình độ của chủ dự án còn hạn chế. Khi công việc sản xuất gặp k...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tình huống dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Tình huống hiện tại của Starbucks? Nó có bỏ chính sách mở rộng thị trường không? Công ty đối Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Tiểu luận Khái niệm và ý nghĩa của bảo trợ xã hội, bài tập tình huống Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Tiểu luận Bảo hiểm thất nghiệp và tình huống Tài liệu chưa phân loại 3
J [Free] Tiểu luận Xây dựng một tình huống liên quan đến việc hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Tiểu luận Tìm hiểu vấn đề an sinh xã hội và giải quyết bài tập tình huống Tài liệu chưa phân loại 0
Q [Free] Tiểu luận Khái niệm và ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp, giải quyết tình huống Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Tiểu luận Phân tích vai trò và ý nghĩa của an sinh xã hội, giải quyết tình huống Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Xây dựng tình huống có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe của ng Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động, kèm tình huống Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top